Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
L

linh030294

các ion muối khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cách chủ động và thụ động. Hãy phân biệt hai cách hấp thụ này.?
(*) Trả lời :
Hấp thụ muối khoáng
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo hai cơ chế :
- Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nồng độ thấp.
- Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
 
L

linh030294

hãy giải thích tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra đối với cây thân thảo và cây thân bụi thấp?(ko biết câu này đã có trong pic chưa)

(*) Trong học mãi đã trả lời rồi , lần sau trước khi đặt câu hỏi nên tìm xem đã nhé !

Bạn có thể xem : tại đây
 
H

hardyboywwe

câu hỏi:nếu ta cắt bỏ tuyến tụy rồi sau đo tiêm hormon insulin vào cơ thể thì con vật sẽ chết trong thời gian ngắn,giải thích vì sao?
 
L

linh030294

câu hỏi:nếu ta cắt bỏ tuyến tụy rồi sau đo tiêm hormon insulin vào cơ thể thì con vật sẽ chết trong thời gian ngắn,giải thích vì sao?

(*) Trả lời :
Thí nghiệm cắt bỏ tuyến tuỵ, trường hợp nhược năng tuyến, gây rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protein, con vật sút cân, ăn khỏe, uống khỏe (khát), *** nhiều, pH giảm (ngả về acid). Đường huyết tăng cao đến 5-6%, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng tăng tới 20- 30g/24giờ. Glycogen dự trữ giảm, gọi là hội chứng *** tháo đường (Diabet). Chuyển hóa lipid ngưng ở các giai đoạn trung gian (hậu quả của rối loạn chuyển hóa glucid), lipid và cholesterol huyết tăng, xuất hiện các thể cetonic, máu nhiễm acid mạnh. Rối loạn chuyển hóa glucid và lipid làm thiếu năng lượng cung cấp, cơ thể phải huy động protein để bù đắp làm teo cơ, gầy, cân bằng nitơ âm.
 
L

linh110

Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng đối với môi trường sống?
Ah cho em hỏi luôn , cái thi IQ ak , em chỉ mới học lớp 10 , em được tham gia ko? sợ đấu không lại mấy anh chị
 
L

linh110

RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3)
Mn thi đông vui quá , chán nhể
 
C

canhcutndk16a.

RQ là gì và ý nghĩa của nó?
Xác định RQ của glucozo, glixerin (C3H8O3)
Mn thi đông vui quá , chán nhể
RQ là hệ số hô hấp, tức là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 hút vào khi hô hấp.
Ý nghĩa : Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp và tình trạng của cây.
RQ (glucozơ )=1
RQ(Glixêrin) = 0,86
 
C

canhcutndk16a.

Chứng minh sự đồng hóa cacbon trong quang hợp của cây xanh là một quá trình sinh lí thể hiện sự thích nghi của chúng đối với môi trường sống?
- Quá trình đồng hóa cacbon ở thực vật xảy ra trong pha tối của quang hợp, trong chất nền của ti thể.
- Là quá trình bao gồm các phản ứng hóa học không có sự tham gia trực tiếp của as nhưng sử dụng các sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các hợp chất hữu cơ.
-Do sống ở vùng nhiệt đới có cường độ as lớn hơn nhóm thực vật C4 cố định CO2 ở thịt lá làm kho dự trữ, CO2 được chuyển vào lục lạp ở tế bào bao quanh bó mạch và đi vào chu trình Canvin nhằm khắc phục hiện tượng hô hấp sáng làm tiêu hao năng lượng vô ích.
- Nhóm thực vật C3 thường phân bố ở vùng ôn đới nên không có đặc điểm này.
- Đối với thực vật mọng nước: do sống ở nơi khô hạn nên có sự phân chia cố định CO2, ban đêm hấp thụ CO2, ban ngày khử thành chất hữu cơ, thể hiện đặc điểm thích nghi về mặt sinh thái nhờ đó đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước hay lỗ khí đóng vào ban ngày.
 
H

hardyboywwe

hãy nêu các quá trình tái hấp thụ nước và tái hấp thụ các chất hòa tan ở thận?
 
C

canhcutndk16a.

hãy nêu các quá trình tái hấp thụ nước và tái hấp thụ các chất hòa tan ở thận?

Tài liệu này nói khá chi tiết:

*Quá trình tái hấp thu được thực hiện ở ống thận. Trong quá trình này toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể đều được tái hấp thu trở lại máu. Có những chất được tái hấp thu hoàn toàn, có những chất được tái hấp thu một phần hoặc phần lớn, có những chất không được tái hấp thu vì đó là chất không cần thiết cho cơ thể. Tại ống thận có cả cơ chế vận chuyển tích cực và khuếch tán thụ động.

*Khi các chất từ lòng ống thận được hấp thu vào dịch gian bào.Từ dịch gian bào các chất (nước và các chất hoà tan trong nước) vào máu theo sự chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh và áp lực keo: tại mao mạch ống thận có áp lực keo là 32mmHg, áp lực thuỷ tĩnh là 13mm Hg. Như vậy áp lực giữ nước lại là 32 - 13 = 19 (mmHg). Tại dịch gian bào có áp lực keo là 15mm Hg, áp lực thuỷ tĩnh là 6mmHg. Như vậy áp lực giữ nước là 15-6 =9 (mmHg). Thực tế sự chênh lệch áp lực giữa máu mao mạch ống thận và dịch gian bào ống thận là 19 - 9 = 10 (mmHg). Nhờ có áp lực này mà nước và các chất hoà tan trong nước được chuyển từ dịch kẽ vào máu mao tĩnh mạch ống thận, rồi theo tuần hoàn chung đi khắp cơ thể.


*Tái hấp thu ở ống lượn gần.
Nhìn chung có khoảng 80% các chất và nước được tái hấp thu ở ống lượn gần. Vì vậy khi ra khỏi ống lượn gần để vào quai Henle, nước tiểu vẫn đẳng trương mặc dù đã mất rất nhiều nước và ion Na+.
- Tái hấp thu glucose.
Glucose được tái hấp thu hoàn toàn theo cơ chế vận chuyển tích cực ở ống lượn gần khi nồng độ glucose máu thấp hơn ngưỡng glucose của thận. Khi nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận (>1,7g/l) thì glucose không được tái hấp thu hoàn toàn, một phần glucose có trong nước tiểu, mặc dù ống lượn gần đã có khả năng tái hấp thu glucose cao hơn khi nồng độ glucose bình thường trong máu.
- Tái hấp thu HCO3-.
HCO3- được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn gần, có một phần ở ống lượn xa. Sự tái hấp thu HCO3- theo cơ chế vận chuyển tích cực, có liên quan chặt chẽ với carboanhydrase (C.A), cũng có một phần HCO3- được tái hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động.
-Trong lòng ống lượn gần: HCO3- + H+ ® H2CO3 ® CO2 + H2O.
CO2 khuếch tán vào trong tế bào ống lượn gần và CO2 + H2O CA HCO3- + H+. ion H+ được vận chuyển tích cực vào lòng ống lượn còn HCO3- được chuyển vào dịch gian bào cùng với Na+. Như vậy HCO3- theo cơ chế vận chuyển tích cực không phải chính HCO3- mà thông qua sự khuếch tán của CO2 được tạo thành từ HCO3-.
Trong 24 giờ có 4000 mEq HCO3- bị lọc vào dịch siêu lọc, nhưng chỉ có 1-2 mEq HCO3- bị thải ra ngoài. Có tới 99,9% HCO3- đã được tái hấp thu.
- Tái hấp thu protein và acid amin.
Protein phân tử lượng nhỏ và acid amin được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích cực. Protein gắn trên màng đỉnh và được chuyển vào trong tế bào theo cơ chế "ẩm bào". Các protein trong "túi" bị các enzym thuỷ phân thành acid amin. Các aid amin này được vận chuyển qua màng đáy vào dịch gian bào theo cơ chế khuếch tán có chất mang. Các acid amin tự do trong lòng ống lượn được vận chuyển tích cực nhờ chất tải đặc hiệu qua màng đỉnh.
- Tái hấp thu K+, Na+ và Cl-.
Ion K+ được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần theo cơ chế vận chuyển tích cực. Ion Na+ được tái hấp thu tới 65% theo cơ chế khuếch tán có gia tốc ở màng đỉnh, vận chuyển tích cực ở màng đáy và màng bên. Ion Cl- được tái hấp thu theo gradient điện tích.
- Một số gốc sunfat, phosphat, nitrat... được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực.
- Tái hấp thu urê.
Khi các ion được tái hấp thu, đặc biệt là các ion có tính thẩm thấu cao như Na+, làm cho nước được tái hấp thu theo. Như vậy nồng độ urê trong ống lượn gần sẽ cao hơn nồng độ urê trong dịch gian bào. Vì vậy urê khuếch tán vào dịch kẽ, rồi vào máu, theo gradient nồng độ tới 50-60%.

* Tái hấp thu ở quai Henle.
Quai Henle có hai nhánh: xuống và lên ngược chiều nhau. Sự cấu tạo của hai nhánh cũng khác nhau. Nhánh xuống và phần đầu nhánh lên mỏng. Phần cuối nhánh lên dày. Phần đầu nhánh lên có tính thấm Na+, urê, nhưng không thấm nước. Na+được tái hấp thu thụ động vào dịch gian bào. Phần cuối nhánh lên không tái hấp thu thụ động Na+ mà lại vận chuyển tích cực Na+. Dịch gian bào quanh quai Henle rất ưu trương, nhất là vùng chóp quai Henle, đặc biệt là vùng tuỷ thận. Nhờ hiện tượng trên mà nước được tái hấp thu thụ động ở nhánh xuống, vì nhánh xuống có tính thấm cao đối với nước và urê, nhưng lại không cho Na+ thấm qua.

Nước tiểu đi vào quai Henle vẫn là đẳng trương, nhưng càng đi xuống quai Henle, nó càng ưu trương, ở chóp quai là ưu trương nhất. Chính sự ưu trương này làm cho Na+ laị dễ tái hấp thu ở phần lên. Ở nhánh lên Na+ được tái hấp thu nên nước tiểu sẽ đẳng trương rồi nhược trương vì Na+ được vận chuyển tích cực.

Tới ống lượn xa nước tiểu rất nhược trương, mặc dù qua quai Henle nó đã bị tái hấp thu rất nhiều nước. Khả năng tái hấp thu của quai Henle rất lớn tới 25% Na+ và 15% nước.

* Tái hấp thu ở ống lượn xa.
Ống lượn xa là phần cuối của nephron, do đó sự tái hấp thu ở đây phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản thứ nhất là nhu cầu của cơ thể, thứ hai là số lượng và chất lượng nước tiểu qua nó.
- Tái hấp thu nước
Nước tiểu qua đây là nước tiểu nhược trương, trung bình cứ một phút có 20ml nước tiểu qua ống lượn xa. Trong 20ml này, thực tế chỉ cần 2ml đã đủ để hoà tan vật chất có trong nước tiểu. Số còn lại 18ml không tham gia vào hoà tan vật chất, phần nước này được gọi là nước "không tham gia thẩm thấu". Phần nước này cần được tái hấp thu chủ yếu ở ống lượn xa và một phần ở ống góp. Tái hấp thu nước theo cả hai cơ chế chủ động và thụ động, nhưng chủ yếu là vận chuyển tích cực. Sự vận chuyển nước theo cơ chế chủ động nhờ tác dụng của ADH. ADH là hormon của
hypothalamus, được dự trữ ở thuỳ sau tuyến yên và vào máu theo nhu cầu của cơ thể. ADH tác động lên tế bào ống lượn xa và ống góp để tăng cường tái hấp thu nước. Cơ chế của ADH là thông qua AMP vòng hoạt hoá enzym hyaluronidase trong phản ứng thuỷ phân acid hyaluronic để mở rộng lỗ màng trong quá trình vận chuyển nước. Nhờ cơ chế tái hấp thu nước nên nước tiểu qua ống lượn xa và ống góp đã được cô đặc lại.
- Tái hấp thu Na+.
Na+ được tái hấp thu ở màng đỉnh theo cơ chế khuếch tán có chất mang và theo cơ chế vận chuyển tích cực ở màng bên và màng đáy. Sự tái hấp thu Na+ theo cơ chế vận chuyển tích cực là nhờ tác dụng của aldosteron. Aldosteron là hormon của tuyến vỏ thượng thận (lớp cầu sản xuất) có tác dụng là tác động lên tế bào ống lượn xa để làm tăng cường tái hấp thu Na+. Cơ chế tác dụng của aldosteron là lên sự tổng hợp protein của tế bào ống lượn thông qua hoạt hoá hệ gen. Protein vừa được tổng hợp là protein tải và protein enzym tham gia vào vận chuyển tích cực Na+.
- Tái hấp thu HCO3-.
Sự tái hấp thu HCO3- theo cơ chế vận chuyển thụ động và tích cực như ở ống lượn gần. Song ở đây sự vận chuyển này có mối quan hệ chặt chẽ với sự đải thải ion H+.
 
H

hardyboywwe

hãy nêu bản chất hóa học của hô hấp(gợi ý trả lời:nêu qua diễn biến của 2 giai đoạn chính trong hô hấp)

bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về quang hợp
1)trình bày bản chất hóa học,đặc tính hóa học và quang học của diệp lục
2)các carotenoit được phân loại theo cấu tạo hóa học và tính chất sinh lý như thế nào?viêt CTHH của các caroten sau:kriptoxantin,lutein,violacxantin
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

1.
Diệp lục:
picture.php

*Bản chất hoá học của chlorophill
- Không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ. Khi muốn chiết xuất diệp lục ra khỏi lá xanh phải dùng các dung môi như este, axeton, rượu, benzen…
- Là este của axit chlorophilic với hai rượu là phitol và metanol nên chúng có các phản ứng đặc trưng của một este là phản ứng xà phòng hoá khi tác dụng với kiềm d8ể tạo nên muối chlorophilat vẫn có màu xanh.
- Tác dụng với axit để tạo nên hợp chất pheophitin có kết tủa màu nâu, trong đó nhân Mg bị thay thế bới H2. Pheophitin không có khả năng huỳnh quang như diệp lục. Điều đó chứng tỏ nguyên tử Mg có vai trò rất quan trọng quyết định tính chất của diệp lục.
Pheophitin có thể tác dụng với một kim loại khác và kim loại này sẽ đẩy H2 để thay thế vào vị trí của Mg trong phân tử diệp lục tạo nên hợp chất có màu xanh rất bền.
- Sự mất màu của diệp lục: Diệp lục ở trong tế bào khó bị mất màu vì nằm trong phức hệ với protein và lipit. Song dung dịch chứa diệp lục ngoài ánh sáng khi có mặt của O2 sẽ mất màu vì nó bị quang oxi hoá.
*Tính quang học của diệp lục
- Tính huỳnh quang: Khi quan sát ánh sáng phản xạ từ dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu huyết dụ, nếu tắt nguồn sáng thấy dung dịch có màu xanh như cũ.
- Tính lân quang: cũng gần tương tự như huỳnh quang nhưng chỉ khác là khi tắt nguồn sáng thì ánh sáng màu huyết dụ còn lưu lại một thời gian ngắn nữa.
2.
kriptoxantin
picture.php


lutein
picture.php


violacxantin
picture.php
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

1.
Diệp lục:
picture.php

*Bản chất hoá học của chlorophill
- Không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ. Khi muốn chiết xuất diệp lục ra khỏi lá xanh phải dùng các dung môi như este, axeton, rượu, benzen…
- Là este của axit chlorophilic với hai rượu là phitol và metanol nên chúng có các phản ứng đặc trưng của một este là phản ứng xà phòng hoá khi tác dụng với kiềm d8ể tạo nên muối chlorophilat vẫn có màu xanh.
- Tác dụng với axit để tạo nên hợp chất pheophitin có kết tủa màu nâu, trong đó nhân Mg bị thay thế bới H2. Pheophitin không có khả năng huỳnh quang như diệp lục. Điều đó chứng tỏ nguyên tử Mg có vai trò rất quan trọng quyết định tính chất của diệp lục.
Pheophitin có thể tác dụng với một kim loại khác và kim loại này sẽ đẩy H2 để thay thế vào vị trí của Mg trong phân tử diệp lục tạo nên hợp chất có màu xanh rất bền.
- Sự mất màu của diệp lục: Diệp lục ở trong tế bào khó bị mất màu vì nằm trong phức hệ với protein và lipit. Song dung dịch chứa diệp lục ngoài ánh sáng khi có mặt của O2 sẽ mất màu vì nó bị quang oxi hoá.
*Tính quang học của diệp lục
- Tính huỳnh quang: Khi quan sát ánh sáng phản xạ từ dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu huyết dụ, nếu tắt nguồn sáng thấy dung dịch có màu xanh như cũ.
- Tính lân quang: cũng gần tương tự như huỳnh quang nhưng chỉ khác là khi tắt nguồn sáng thì ánh sáng màu huyết dụ còn lưu lại một thời gian ngắn nữa.
2.
kriptoxantin
picture.php


lutein
picture.php


violacxantin
picture.php


con mèo này,chưa trả lời hết câu hỏi của anh đã vội đi đâu thế =.=
2 giai đoạn chính của quá trình hô hấp
_Giai đoạn 1:tách hidro ra khỏi cơ chất hô hấp
giai đoạn này thực hiện bằng 3 con đường khác nhau
+đường phân và lên men:
*đường phân:kết quả tạo ra 2 phân tử acid pỉuvic,2NADH và 2ATP
*lên men;trong quá trình này có sử dụng 2NADH tạo nên trong đường phân cho 2 pt acid pỉuvic---->hiệu quả chỉ còn 2ATP
+đường phân và chu trình creb:acid pỉuvic có thể thấm qua màng ti thể để vào khoang.tại đây nó bị oxi hóa triệt để vs sự xúc tác của 1 hệ enzym đặc hiệu để giải phóng CO2 và H2O,đồng thời cho ra các sp khử quan trọng.Quá trình xảy ra trong khoang ti thể có tính chu kì nên ng ta thường gọi là chu trình crebs
+chu trình pentoz đi phốtphat:1 phân tử glucoz qua giai đoạn này sẽ cho ra 36 ATP,ngoài ra còn cho ra 1 số sp trung gian mà quan trọng nhất là đường 5C

_giai đoạn 2:eek:xi hóa các cofecment khử để tổng hợp ATP
bao gồm 2 quá trình diễn ra song song và đồng thời:quá trình chuyển vận electron trên CCVDT và quá trình phosphoryl hóa

*chi tiết của 2 quá trình này:các em lớp 11 thông cảm,chi tiết của nó cần phải có sơ đồ mà anh chưa có ảnh để up lên.các em có thể tham khảo chi tiết vấn đề này qua cuốn giáo trình sinh lý thực vật(giáo sư Hoàng Minh Tấn-NXB:công ty cổ phần sách đại học và dạy nghề)
 
H

hardyboywwe

lâu rồi mình thấy cái pic này có vẻ lắng xuống ;))
góp vui 1 bài để pic đc hoạt động tiếp nào:
1)cho biết ionophor là gì?
2)cho biết tốc độ xâm nhập của chất tan vào tế bào được xác định theo công thức nào?(nhớ giả thích các đại lượng)
 
L

lananh_vy_vp

1. Ionophor
Đây là các chất hữu cơ trên màng có thể dễ dàng liên kết có chọn lọc với ion và đưa ion qua màng mà không cần năng lượng. Đã có các nghiên cứu về bản chất hóa học và cơ chế hoạt động mang ion của các chất đóng vai trò là các ionophor. Các chất này thường được chiết xuất từ các vi sinh vật như valinomicine từ Streptomyces, chất nonactine từ Actinomyces....Khi các chất này tác động lên màng thì làm cho tính thấm của màng tăng lên làm sự xâm nhập của ion qua màng rất dễ dàng. Sự kết hợp giữa ionophor với các ion mang tính đặc hiệu cao.


2.Tốc độ xâm nhập của các chất tan (V) vào tế bào được xác định theo công thức :

V = Const. K. M-1/2(Co - Ci)

Trong đó:
K: hệ số biểu thị tính tan của chất tan trong lipid
M: phân tử lượng của chất tan khuếch tán.
Co ; Ci: nồng độ các chất khuếch tán ở ngoài và trong tế bào.
Const: hằng số khuếch tán.

Như vậy tốc độ xâm nhập chất tan vào tế bào phụ thuộc vào 3 điều kiện:
- Tính hòa tan của chất tan trong lipid (K) càng cao thì xâm nhập càng mạnh
- Phân tử lượng của chất tan (M) càng nhỏ thì càng dễ xâm nhập.
- Sự chênh lệch nồng độ chất khuếch tán càng lớn thi ion xâm nhập càng nhanh.

Nguồn:Thư viện sinh học​
 
H

hardyboywwe

lananh_vy_vp đã trả lời đúng.
bây giờ đưa thêm câu hỏi cho thảo luận ;))
1)nêu vai trò sinh lý của ABA
2)hãy nêu cơ chế hoạt động của chất mang để chuyển ion đi qua màng vào trong tế bào?cho biết điểm giống nhau về phương thức hoạt động giữa chất mang và enym
3)nêu công thức tính hiệu suất quang hợp
 
D

duyzigzag

lananh_vy_vp đã trả lời đúng.
bây giờ đưa thêm câu hỏi cho thảo luận ;))
1)nêu vai trò sinh lý của ABA
2)hãy nêu cơ chế hoạt động của chất mang để chuyển ion đi qua màng vào trong tế bào?cho biết điểm giống nhau về phương thức hoạt động giữa chất mang và enym
3)nêu công thức tính hiệu suất quang hợp
1. Nêu vai trò sinh lý của ABA( auxin)
- Kích thích mạnh mẽ lên sự giãn của tế bào làm cho tế bào phình to theo chiều ngang
- Điều chỉnh sự rụng của các cơ quan cảu cây.
- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, đảm bảo sự thích nghi của cây với môi trường khô hạn.
- Ức chế quá trình tổng hợp axitnucleotit -> ảnh hưởng tới chu kỳ sống.
- Auxin gây ra hiện tượng ưu thế ngọn.
- Auxin kích thích sự hình thành rễ.
- Auxin kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
- Auxin ảnh hưởng lên sự vận động của chất nguyên sinh. Tăng tốc độ lưu động của chất nguyên sinh, ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất:kích thích sự tổng hợp các polime và ức chế sự phân hủy chúng, ảnh hưởg đến quang
hợp, hô hấp, sự vận chuyển vật chất trong cây.


Mới tham gia xin các bác chỉ giáo thêm.
 
D

duyzigzag

lananh_vy_vp đã trả lời đúng.
bây giờ đưa thêm câu hỏi cho thảo luận ;))
1)nêu vai trò sinh lý của ABA
2)hãy nêu cơ chế hoạt động của chất mang để chuyển ion đi qua màng vào trong tế bào?cho biết điểm giống nhau về phương thức hoạt động giữa chất mang và enym
3)nêu công thức tính hiệu suất quang hợp
1. Nêu vai trò sinh lý của ABA( auxin)
- Kích thích mạnh mẽ lên sự giãn của tế bào làm cho tế bào phình to theo chiều ngang
- Điều chỉnh sự rụng của các cơ quan cảu cây.
- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng, đảm bảo sự thích nghi của cây với môi trường khô hạn.
- Ức chế quá trình tổng hợp axitnucleotit -> ảnh hưởng tới chu kỳ sống.
- Auxin gây ra hiện tượng ưu thế ngọn.
- Auxin kích thích sự hình thành rễ.
- Auxin kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
- Auxin ảnh hưởng lên sự vận động của chất nguyên sinh. Tăng tốc độ lưu động của chất nguyên sinh, ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất:kích thích sự tổng hợp các polime và ức chế sự phân hủy chúng, ảnh hưởg đến quang
hợp, hô hấp, sự vận chuyển vật chất trong cây.


Mới tham gia xin các bác chỉ giáo thêm.
 
K

kyduyen20012001

cho hỏi thủy ứng động là gì? Ví dụ.
Ứng động tổn thương là gì? Ví dụ
Điện ứng động là gì? Ví dụ.
và tất cả các kiểu ứng động trên thuộc ứng động sinh trưởng hay không sinh trưởng?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom