Sinh [Sinh 10] Củng cố kiến thức qua những câu hỏi ngắn

T

thanhtruc3101

tiếp nè!!
1) vì sao, quá trình sinh trưởng của vsv trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì ko có pha này?
2) vì sao, trong nuôi cấy ko liên tục, vsv tự phân huỷ ở pha suy vong, còn hiện tượng nuôi cấy liên tục hiện tượng này ko xảy ra?

câu 1: Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần có thời gian làm quen với môi trường nên có pha lag. Còn trong nuôi cấy liên tục , môi trường ổn định , vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha này

câu 2: Trong nuôi cấy không liên tục, thức ăn cạn kiệt, sản phẩm bài tiết tăng -> thay đổi tính thẩm thấu của màng -> vk bị phân hủy , vi khuẩn tiết ra các chất ức chế nhau -> vi kuẩn tự phân hủy ở pha suy vong.
Trong nuôi cấy liên tục do thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra 1 lượng chất thải tương đương , quá trình chuyển hóa luôn trong trạng thái tương đối ổn định-> không có pha suy vong
 
H

huynh_lovely

tiếp
Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ?
 
Y

yuper

1. Trong hộp thịt không có Oxi (MT kị khí) và có nhiều chất dd ----> nội bào tử sống sót sẽ nảy mầm trở thành dạng tế bào sinh dưỡng ban đầu ----> bắt đầu các hoạt động của nó, làm thối rữa thịt trong hộp và sinh hơi làm cho hộp bị phồng, méo

2. sinh sản = bào tử, nảy chồi, phân đôi
 
H

huynh_lovely

bạn trả lời đúng rồi nhưng chính xác là:
Câu 1: – Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 10 phút. Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng.

Câu 2.
a. Phân đôi:
– Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm).
– Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
b. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
– Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật sinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes).
– Vi khuẩn quang dưỡng màu tím (Rhodomicrobium vannielii) có hình thức sinh sản bằng phân nhánh và nẩy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.
tiếp nha!!!

Câu 1. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?

Câu 2. Kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit trong đời sống?
 
Y

yuper

1. Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn.
.
.
2.
– Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm, nước chấm... sử dụng trong đời sống hàng ngày.
– Sử dụng các loại enzim ngoại bào như amilaza thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu...
– Sử dụng vi khuẩn lactic lên men để tạo ra các thực phẩm như: sữa chua, dưa chua, quả dưa chuột muối, cà muối... Sử dụng nấm men rượu trong sản xuất rượu, nấm men bánh mì trong sản xuất bánh mì...
[ST]
 
H

huynh_lovely

Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên phân?
 
M

marucohamhoc

sinh sản phân đôi ở vi khuẩn hình như là...trực phân thì phải:-??
sinh sản phân đôi ở vi khuẩn thì ko có thoi vô sắc, vi khuẩn phát triển đến kích thước nhất định, ADN nhân đôi rồi bám vào mezoxom rồi cùng với sự phân chia tế bào chất, tách tb ra làm đôi
còn Nguyên phân thì phức tạp hơn, có sự tham gia của thoi vô sắc, trải qua đủ các kì, khi phân chia thì kéo theo sự phân chia nhân và tế bào chất
p/s: tớ quên hết rồi:-S, có gì sai sửa tớ nha:x
 
Last edited by a moderator:
H

huynh_lovely

đúng rồi nhưng câu trả lời chính xác là:
Cùng có sự nhân đôi ADN và phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con nhưng giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên phân có một số điểm khác biệt chính: sinh sản phân đôi không hình thành thoi vô sắc, không có các pha và các kì như nguyên phân.
tỉếp:
1/Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử?
2/môi trường mà thành phần có cả chất tự nhiên và chất hoá học là môi tường gì?
:D:D
 
Y

yuper

1/Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử?
2/môi trường mà thành phần có cả chất tự nhiên và chất hoá học là môi tường gì?
1.
* Cấu tạo:
- Vỏ ngoài mỏng và mịn
- Áo bào tử ( cấu tạo từ vài lớp protein, hoặc dày hơn) không thấm nước, đề kháng vs hoá chất và enzym
- Vỏ bào tử ( vỏ trong chiếm 1/2 thể tích bào tử và 1 lớp PG) chịu nhiệt và tia bức xạ
- Thành lõi bao quanh lõi
- Lõi chứa ADN, riboxom, flasmit....
* Chức năng:
- BV TB khi gặp Đk bất lợi do có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, hoá chất, ....
.
.
2. MT bán tổng hợp
 
M

marucohamhoc

1.
* Cấu tạo:
- Vỏ ngoài mỏng và mịn
- Áo bào tử ( cấu tạo từ vài lớp protein, hoặc dày hơn) không thấm nước, đề kháng vs hoá chất và enzym
- Vỏ bào tử ( vỏ trong chiếm 1/2 thể tích bào tử và 1 lớp PG) chịu nhiệt và tia bức xạ
- Thành lõi bao quanh lõi
- Lõi chứa ADN, riboxom, flasmit....
* Chức năng:
- BV TB khi gặp Đk bất lợi do có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, hoá chất, ....
.
.
2. MT bán tổng hợp

@huynh lovely: mấy câu này dài mà cậu:-??
giở sách ra ta có:p
câu 1: cấu tạo nội bào tử:
- lớp màng ngoài: cấu trúc xốp, cách nhiệt, tp chủ yếu là lipoprotein, khó thấm nước
- lớp áo: chủ yếu là proteincos 1 phần nhỏ photpholipoprotein, có tính đề kháng cao với lizozim, proteaza, chất hoạt động bề mặt
- lớp vỏ bào tử: có chứa canxidipicolinat giúp bào tử bền vững, chịu được nhiệt độ cao
- Lõi bào tử: có thành bào tử, màng bào tử, chất bào tử, nhân bào tử( trong lõi bào tử có chứa enzim ko hoạt động:-S)


chức năng: Y chang bạn trên:x
câu 2: Y chang bạn trên:x
 
H

huynh_lovely

tiếp
1/vsv quang dị dưỡng là sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là gì?
2/ vsv hoá dị dưởng____________________________________________?
3/ quá trình biến đổi rựợu thành đường glucozo được thực hiện bởi..........
4/trong hô hấp kị khí chất nhận điện tử cuối cùng là gì?
 
T

tulip_012

tiếp
1/vsv quang dị dưỡng là sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là gì?
2/ vsv hoá dị dưởng____________________________________________?
3/ quá trình biến đổi rựợu thành đường glucozo được thực hiện bởi..........
4/trong hô hấp kị khí chất nhận điện tử cuối cùng là gì?

VSV quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ, VSV quang dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, còn VSV hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các hợp chất hữu cơ
Quá trình biến đổi rượu thành đường glucoz được thực hiện bởi nấm men
Trong hô hấp kị khí chất nhận điện tử cuối cùng là CO2, NO3- và SO42-:)
 
H

huynh_lovely

VSV quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ, VSV quang dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng, còn VSV hóa dị dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các hợp chất hữu cơ
Quá trình biến đổi rượu thành đường glucoz được thực hiện bởi nấm men
Trong hô hấp kị khí chất nhận điện tử cuối cùng là CO2, NO3- và SO42-:)
bạn trả lời đúng rồi [đáp án chính xác của các câu là

tiếp
1/vsv quang dị dưỡng là sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là gì?chất hữu cơ, ánh sáng
2/ vsv hoá dị dưởng__________________________________________ __?[TEX]CO_2[/TEX], hoá học
3/ quá trình biến đổi rựợu thành đường glucozo được thực hiện bởi...nắm men.......
4/trong hô hấp kị khí chất nhận điện tử cuối cùng là gì? một chất vô cơ như [TEX][U]NO_2, CO_2[/U][/TEX]
tiếp
1/ sản phẩm được tạo ra sau quá trình lên men lactic là gì?
2/ trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?
a. làm tương
b. muối dưa
c. làm nước mắm
d. làm giấm
3/ sản phẩm của quá trình lên men rượu là:
a. êtanol và [TEX]O_2[/TEX]
b. êtanol và [TEX]CO_2[/TEX]
c.nắm men rượu và [TEX]CO_2[/TEX]
d. nắm men rượu và [TEX]O_2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

1/ sản phẩm được tạo ra sau quá trình lên men lactic là gì?
2/ trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây?
a. Làm tương
b. Muối dưa
c. Làm nước mắm
d. Làm giấm
3/ sản phẩm của quá trình lên men rượu là:
a. êtanol và [tex]o_2[/tex]
b. êtanol và [tex]co_2[/tex]
c.nắm men rượu và [tex]co_2[/tex]
d. Nắm men rượu và [tex]o_2[/tex]
.......
...........
.............
.................
 
H

huynh_lovely

tiếp:
còn câu 1 ở trên chưa trả lời nha!!
1/ có 1 tế bào vsv có thời gian của một thế hệ là 30 phút. số tế bào tạo ra của tế bào nói tên sau 3 giờ là bao nhiêu??
2/ trong thời gian 100 phút từ 1 tế bào vikhuẩn đã phân bào tao ra tất cả 32 tế bào mới. hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ là bao nhiêu??
 
Y

yuper

còn câu 1 ở trên chưa trả lời nha!!
1/ có 1 tế bào vsv có thời gian của một thế hệ là 30 phút. số tế bào tạo ra của tế bào nói tên sau 3 giờ là bao nhiêu??

[TEX]2^6[/TEX] = 64 TB

2/ trong thời gian 100 phút từ 1 tế bào vikhuẩn đã phân bào tao ra tất cả 32 tế bào mới. hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ là bao nhiêu??

[TEX]2^n[/TEX] = 32 ---> n = 5 ---> g = [TEX]100/5[/TEX] = 20 min.
 
H

huynh_lovely

tiếp
1/ theo bạn thời gian tính từ khi vsv được nuôi cấy đến hi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là...
2/ thời gian cần thiết để một tế bào vsv phân chia được gọi là...
 
T

thanhtruc3101

1/ theo bạn thời gian tính từ khi vsv được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được gọi là pha tiềm phát (pha lag)
2/ thời gian cần thiết để một tế bào vsv phân chia được gọi là thời gian sinh trưởng
 
H

huynh_lovely

2/ thời gian cần thiết để một tế bào vsv phân chia được gọi là thời gian thế hệ
tiếp
1/ở pha nào thì quần thể vsv o tăng về số lượng?
2/ trong môi trường nuôi cấy liên tục sự sinh trưởng của quần thể vsv diễn ra mấy pha?
 
T

thanhtruc3101

tiếp
1/ở pha nào thì quần thể vsv o tăng về số lượng?
2/ trong môi trường nuôi cấy liên tục sự sinh trưởng của quần thể vsv diễn ra mấy pha?

1. ở pha tiềm phát, pha cân bằng, ở pha suy vong có số lượng vsv giảm
2. trong môi trường nuôi cấy liên tục sự sinh trưởng của quần thể vsv ko có pha tiềm phát và suy vong-> có 2 pha
 
Top Bottom