CLB lịch sử Quyết định khó khăn nhất của tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở tuổi 90, người cựu binh Phạm Đức Cư vẫn còn rất minh mẫn, ông có thể mô tả cho chúng tôi tường tận những con đường kéo pháo, từng trận địa, các trận đánh cách đây đã 65 năm.
Ông kể lại, thời điểm cuối năm 1953, pháo cao xạ 37 ly và lựu pháo 105 ly là "hàng sang", vừa nhận viện trợ từ Trung Quốc, lần đầu tiên được biên chế trong quân đội của tướng Giáp. Tổng Chỉ huy yêu cầu phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối loại vũ khí này, để quân thù hoàn toàn bất ngờ trước giờ nổ súng. Ta đã quyết định "tặng" cho địch 2.000 trái đạn pháo 105 trong màn "khai cuộc".
Nhưng đó là những cỗ pháo nặng khoảng 2 tấn. Nếu ai đã đến Tây Bắc, đến Điện Biên, đi qua những đèo cao, dốc dài, vực thẳm, thì mới hình dung được sự gian nan của việc đưa pháo vào trận địa, ở những lưng chừng núi, để hướng các nòng pháo vào "lòng chảo" Mường Thanh đợi giờ nhả đạn
hinh1-15570525450122037073839.png

Bộ chỉ huy chiến dịch đã phải thành lập bộ chỉ huy kéo pháo, tư lệnh Lê Trọng Tấn. Sau hơn 1 một tuần gian nan kéo pháo vào, đến ngày 24-1, các khẩu pháo đã được đặt tại trận địa. Nhưng khi trực tiếp đi quan sát, tướng Giáp nhận thấy rằng cuộc chiến đấu chưa thể bắt đầu, do công tác tiếp tế đạn dược sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nổ súng ngay, các trận địa pháo chưa đảm bảo bí mật, chắc chắn. Trong khi đó, giờ nổ súng lại bị lộ
Trong đầu tướng Giáp đã nghĩ đến phương án chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "tiến chắc, thắng chắc", bởi ông mang theo lời dặn dò của Bác Hồ: "Chỉ được thắng không được bại, vì bại là hết vốn".
Ngày 26-1, gặp trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh tại sở chỉ huy, khi được hỏi tình hình, tướng Giáp đã trả lời: "Nếu đánh là thất bại".
Khó khăn đầu tiên của tướng Giáp là giải thích thế nào với các thành viên bộ chỉ huy chiến dịch, nhất là với những người lính đã trải qua bao ngày vất vả, gian nan vượt rừng lội suối để tiến sát sào huyệt kẻ thù, đang háo hức chờ giờ nổ súng.
Trong cuốn hồi ký "Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử", đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại băn khoăn của đồng đội: "Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao?"- Chủ nhiệm Chính trị chiến dịch Lê Liêm nói. "Hậu cần chuyển bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được" - Chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang lo lắng.
Vào thời điểm ấy, tướng Giáp lại nhớ lời Bác Hồ hôm chia tay ở bản Khuôn Tát (Thái Nguyên): "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại, trao cho chú quyền quyết định". Và ông đã quyết định dứt dạt: kéo pháo ra, chuẩn bị kỹ lưỡng lại, mệnh lệnh kéo pháo ra coi như mệnh lệnh chiến đấu.
hinh-15570526459791115607977.png

Người lính pháo binh Phạm Đức Cư kể rằng, kéo pháo vào đã gian nan, kéo pháo ra còn khó khăn, nguy hiểm gấp bội phần, bởi các con đường kéo pháo đều ở lưng chừng núi, vừa được mở, có nhiều khúc quanh, vực sâu khắc nghiệt. Mỗi cỗ pháo nặng 2 tấn, bộ đội kéo pháo bằng tay.
"Anh Tô Vĩnh Diện hy sinh trên đường kéo pháo ra. Trong tình huống cỗ pháo có nguy cơ tuột xuống vực, anh đã lấy toàn bộ sức lực và thân mình cản lại, bị cỗ pháo nặng đè lên người. Hôm ấy, chỉ còn hai ngày nữa là Tết Giáp ngọ.
"Pháo có việc gì không?" - Diện thều thào hỏi đồng đội, trước khi anh trút hơi thở cuối cùng" - cụ Cư kể.
Bộ đội kéo pháo ra giữa những ngày Tết, cheo reo trên những lưng núi Tây Bắc cao vòi vọi, chuẩn bị trận địa chắc chắn xong, lại kéo pháo vào. Đến ngày 8-3, khi trọng pháo 105 ly của quân đội tướng Giáp đã chiếm lĩnh trận địa, chỉ cách Him Lam 3-4km, địch vẫn chưa hề hay biết, chúng còn "chưa thật tin về sự có mặt của lựu pháo ta trên chiến trường Tây Bắc".
Trong nhiều cuộc trò chuyện sau này, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định quyết định "kéo pháo ra", thay đổi phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "tiến chắc, thắng chắc" trong chiến dịch Điện Biên Phủ là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
 

Yuri_Majo

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng chín 2018
147
138
71
18
Lâm Đồng
THCS Phan Chu Trinh
Ở tuổi 90, người cựu binh Phạm Đức Cư vẫn còn rất minh mẫn, ông có thể mô tả cho chúng tôi tường tận những con đường kéo pháo, từng trận địa, các trận đánh cách đây đã 65 năm.
Ông kể lại, thời điểm cuối năm 1953, pháo cao xạ 37 ly và lựu pháo 105 ly là "hàng sang", vừa nhận viện trợ từ Trung Quốc, lần đầu tiên được biên chế trong quân đội của tướng Giáp. Tổng Chỉ huy yêu cầu phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối loại vũ khí này, để quân thù hoàn toàn bất ngờ trước giờ nổ súng. Ta đã quyết định "tặng" cho địch 2.000 trái đạn pháo 105 trong màn "khai cuộc".
Nhưng đó là những cỗ pháo nặng khoảng 2 tấn. Nếu ai đã đến Tây Bắc, đến Điện Biên, đi qua những đèo cao, dốc dài, vực thẳm, thì mới hình dung được sự gian nan của việc đưa pháo vào trận địa, ở những lưng chừng núi, để hướng các nòng pháo vào "lòng chảo" Mường Thanh đợi giờ nhả đạn
hinh1-15570525450122037073839.png

Bộ chỉ huy chiến dịch đã phải thành lập bộ chỉ huy kéo pháo, tư lệnh Lê Trọng Tấn. Sau hơn 1 một tuần gian nan kéo pháo vào, đến ngày 24-1, các khẩu pháo đã được đặt tại trận địa. Nhưng khi trực tiếp đi quan sát, tướng Giáp nhận thấy rằng cuộc chiến đấu chưa thể bắt đầu, do công tác tiếp tế đạn dược sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nổ súng ngay, các trận địa pháo chưa đảm bảo bí mật, chắc chắn. Trong khi đó, giờ nổ súng lại bị lộ
Trong đầu tướng Giáp đã nghĩ đến phương án chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "tiến chắc, thắng chắc", bởi ông mang theo lời dặn dò của Bác Hồ: "Chỉ được thắng không được bại, vì bại là hết vốn".
Ngày 26-1, gặp trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh tại sở chỉ huy, khi được hỏi tình hình, tướng Giáp đã trả lời: "Nếu đánh là thất bại".
Khó khăn đầu tiên của tướng Giáp là giải thích thế nào với các thành viên bộ chỉ huy chiến dịch, nhất là với những người lính đã trải qua bao ngày vất vả, gian nan vượt rừng lội suối để tiến sát sào huyệt kẻ thù, đang háo hức chờ giờ nổ súng.
Trong cuốn hồi ký "Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử", đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại băn khoăn của đồng đội: "Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao?"- Chủ nhiệm Chính trị chiến dịch Lê Liêm nói. "Hậu cần chuyển bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được" - Chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang lo lắng.
Vào thời điểm ấy, tướng Giáp lại nhớ lời Bác Hồ hôm chia tay ở bản Khuôn Tát (Thái Nguyên): "Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại, trao cho chú quyền quyết định". Và ông đã quyết định dứt dạt: kéo pháo ra, chuẩn bị kỹ lưỡng lại, mệnh lệnh kéo pháo ra coi như mệnh lệnh chiến đấu.
hinh-15570526459791115607977.png

Người lính pháo binh Phạm Đức Cư kể rằng, kéo pháo vào đã gian nan, kéo pháo ra còn khó khăn, nguy hiểm gấp bội phần, bởi các con đường kéo pháo đều ở lưng chừng núi, vừa được mở, có nhiều khúc quanh, vực sâu khắc nghiệt. Mỗi cỗ pháo nặng 2 tấn, bộ đội kéo pháo bằng tay.
"Anh Tô Vĩnh Diện hy sinh trên đường kéo pháo ra. Trong tình huống cỗ pháo có nguy cơ tuột xuống vực, anh đã lấy toàn bộ sức lực và thân mình cản lại, bị cỗ pháo nặng đè lên người. Hôm ấy, chỉ còn hai ngày nữa là Tết Giáp ngọ.
"Pháo có việc gì không?" - Diện thều thào hỏi đồng đội, trước khi anh trút hơi thở cuối cùng" - cụ Cư kể.
Bộ đội kéo pháo ra giữa những ngày Tết, cheo reo trên những lưng núi Tây Bắc cao vòi vọi, chuẩn bị trận địa chắc chắn xong, lại kéo pháo vào. Đến ngày 8-3, khi trọng pháo 105 ly của quân đội tướng Giáp đã chiếm lĩnh trận địa, chỉ cách Him Lam 3-4km, địch vẫn chưa hề hay biết, chúng còn "chưa thật tin về sự có mặt của lựu pháo ta trên chiến trường Tây Bắc".
Trong nhiều cuộc trò chuyện sau này, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định quyết định "kéo pháo ra", thay đổi phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "tiến chắc, thắng chắc" trong chiến dịch Điện Biên Phủ là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Em sinh ra ở Điện Biên và giờ em ở Đà Lạt. Ban đầu em thấy tự ti vì quê mình nghèo nhưng sau khi thấy mọi người đã quan tâm, em cảm thấy rất tự hào. Cảm ơn anh đã mang lại những bài viết rất bổ ích!
P/s: Em đã được đi Sở Chỉ huy 2 lần rồi <3
 
Top Bottom