Cho em hỏi là nếu mà một điểm nằm trên vật ngoài tiêu cự còn điểm kia ở bên trong tiêu cự thì ảnh của nó có phải là đường thẳng nối hai điểm k ạ
Vd : Vật AB dài 10cm đặt dọc theo trục chính của 1 thấu kính hội tụ có f=20cm điểm A cách tk 20 cm .Vẽ ảnh của AB qua tk
Xin lỗi vì đã không đọc kỹ câu hỏi của bạn!
Theo như mình biết thì khi vật đặt trên mặt phẳng vuông góc với trục chính và đi qua tiêu điểm của TKHT thì các tia tới TK cho các tia ló song song với nhau, tức là không tạo ảnh. Do đó, nếu một vật có một phần nằm trong khoảng tiêu cự, một phần ngoài khoảng tiêu cự (tức là vật nằm ngang, ở về hai phía của mặt phẳng nói trên) thì ảnh của vật bị “bẻ gãy” phần vật nằm phía ngoài cho ảnh thật, nằm phía bên kia TK, phần vật nằm phía trong khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh ảo nằm cùng phía với vật so với TK và phần vật nằm trên mp nói trên sẽ không cho ảnh.
Câu hỏi của bạn thú vị thật!