CLB lịch sử Sách hé lộ tài liệu của Pháp về Trận Điện Biên Phủ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bản dịch cuốn sách "Điện Biên Phủ 13/3-7/5/1954" của Ivan Cadeau được giới thiệu tại Việt Nam nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử.
Ivan Cadeau là sĩ quan và nhà sử học chuyên nghiên cứu chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Ông là Phó tổng biên tập Tạp chí lịch sử quân đội Pháp. Cuốn sách Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1954 của ông ra mắt năm 2013, khai thác những tài liệu lưu trữ của Pháp chưa từng công bố tại Việt Nam và các thông tin, hồi ký từ nhiều nhân chứng lịch sử, gồm cả các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, chính khách.
Dien-Bien-Phu1-5810-1557113048.jpg

Trong cuốn sách của Ivan Cadeau, độc giả có thể hình dung được chân dung một số chỉ huy quân sự hàng đầu của Pháp tham gia chiến dịch. Người ta có thể hình dung ra tướng Henri Navarre “…kỵ binh tao nhã, vừa thân tình vừa cao xa. Cách bắt chuyện của ông ta rất lạnh lùng, uy quyền khô khan và luôn giữ khoảng cách. Đó không phải là vị chỉ huy thích xông pha chiến trận hay huấn luyện binh lính. Ông ta giống như một kỹ thuật viên tham mưu lạnh lùng hơn. Ông ta không có sự biểu lộ rạng rỡ toát lên bầu nhiệt huyết từ bên trong. Nhưng ông ta có những phẩm chất trí tuệ, sự chắc chắn trong tính cách, một một sự giáo dục mang tính toàn thể lẫn về quân sự để có thể biến ông ta thành một vị chỉ huy vĩ đại.”
Trước khi sang Đông Dương, tướng Navarre mới là tham mưu trưởng lực lượng Pháp tại Trung Âu dưới quyền thống chế Juin. Ông chỉ có rất ít ngày để nắm tìn hình Đông Dương, nói đúng ra, Thủ tướng René Mayer chỉ cho ông đúng một tháng và sau đó, quay trở lại Pháp để trình lên chính phủ bản kế hoạch hành động, giúp tìm ra “lối thoát danh dự” khỏi cuộc xung đột nhờ “những hiểu biết của ông về các vấn đề chính trị phương Tây và sự không biết nhiều những vấn đề thuộc địa sẽ giúp ông nhìn nhận tình hình theo cách mới” (chương 1)

Nói về Cogny, tiến sỹ Ivan Cadeau trích lời người tiền nhiệm De Linarès nhận xét viên tướng này “đề cao bản thân như là một người thích ra trận…[…] trong khi ông ta chưa từng chiến đấu. Ông ta dành thời gian để chăm sóc sự quảng cáo bản thân với các nhà báo. Nhưng trước hết, người ta không thể tin tưởng ông ta được. […]. Ông ta luôn xoay xở để không bao giờ đích thân phải chỉ huy trận đánh thực địa, nhưng ông ta chỉ huy tốt địa bàn được giao”(chương 2).
Không chỉ dẫn dắt bước vào bối cảnh diễn ra chiến dịch mùa đông 1953, với cuộc hành binh Hải Li (Castor) diễn ra ngày 20-22/11/1953, và các lý do chính dẫn đến việc lựa chọn Điện Biên Phủ làm nơi xây dựng một căn cứ không quân hải quân, thay cho Nà Sản, tác giả giúp bạn đọc còn hiểu thêm nhiều vấn đề khác. Những mâu thuẫn ngay trong nội bộ chỉ huy cao cấp, đặc biệt là giữa Navarre và Cogny, tình trạng thiếu phương tiện của quân Pháp đặc biệt là không quân, sự tăng cường của lực lượng chiến đấu Việt Minh, việc quân Pháp đánh giá thấp các tiềm lực pháo binh của Việt Minh, điểm yếu trong xây dựng các công sự tại tập đoàn cứ điểm… lần lượt được giới thiệu. Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi, tại sao Navrre lại chọn Điện Biên Phủ, một ngôi làng không hề được nhắc đến trong bản kế hoạch trình chính phủ Pháp của ông ta, dẫn đến việc các đơn vị quân đội Pháp và Việt Nam thân Pháp tiến hành trận chiến có nghĩa quyết định tại một vị trí cách đồng bằng châu thổ sông Hồng 300 km.

dien-bien-phu-2-2559-1557113048.jpg

Bản dịch của Đào Thị Ngọc Nhàn còn thiếu sót khi chuyển ngữ các thuật ngữ quân sự, như nhầm giữa trung đoàn với tiểu đoàn, thậm chí với tiểu đội, tên một số loại súng, pháo, sắc lính hoặc không dịch địa danh nổi tiếng và quen thuộc với người Việt như sông Nậm Rốm mà để nguyên cách viết của tác giả là Nam Youn...
Sách in kèm các phụ lục chi tiết về số lượng lính pháo nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày đầu tiên, khối lượng đạn dược, vũ khí của tập đoàn cứ điểm, lượng lính được bổ sung trong các giai đoạn sau.
Sách được xuất bản theo hợp đồng giữa Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam với Nhà xuất bản Tallandier. Sách in 1.000 bản và không bán, chỉ để dành tặng các thư viện, viện nghiên cứu, trường học phục vụ việc tham khảo, nghiên cứu.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Yuri_Majo
Top Bottom