Sinh [Sinh 11] Game về động vật

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vitconxauxi_vodoi

nhenchuong.jpg


Tiếp nhé ;)
p/s:nicolat nếu muốn bỏ hình vào bài viết thì tham khảo ở đây nhé :D
http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=935979&postcount=24
 
N

nicolat12

thanks chị vit
con này hình như là nhện nước
thông tin:
Tên khoa học là Lycosa psseudoannulata, có 8 chân cao như gọng vó, trên lưng có màu xám hoặc xanh đen, có hình cái nĩa màu trắng trên lưng. Nhện nước làm tổ trong những đám cỏ, rơm rạ mục trong ruộng lúa ngập nước hay ruộng cạn. Con cái thường đẻ khoảng 200 - 600 trứng trong 3 - 4 tháng vòng đời của chúng, mỗi lần đẻ 80 trứng trong một ổ và vác ổ trứng trên lưng.

Khi ruộng lúa xuất hiện bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá hoặc rầy nâu, chúng tìm đến dùng vòi hút chất dinh dưỡng bên trong con mồi. Gặp trứng của rầy nâu, chúng ăn từ 5-15 trứng/ngày. Mật độ nhện càng tăng khi số sâu hại tăng, khống chế được sâu hại không tăng quá lớn để phá hại cây trồng.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Thông tin vịt thu thập được đây:
Nhện nước hay còn gọi là nhện chuông lặn được tìm thấy ở Bắc, Trung Âu và Bắc Á. Chúng dành cả cuộc đời của mình sinh sống dưới mặt nước.

Nó là một loài động vật chân đốt biết lặn rất giỏi, tốc độ dưới nước có thể đạt 2,3-3,5 cm/giây với độ dài cơ thể từ 1,5-1,7 cm. Chúng thường tập trung ở những khu vực gần các nhà máy nước, trước khi xuống nước, chúng tự tạo cho mình một túi khí đặc biệt ở phía sau để lấy oxi phía trên mặt nước và giúp chúng sống sót khi lặn ở dưới nước.
Argyroneta được xem là không có hại cho con người. Con mồi chủ yếu là tôm càng nhỏ và ấu trùng, côn trùng. Tuy không nguy hiểm nhưng vết cắn ấy có thể gây cho con người sự khó chịu.
Tiếp nhé ;)

010511nhen12.jpg
 
T

thaonhib4

Đây là Nhện cua tường (Selenopidae)

Đa phần nhện cua tường sống ở tiểu vùng sa mạc Sahara - châu Phi. Thân hình chúng rất

phẳng với 4 cặp mắt nhanh nhạy và rất khó để tóm được. Màu sắc bên ngoài giúp chúng

khó bị phát hiện hơn. Ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trên tường hay dưới những hòn đá.
 
Last edited by a moderator:
T

thaonhib4

Tiếp nha cả nhà, con nì dễ :p

srv_thumb.ashx


Ngôi nhà lấy mô hình từ con vật trên đẹp quá trời lun @-) chị muốn ở đó ;)) ;)) vịt à

232.jpg
 
V

vitconxauxi_vodoi

Ốc Anh Vũ à chị :-?
Cái con này hình như sinh 7 em học rồi thì phải
Nếu phải thì đây là một số thông tin:
Ốc anh vũ (danh pháp khoa học: Nautilus pompilius), sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ốc anh vũ là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể) rất cổ xưa, đến nay đã trải qua cuộc đời dâu bể 350 triệu năm. Nó là một trong 4 loài ốc anh vũ của chi Nautilus còn sinh tồn nên được coi là một dạng hóa thạch sống, đồng thời nó cũng là loài điển hình của chi Nautilus và họ Lautilidae. Đây cũng là loài duy nhất bắt gặp tại Việt Nam
Ốc anh vũ có chiếc vỏ cứng rất đẹp, bên ngoài có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc long lanh, có thể được coi là thứ đồ trang sức đẹp. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng 2 bên. Từ trung tâm vỏ óc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí, cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông, dùng để điều tiết sự phân bố khí, làm cho ốc nổi hoặc chìm.
Ốc anh vũ có chiếc vỏ cứng rất đẹp, bên ngoài có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc long lanh, có thể được coi là thứ đồ trang sức đẹp. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng 2 bên. Từ trung tâm vỏ óc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí, cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông, dùng để điều tiết sự phân bố khí, làm cho ốc nổi hoặc chìm.
Ốc anh vũ là loài động vật chân đầu(Cephalopoda) cổ nhất còn lại. Quanh miệng ốc và 2 cạnh đầu có 90 xúc tu, trong đó có 2 cái chập lại rất dày, sau khi co vào vỏ nó bít miệng lại để tự vệ. Khi vồ mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu đều co vào trong vỏ, chỉ để lại một vài cái cảnh giới. Nó còn có một phễu phun nước cấu tạo bởi 2 mảnh cơ hợp lại.
Nó có thể tự do điều tiết sự phân bố khí trong buồng khí của cơ thể để điều khiển sự chìm nổi, lại có thể phun nước qua chiếc phễu để di chuyển trong làn nước xanh, rất giống sự hoạt động của một tàu ngầm. Người ta gọi nó là tàu ngầm sống.
Ốc anh vũ thường nằm phục dưới đáy biển sâu, nó bò bằng xúc tu, phục kích trong đá san hô và đá; đôi khi phun phễu để di chuyển. Nhất là vào những lúc sau cơn bão vào buổi chiều, chúng kéo đàn nổi lên mặt nước, nhưng chỉ một lát rồi lại trở về đáy biển.
p/s:Em cũng muốn ở đó chị thaonhi ạ


 
V

vitconxauxi_vodoi

Cá đĩa hả bạn?:-?
Nếu đúng thì đây là một số thông tin về chúng :
Cá đĩa (người miền Nam gọi là cá dĩa) (danh pháp khoa học: Symphysodon, tên tiếng Anh thông dụng là discus fish, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae (Rô phi vốn là họ cá có rất nhiều loài đẹp). Người Hoa gọi cá đĩa là "Ngũ Sắc Thần Tiên" và tôn nó là "Nhất Đại Mỹ Ngư" tức là cá đẹp nhất trong các loài cá nuôi để làm cảnh.
Cá đĩa có thân hình trơn láng. Cá đĩa được chia ra 2 chủng loại chính đó là cá đĩa Hoang và cá đĩa thuần chủng. Cá đĩa hoang thì có 4 dòng chính đó là: Cá đĩa Heckle, cá đĩa nâu (brown discus), cá đĩa xanh Dương (blue discus)và cá đĩa xanh lá (green discus). Phần còn lại thuộc họ nhà cá đĩa điều do những nghệ nhân chơi cá Lai tạo thành, Giống thông thường của giòng cá lai tại dược gọi là cá đĩa bông xanh (turquoise)và hiện nay giống mới nhất là cá bạch tạng (snow white hoặc albino white).

Thức ăn của cá đĩa trong môi trường nuôi nhân tạo thường là trùn đỏ, trùn chỉ, bo bo, lăng quăng hay tim gan bò băm nhuyễn. Cá đĩa không kén ăn, nhưng tương đối khó nuôi vì cá chỉ sống mạnh khỏe ở một môi trường nước thật sạch, độ pH từ 5,5 đến 6,5 đến hơi chua, nước mềm và ở điều kiện nhiệt độ từ 28 đến 32 độ C. Người ta dựa vào những tiêu chuẩn này để làm bể nuôi cá đĩa cho thật phù hợp để cá sống mạnh khỏe.
Cá trưởng thành có kích thước từ 15 cm đến 20 cm, thân hình có dạng tròn như chiếc đĩa, rất dẹp, miệng nhỏ, mang nhỏ và sống hiền hòa theo bầy đàn trong tự nhiên.
Giống cá này cho sinh sản trong điều kiện nhân tạo rất khó thành công. Cá sinh sản đã khó do giữ trứng rất kỹ, lại hay ăn trứng nếu như cảm thấy xung quanh nó nguy hiểm hay nhiều người qua lại, cá bột yếu ớt và hao hụt rất nhiều. Mỗi chu kỳ sinh sản mặc dù cá đĩa có thể đẻ khoảng 200 đến 400 trứng, nhưng khi đàn cá bột lớn cỡ 2 cm thì chỉ còn lại 30 đến 40 con là điều bình thường nếu không muốn nói là đã đạt tiêu chuẩn cho một lứa đẻ của cá đĩa.Trứng được tưới tinh có màu trong suốt, trứng không thụ tinh có màu trắng đục, tấy gòn. Sau 36-48 giờ, trứng thụ tinh chuyển sang màu đen. Số không được thụ tinh sẽ chuyển sang màu trắng trong 24h. Ở 30 độ C trứng nở trong vòng 60-72 giờ. Trong lúc này cá bố và cá mẹ thay phiên nhau quạt nước cho trứng để có đủ độ thoáng khí. Tỉ lệ trứng nở từ 60% đến 80% với nhiệt độ 28độ C, và 20-50% với nhiệt độ trên 30 độ C. Nếu cá đẻ lứa đầu tiên thì 90% số trứng đó sẽ không nở và bị cá cha mẹ ăn hết vì cá đực hoặc cái chưa thuần thục kỹ năng sinh sản, nên chờ lứa tiếp theo.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Họ Bách thanh (danh pháp khoa học: Laniidae) là một họ chim trong bộ Sẻ (Passeriformes), được biết đến vì hành vi bắt côn trùng, các loài chim hay động vật có vú nhỏ và xiên chúng trên các cành cây có gai. Điều này giúp chúng khoét phần thịt của con mồi thành các mẩu nhỏ với kích thước thuận tiện hơn, cũng như có tác dụng làm "tủ đựng thức ăn" để sau đó chúng có thể quay trở lại để ăn tiếp. Họ này bao gồm các loài chim cỡ nhỏ và trung bình. Cơ thể chắc, đầu to. Mỏ bách thanh điển hình có dạng móc câu với mút mỏ trên cong và có một hay hai mấu răng sắc, tương tự như của các loài chim săn mồi khác, phản ánh đúng bản chất ăn thịt của chúng. Chân khoẻ, có mép sau giò trơn, ngón chân khoẻ, có móng sắc để giữ con mồi. Chim trống và chim mái nói chung có màu lông giống nhau. Chim non có lông nhạt hơn, thường có vằn hay vạch. Các loài bách thanh sống ở cây bụi, đồng ruộng, bãi cỏ. Một số sống ven rừng và vườn. Tổ hình chén, mỗi lứa đẻ 3-7 trứng. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là bách thanh, chàng làng, quích.

Phần lớn các loài bách thanh sinh sống tại đại lục Á-Âu và châu Phi, nhưng có 2 loài ở Bắc Mỹ là bách thanh đầu to và bách thanh xám lớn. Không có thành viên nào của họ này sinh sống tại Nam Mỹ hay Australia.

Một vài loài bách thanh còn gọi là "chim đồ tể" do hành vi giữ lại xác chết của chúng. Các loài chim đồ tể (Cracticus spp.) ở Australia không phải là bách thanh, mặc dù chúng chiếm hốc sinh thái tương tự. Một vài loài bách thanh châu Phi còn gọi là chim fiscal, có nguồn gốc từ tiếng Afrikaan để chỉ người treo cổ phạm nhân là fiskaal.
~>Đáp án:Chim Bách Thanh đúng không marucohamhoc?
Tiếp nào mọi người ;)

tim-hieu-ve-chim-bim-bip-1.jpg
 
H

happy.swan

Chim bìm bịp
Bìm bịp có màu lông giống nhau ở chim trống và chim mái. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ au, đôi chân đen bóng.Ở tuổi trưởng thành, chim trống thường nhỏ hơn chim mái( 8/10). Từ chót mỏ đến chót đuôi dài 35 – 38cm. Mỏ cong dài 3,5cm. Lúc xếp lại cánh dài 16 – 18cm. Đuôi dài 18 – 20cm. Nhìn bên ngoài thân dày 8 – 9cm. Bàn chân bốn ngón sắp xếp đặc trưng cho một số loài chim chuyên ăn rắn, phía trước và sau đối xứng nhau, một cặp ngắn, một cặp dài.Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “ Bìm bịp kêu chiều… “, “ Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các giai điệu ca cổ là không phải ngẫu nhiên.
 
V

vitconxauxi_vodoi

72252755_74d9c5101c.jpg

~>Tiếp nhé ;)
Vịt rất thích tên con chim này vì tên của chị em vịt ghép thành tên của nó :x
 
H

hailixiro142

72252755_74d9c5101c.jpg

~>Tiếp nhé ;)
Vịt rất thích tên con chim này vì tên của chị em vịt ghép thành tên của nó :x

hê hê, lộ đáp án rồi nhé! Vịt tên Mai ~~~> con này là chim Mai Hoa
đúng ko nà?
lâu rôi ko vào đây....
_________________

Mai hoa (danh pháp hai phần: Amandava amandava) là một loài chim thuộc họ chim di. Chim mai hoa thường gặp trên các cánh đồng và trảng cỏ nhiệt đới ở châu Á.
Phân bố
Chim mai hoa phân bố ở khu vực thung lũng sông Ấn ở Pakistan cho đến khu vực Brahmaputra ở phía nam bán đảo Ấn Độ. Chúng kiếm ăn trên các cánh đồng gần nguồn nước. Loài này có bốn khu vực tập trung: Khu vực chính ở Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal và Pakistan; nhóm thứ hai được gọi là flavidiventris (có ở Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam); nhóm thứ ba ở Java được gọi là punicea còn nhóm decouxi có ở Campuchia.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Chuẩn chị ạ...;)) Vì con này em thấy hứng nên mới lộ đáp án đấy chứ ;)
Một số thông tin về nó đấy:
Hoa mai là chim có thân hình nhỏ nhắn, màu đỏ đặt trưng và giọng hót khá hay hơn nhiều loài Finch khác , chúng thường hót thành từng tràng vào buổi sớm mai như báo hiệu cho một ngày mới đây cũng là tập tính của loài này .
chim dễ nuôi thức ăn gồm :hạt kê, hạt cải, hạt mè, mai mực, khoáng chất và rau xanh….Thông thường chim mua ngoài tiệm về chúng chỉ ăn hạt kê còn những thứ khác không màng đến nhưng đến mùa sinh sản chúng tự ăn nhiều thứ kể cả sâu và trứng kiến để nuôi con.
Mùa chim sinh sản từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm , mỗi cặp Mai hoa có thể đẻ 3 lần trong năm trên cùng một tổ lúc này chim trống có bộ lông đỏ đẹp nhất để kết đôi. Tổ thường có khoảng 4-6 trứng , trứng có màu hồng huyết ,sau 12-13 ngày trứng nỡ chim trống và mái thay phiên ấp và nuôi con khá tốt .
Đáp án của em cho câu hỏi của chị hailixiro142:Cá lia thia,chị cung cấp thông tin về chúng đi
Tiếp nhé ;)

9125db6360f76af4d54ac9f4c0db545f.jpg
 
D

ducdao_pvt

Tiếp nhé ;)
9125db6360f76af4d54ac9f4c0db545f.jpg


Chim cổ rắn là các loài chim trong họ Anhingidae, bộ Chim điên (trước đây xếp trong bộ Bồ nông). Hiện nay còn tồn tại tổng cộng 4 loài trong một chi duy nhất, một trong số đó hiện đang ở tình trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng. Chúng được gọi là chim cổ rắn là do chúng có cổ dài và mảnh dẻ, tạo ra bề ngoài tương tự như những con rắn khi chúng bơi với phần thân chìm dưới mặt nước.

Chim cổ rắn là các loài chim lớn. Con trống có bộ lông màu đen hay nâu sẫm, mào mọc thẳng đứng trên đầu và mỏ lớn hơn của con mái. Chim mái có bộ lông nhạt màu hơn, đặc biệt là trên cổ và các phần dưới. Cả chim trống và chim mái có các chấm màu xám trên các lông vai dài và các lông vũ của mặt trên các cánh. Mỏ nhọn có các gờ răng cưa. Các chân chim cổ rắn có màng bơi, ngắn và ở gần phần cuối của thân. Bộ lông của chúng có thể thấm nước, tương tự như của chim cốc nên chúng phải rũ cánh để làm khô sau khi bơi lặn. Các tiếng kêu của chúng bao gồm các tiếng kêu ríu rít hay rất huyên náo khi chúng bay hoặc đậu. Trong mùa động dục, các con trưởng thành đôi khi có tiếng huýt gió như quạ kêu.

Chim cổ rắn sinh sống ở khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống trong môi trường nước ngọt hoặc lợ và có thể tìm thấy trong các hồ, sông, đầm lầy, cửa sông, vịnh, phá và các cánh rừng đước ngập nước. Chúng có xu hướng tụ tập thành bầy đôi khi tới 100 con nhưng lại có đặc tính chiếm cứ lãnh thổ khá cao khi vào mùa sinh sản. Phần lớn là sống tĩnh tại và không di cư, tuy nhiên các quần thể lớn có thể có hiện tượng di cư.

Thức ăn chủ yếu của chim cổ rắn là cá. Chúng dùng các mỏ nhọn của mình để xiên con mồi khi chúng lặn xuống dưới nước. Chúng có thể phóng mỏ của chúng về phía trước tương tự một mũi giáo. Chúng cũng ăn cả các động vật lưỡng cư như ếch và sa giông, các loài động vật bò sát như rắn và rùa cũng như các động vật không xương sống như côn trùng, tôm tép và các động vật thân mềm khác. Các loài chim này dùng chân của chúng để di chuyển dưới nước, đuổi theo và phục kích con mồi. Sau đó chúng đâm vào con mồi, chẳng hạn cá, để đem nó lên trên bề mặt nước, tung nó trong không gian để bắt và nuốt.

Chim cổ rắn là động vật có quan hệ tình dục kiểu một vợ-một chồng và chúng cặp đôi trong mùa sinh sản. Chúng có nhiều kiểu thể hiện khả năng để tìm kiếm bạn tình, bao gồm việc các con trống khoe mã để hấp dẫn con mái, các thể hiện chào mừng giữa con trống với con mái và các thể hiện liên kết cặp giữa các cặp. Trong mùa sinh sản, các túi nhỏ dưới cổ chúng đổi từ màu hồng hay vàng sang màu đen và phần da trên mặt chuyển từ màu vàng hay vàng-lục sang màu xanh thổ. Thông thường chúng giao phối và sinh sản theo từng bầy.
Sinh sản có thể diễn ra thành mùa hoặc quanh năm và thay đổi theo khu vực địa lý. Tổ của chúng được làm từ các cành cây non và được xây trên các ngọn cây hay trong các đám lau sậy, thường gần mặt nước. Ổ trứng có từ 2-6 trứng (thông thường khoảng 4) với vỏ màu lục nhạt, được ấp trong khoảng 25 - 30 ngày. Trứng nở không đồng thời. Cả chim bố và chim mẹ cùng chăm sóc các con và con non thuộc loại không tự kiếm mồi sớm được. Chúng đạt độ tuổi trưởng thành sau khoảng 2 năm. Nói chung chim cổ rắn có thể sống khoảng 9 năm.

Họ chim này có quan hệ họ hàng rất gần với các họ khác trong bộ Bồ nông (Pelecaniformes). Hiện nay, nói chung người ta công nhận có 4 loài còn sinh tồn trong cùng một chi với danh pháp khoa học Anhinga. Chim cổ rắn phương đông là loài cận mức nguy hiểm. Sự phá hủy môi trường sinh sống cùng với các sự can thiệp khác của con người là những nguyên nhân chính làm cho số lượng của loài này bị suy giảm.
 
0

0872

Đây là chim vàng anh
Chim Vàng anh là loài chim di cư, mùa hạ di cư đến Châu Âu và tây Châu Á, mùa đông đến vùng nhiệt đới
Chúng làm tổ trên cây và đẻ từ 3-6 quả trứng. Thức ăn chủ yếu là côn trùng và quả.
Chúng còn là một loài chim có bộ lông đẹp (vàng và đen) nhưng lại khá nhút nhát và thậm chí cả chim trống cũng khó phát hiện trong những tán lá
Kiểu bay lượn của chúng như ở loài chim hét, thẳng và mạnh với một độ nghiêng nhỏ trên một khoảng cách lớn

Tiếp :D
2693.JPG

Con gì đây nhỉ :-/
 
Last edited by a moderator:
T

thaihang99

Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti) được phát hiện ở Việt Nam năm 1927, thuộc Họ Sẻ Đồng Fringillidae, Bộ Sẻ Passeriformes. Chúng chuyên ăn các loài côn trùng, cào cào, châu chấu, chuyên kiếm ăn và làm tổ ở các khu vực rừng thông trên núi cao, nhất là ở rừng thông tự nhiên lâu năm trong vùng Langbian - Đà Lạt.

Một số nơi khác có thể tìm thấy chúng là huyện Lạc Dương và Di Linh (tỉnh Lâm Đồng), nơi có độ cao khoảng 1200m trở lên.

Tiếp con này nè:
20120521120001_2.jpg
 
H

happy.swan

cá băng
Vùng biển Nam cực còn là “ngôi nhà” của cá băng (icefish) – loài cá có thể nhìn xuyên qua cơ thể trong suốt, bên trong cơ thể chúng có chất glycoprotein chống đông - thay vì có các tế bào máu như các loài cá bình thường - giúp chúng sống được trong những dòng nước lạnh giá Nam cực.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom