Sinh 10 Quang hợp

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Oxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Từ nơi tạo ra oxi phải qua mấy loại màng để đi ra ngoài?
Câu 2: Trình bày thí nghiệm chứng minh Oxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O
Câu 3: Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua 1 lăng kính vào 1 sợi tảo dài trong dung dịch có các phân tử hiếu khí. Khi quan sát dưới kính hiển vi nhận thấy vi khuẩn tập chung ở 2 đầu của sợi tảo, số lượng ở 2 đầu khác nhau rõ rệt. Giải thích?
Câu 4: Tại sao quá trình quang hợp cần pha sáng trong khi ATP cần cho pha tối có thể lấy từ hô hấp?
Câu 5: Một vùng khí hậu biến đổi trở lên khô nóng hơn thì tỉ lệ các loài C3, C4 và CAM thay đổi như thế nào? Tại sao dùng phương pháp nhuộm màu bằng I- ốt tại các tiêu bản giải phẫu thực vật lại phân biệt được lá C3, C4?
P/s: Các bạn làm nhé, kết quả mình sẽ bình luận vào bài viết sau
 

que6789

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2014
321
166
76
Thanh Hóa
THPT Dương Đình Nghệ
câu 1
- Nguồn gốc của oxi trong quang hợp : Từ H2O qua quá trình quang phân ly ở pha sáng.
- Đi qua các lớp màng:
Quá trình quang phân ly diễn ra ở xoang tilacoit. Do đó, sau khi được tạo ra ôxi phải đi qua những lớp màng: Màng tilacoit –> màng kép của lục lạp->
màng sinh chất.
câu 2:
Thí nghiệm chứng minh Oxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O
- Sử dụng đồng vị phóng xạ của ôxi (18O).
- TN1: Sử dụng H2O có 18O -> ôxi thải ra là 18O.
- TN2: Sử dụng CO2 có 18O -> ôxi thải ra không phải là 18O.
=>KL: Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
câu 3:
- Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua một lăng kính, các tia sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ-> tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy một đầu sợi tảo được chiếu tia đỏ và một đầu được chiếu tia tím. Đây là 2 vùng quang phổ được diệp lục hấp thụ nhiều và QH xảy ra mạnh nhất -> thải nhiều ôxi nhất -> VK hiếu khí tập trung ở 2 đầu của sợi tảo.
- Số lượng VK tập trung ở 2 đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt, cụ thể là đầu sợi tảo được chiếu tia sáng đỏ, SL VK nhiều hơn là do tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím. Cường độ QH chỉ phụ thuộc vào số lượng photon không phụ thuộc vào Q photon. Tia đỏ có mức Q thấp hơn ->cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của tia đỏ nhiều gấp đôi tia tím -> IQH cao hơn -> giải phóng nhiều ôxi hơn.
câu 4:
Quá trình quang hợp cần pha sáng trong khi ATP cần cho pha tối có thể lấy từ hô hấp vì:
- Do pha tối ngoài sử dụng ATP còn phải sử dụng NADPH, NADPH chỉ có thể lấy từ pha sáng.
- Ngoài ra năng lượng ATP lấy từ pha sáng sẽ thuận lợi hơn khi lấy từ hô hấp vì khỏi phải vận chuyển nơi khác đến. Pha sáng thông qua phosphorin hóa vòng, không vòng hoàn toàn có thể cung cấp năng lượng ATP và NADPH cho pha tối.
câu 5:
*Vùng khí hậu biến đổi trở lên khô nóng hơn thì tỉ lệ các loài C3, C4 và CAM thay đổi là:
-Tỉ lệ các loại C3 giảm, loài C4 và CAM tăng.
- Môi trường nóng không thích hợp với C3 do nhu cầu nước của chúng rất cao nhưng thời gian mở khí khổng lại ngắn lại -> không có động lực vận chuyển nước, cây dễ héo và chết. Mặt khác hô hấp sang xảy ra mạnh mẽ làm hao hụt nhiều sản phẩm quang hợp.
- Thực vật C4, CAM không bị ức chế bởi O2 cao trong tế bào, thích nghi với môi trường khô nóng sẽ dần chiếm lĩnh vùng khí hậu này.
*Dùng phương pháp nhuộm màu bằng I- ốt tại các tiêu bản giải phẫu thực vật lại phân biệt được lá C3, C4
Vì:
- Lá cây C3 có tế bào mô giậu phát triển, tế bào bao bó mạch không phát triển, nên khi nhuộm Iot thì tế bào mô giậu bắt màu xanh, tế bào bao bó mạch không bắt màu xanh.
- Lá cây C4 có tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều phát triển, nên khi nhuộm Iot thì cả tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều bắt màu xanh.
Nguồn học liệu cô dạy đưa
 
  • Like
Reactions: Thùy TThi

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
câu 1
- Nguồn gốc của oxi trong quang hợp : Từ H2O qua quá trình quang phân ly ở pha sáng.
- Đi qua các lớp màng:
Quá trình quang phân ly diễn ra ở xoang tilacoit. Do đó, sau khi được tạo ra ôxi phải đi qua những lớp màng: Màng tilacoit –> màng kép của lục lạp->
màng sinh chất.
câu 2:
Thí nghiệm chứng minh Oxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O
- Sử dụng đồng vị phóng xạ của ôxi (18O).
- TN1: Sử dụng H2O có 18O -> ôxi thải ra là 18O.
- TN2: Sử dụng CO2 có 18O -> ôxi thải ra không phải là 18O.
=>KL: Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
câu 3:
- Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua một lăng kính, các tia sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ-> tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy một đầu sợi tảo được chiếu tia đỏ và một đầu được chiếu tia tím. Đây là 2 vùng quang phổ được diệp lục hấp thụ nhiều và QH xảy ra mạnh nhất -> thải nhiều ôxi nhất -> VK hiếu khí tập trung ở 2 đầu của sợi tảo.
- Số lượng VK tập trung ở 2 đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt, cụ thể là đầu sợi tảo được chiếu tia sáng đỏ, SL VK nhiều hơn là do tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím. Cường độ QH chỉ phụ thuộc vào số lượng photon không phụ thuộc vào Q photon. Tia đỏ có mức Q thấp hơn ->cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của tia đỏ nhiều gấp đôi tia tím -> IQH cao hơn -> giải phóng nhiều ôxi hơn.
câu 4:
Quá trình quang hợp cần pha sáng trong khi ATP cần cho pha tối có thể lấy từ hô hấp vì:
- Do pha tối ngoài sử dụng ATP còn phải sử dụng NADPH, NADPH chỉ có thể lấy từ pha sáng.
- Ngoài ra năng lượng ATP lấy từ pha sáng sẽ thuận lợi hơn khi lấy từ hô hấp vì khỏi phải vận chuyển nơi khác đến. Pha sáng thông qua phosphorin hóa vòng, không vòng hoàn toàn có thể cung cấp năng lượng ATP và NADPH cho pha tối.
câu 5:
*Vùng khí hậu biến đổi trở lên khô nóng hơn thì tỉ lệ các loài C3, C4 và CAM thay đổi là:
-Tỉ lệ các loại C3 giảm, loài C4 và CAM tăng.
- Môi trường nóng không thích hợp với C3 do nhu cầu nước của chúng rất cao nhưng thời gian mở khí khổng lại ngắn lại -> không có động lực vận chuyển nước, cây dễ héo và chết. Mặt khác hô hấp sang xảy ra mạnh mẽ làm hao hụt nhiều sản phẩm quang hợp.
- Thực vật C4, CAM không bị ức chế bởi O2 cao trong tế bào, thích nghi với môi trường khô nóng sẽ dần chiếm lĩnh vùng khí hậu này.
*Dùng phương pháp nhuộm màu bằng I- ốt tại các tiêu bản giải phẫu thực vật lại phân biệt được lá C3, C4
Vì:
- Lá cây C3 có tế bào mô giậu phát triển, tế bào bao bó mạch không phát triển, nên khi nhuộm Iot thì tế bào mô giậu bắt màu xanh, tế bào bao bó mạch không bắt màu xanh.
- Lá cây C4 có tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều phát triển, nên khi nhuộm Iot thì cả tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch đều bắt màu xanh.
Nguồn học liệu cô dạy đưa
Èo, y hệt đáp án tài liệu mà cô mình đưa ^^
 
Top Bottom