[sinh 10]so sánh

K

keosuabeo_93

phân biệt ADN và ARN
1.Giống nhau
--cấu tạo:
+là những đại phân tử có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân tạo thành
+đều đc tạo thành từ các nguyên tố hh:C,H,O,N,P
+đơn phân đều là các Nu
+có 3 trong 4 loại Nu giống nhau :A,G,X
+ADN,ARN có tính đa dạng và đặc thù do thành phần,số lượng và trật tự sắp xếp các Nu qui định
+có cấu tạo các nU giống nhau
+các NU liên kết vs nhau theo NTBS
+giữa các đơn phân có các liên kết hh nối lại tạo thành mạch
-chức năng
đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền

2.khác nhau
*)ADN
-có cấu trúc 2 mạch xoắn lại
-có Nu loại T ko có Nu loại U
-có kích thức và kl lớn hơn ARN
-NTBS :A liên kết với T
G...................X
tổng hợp theo nguyên tắc bổ xung,nguyên tắc bảo toàn,nguyên tắc khuôn mẫu
-chức năng
chứa đựng thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào ,thế hệ cơ thế-

*)ARN
-Có cấu trúc 1 mạch
-có Nu lạoi U ko có loại T
-có kích thức và kl nhỏ hơn ADN
-Tổng hợp theo nguyên tắc bố sung,nguyên tắc khuôn mẫu
-chức năng:trực tiếp tổng hợp protein


mỏi tay quá :(( thank ik
 
A

autumns_gust

ARN liên kết bổ sung thế nào nhỉ? (chỉ đối với r,tARN thôi nên mình nghĩa không thể cho nó là giống nhau đựoc, liên kết hidrô cũng vậy vì mARN không có liên kết này)
Còn nguyên tắc bảo toàn và nguyên tắc khuôn mẫu là thế nào vậy bạn? Mình chỉ đựoc học Nguyên tắc bán bảo toàn, Nguyên tắc bổ sung thôi


Mình có ý khác 1 chút:
Giống nhau:
Đều là đại phân tử hữu cơ đựoc cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (mình không nắm rõ thành phần của bazơ nitơ nên không dám nói chúng có thành phần là gì)
Đơn phân là các nu thuộc 4 loại nu (đem cái này thành cái khác nhau bằng cách kể ra tên cũng đựoc).
Các nu liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo chuỗi polinucleotit.
ADN, ARN có tính đa dạng và đặc thù do thành phần,số lượng và trật tự sắp xếp các nu qui định.
Đều có chức năng lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền.

Khác:
Cái tên (không hề đùa đâu nhé):
ADN là axit đêôxiribônuclêic---> đưòng là lọai đưòng đêôxiribôzơ C5 H10 O4
ARN là axit ribônuclêic---> đưòng là lọai đưòng ribôzơ C5 H10 O5

ADN có bazơ nitơ Timin
ARN là Uraxin thay cho Timin

ADN 2 mạch song song (xoắn đều quanh 1 trục trưỏng tưọng)
ARN thì 1 mạch (nếu muốn kể ra từng loại ARN cũng đựoc nhưng theo mình là không cần thiết)

ADN sao mã ---> ARN
ARN giải mã ---> Prôtêin (cái này hình như cũng là thừa, muốn viết hay không thì tùy)

ADN thưòng dài hơn và có 2 mạch nên có khối lưọng lớn hơn ARN (vì các đơn phân nucleic của chúng có khối lưọng xấp xỉ bằng nhau)

Cần phân biệt liên kết giữa các nu:
liên kết hidrô là liên kết giữa bazơ nitơ (A với T bằng 2 liên kết hidro, G với X bằng 3 liên kết hidrô)
liên kết photphodieste là liên kết giữa nhóm đưòng với nhóm axit photphoric. (loại ra phân tử nứoc bằng N số nu - 1 đối với 1 mạch)

Có các loại liên kết là LK hidro, LK photphodieste, LK hóa trị (P với O trong axit photphoric), LK glicôzit(giữa nhóm đưòng với nhóm photphoric)

[Tế bào động thực vật thì chờ lát nữa sẽ vào spam sau, còn vụ so sánh ti thể và trung thể thì bạn xem lại nhé, hình như không ai rỗi đến mức cho cái đề như vậy đâu]
 
Last edited by a moderator:
R

rua_it

tế bào động vật,thực vật.
Tế bào thực vật có không bào,lục lạp, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ, ở tế bào động vật có lizôxom
 
A

autumns_gust

Tế bào động vật và tế bào thực vật
Giống:
+Nếu đặc điểm chung của tế bào nhân thực (nhân có màng bao bọc, có hệ thống nội màng, các bộ phận phân hóa chức năng riêng biệt.................)
+Đều có màng sinh chất, nhân, ti thể, bộ máy gôngi, lizôxôm, khung xưong tế bào-các sợi vi ống, lưói nội chất (hạt và trơn) perôxixôm, chất tế bào, ribôxôm (tớ chỉ nhớ đựoc bấy nhiêu cái giống nhau thôi)
+Tế bào có ribôxôm đều có kích thứoc 80S
Khác:
+Tế bào động vật có trung thể, chủ yếu có cấu tạo hình cầu, phần lớn không có không bào, một số ít có không bào tiêu hóa, không bào co bóp, nhân tế bào luôn nằm ở trung tâm tế bào
+Tế bào thực vật có không bào, lục lạp, có thành tế bào (xenlulôzơ) => cần có cầu sinh chất, nhân tế bào có thể bị không bào chèn ép và nằm sát thành tế bào, chủ yếu có cấu tạo hình đa giác

P/S: Có trưòng hợp đặc biệt của hồng cầu (không có nhân) nhưng mà sẽ không ai bắt lỗi phần này đâu.

Chú thích thêm.
Tớ vừa xem lại cuốn sinh học thì trong đó ghi là "lizôxôm chỉ có ở tế bào thực vật", tuy nhiên theo sinh học nâng cao thì cả tế bào thực vật lẫn động vật đều có lizôxôm.
 
Last edited by a moderator:
G

giatrinh

autumns_gust bạn giải thích giúp minh về bài trả lời của bạn không? minh không hiểu
 
A

autumns_gust

Phần trả lời của tớ phần lớn đều lấy ra từ SGK sinh cơ bản lẫn nâng cao.
Bạn không rõ phần nào có thể chỉ ra luôn đựoc không?

À, lưu ý bạn là sẽ không có giáo viên nào cho so sánh ti thể và trung thể bởi chúng hoàn toàn khác nhau.
Nếu có so sánh thì chỉ là so sánh ti thể và lục lạp, hoặc khó hơn tí nữa là so sánh ti thể, lục lạp và vi khuẩn.
 
C

chiechai

vậy mong bạn kia giúp ìỉnh so sánh ti thể , lục lạp vả vi khuẩn vỉ minh sắp kiềm tra
 
A

autumns_gust

Trứoc hết phải nói vì sao so sánh với vi khuẩn: ngưòi ta cho rằng ti thể và lục lạp có nguồn góc từ loài vi khuẩn kị khí sống nội cộng sinh trong tế bào. Điều này giải thích cho việc giữa ti thể, lục lạp và vi khuẩn có khá nhiều điểm giống nhau.

Giống:
+Có kích thứoc xấp xỉ nhau
+Cấu tạo màng kép
+Đều chứa vật chất di truyền riêng biệt
+ADN trần, dạng vòng, không liên kết với prôtêin kiềm tính (hay còn gọi là prôtêin histôn)
+Đều có ribôxôm kích thứoc 70S
+Có khả năng nhân đôi một cách độc lập
+Có khả năng chuyển hóa vật chất, năng lưọng riêng biệt

Khác:
Ti thể: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp (tạo thành mào chứa enzim hô hấp)
Lục lạp: 2 màng đều trơn (Trong hạt grana có các phiến tilacôit chứa hệ sắc tố và enzim quang hợp)
Vi khuẩn: màng sinh chất và thành tế bào

Ti thể: không thể phát triển ở môi trưòng ngoài tế bào
Lục lạp: tưong tự như ti thể
Vi khuẩn: Mỗi tế bào là một "con" sống độc lập

Ti thể có ở tế bào động vật lẫn thực vật
Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật
Vi khuẩn không biết nói thể nào (cô mình nói nó thích đi đâu, ở đâu là chuyện của nó)



Phần sau đây tớ không đảm bảo độ chính xác:
Ti thể: tổng hợp năng lưọng ATP từ ADP, AMP + photphat vô cơ cùng với các chất hữu cơ có sẵn + oxi thải ra cacbondioxit và nứoc (có sinh ra nhiệt)
Lục lạp: chủ yếu tổng hợp đưòng glucô qua quá trình quang hợp thải oxi
Vi khuẩn: tổng hợp ra năng lưọng dùng cho hoạt động luôn
Nghe nói cả 3 điều có khả năng tổng hợp nên ATP ti thể có khả năng tổng hợp nhiều ATP nhất, sau đó đến lục lạp, và cuối cùng là vi khuẩn. Tuy nhiên mình không có tài liệu nào đáng tin cậy chứng minh những điều này.

P/S: Bài này chỉ dùng trong trưòng hợp so sánh cả 3 nhé, còn nếu so sánh ti thể với lục lạp sẽ khác chút, tớ nghĩ bạn tự lọc ra cũng đựoc.
Chúc kiểm tra đạt điểm tốt nhá, mai tớ cũng kiểm tra sinh, hic.
 
G

giatrinh

bạn có thể giải thích bài thực hành 19 và 20 không? nếu biết trả lời giúp mình nhanh nha
 
A

autumns_gust

Bạn có thể nêu rõ hơn yêu cầu của bạn về bài 19 không, bài thực hành của tớ chỉ yêu cầu vẽ, vẽ hình và hình vẽ (3 hình tổng cộng) không có yêu cầu giải thích gì cả, cậu có thể nêu câu hỏi ra luôn không?

Còn về bài 20:
-Phần khoai cốc A: vẫn không có nứoc. Giải thích là vì trong nồng độ chất tan không chênh lệch nên nứoc không đi vào.
-Phần khoai cốc B: mực nứoc dưòng như dâng cao lên. Giải thích là vì áp suất thẩm thấu khác nhau, nồng độ chất tan trong cốc cao hơn bên ngoài màng sinh chất tế bào sống lại có vai trò như 1 màng bán thấm có tính chọn lọc vì thế nứoc sẽ từ ngoài cốc vào trong cốc.
-Phần khoai cốc C: mực nứoc dưòng như hạ thấp xuống, do khoai bị luộc trong 5 phút làm cho tế bào chết và mất đi tính bán thấm. Vì thế đưòng sẽ tự do khuếch tán theo chiều građien nồng độ thấm vào trong tế bào làm cho dung dịch hạ xuống.

Thí nghiệm thứ 2:
Ta thấy phôi bị luộc chín bị nhuộm màu, phôi không bị luộc thì không. Giải thích thì bạn lấy tưong tự cách giải thích cốc B cốc C nhé.

Phần giải thích của tớ vẫn chưa chặt chẽ lắm và tớ chưa nhờ giáo viên duyệt nên không chắc chắn lắm, bạn thông cảm. Nhưng hy vọng là giải thích theo mục đích bài thực hành thì nhiêu đó đã đủ.
 
Top Bottom