Hóa 12 Polime và vật liệu polime

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A - POLIME
I. Khái niệm, phân loại và đặc điểm cấu trúc

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
Tên polime = ghép từ “poli” trước tên polime
Polime phân loại theo nguồn gốc: polime tổng hợp, polime thiên nhiên và polime bán tổng hợp
Đặc điểm cấu trúc: mạch nhánh, mạch không nhánh, mạch không gian.
II. Tính chất vật lí
Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy cố định, khó hòa tan trong các dung môi thông thường, nhiều chất có tính cách điện, cách nhiệt, một số có tính dẻo, tính đàn hồi,..
III.Tính chất hóa học
Phản ứng phân cắt mạch polime: phản ứng thủy phân hoặc giải trùng hợp hay đề polime hóa
upload_2019-8-25_16-35-44.png
Phản ứng giữ nguyên mạch: thường là phản ứng thế hay cộng. Thí dụ:
upload_2019-8-25_16-35-53.png
Phản ứng tăng mạch polime: thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hoặc mạng không gian. Ví dụ
upload_2019-8-25_16-36-3.png
IV. Phương pháp điều chế
1. Phản ứng trùng hợp

Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
Điều kiện phản ứng: phân tử có liên kết bội hoặc vòng kém bền
Thí dụ
upload_2019-8-25_16-36-13.png
2. Phản ứng trùng ngưng
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H2O)
Điều kiện phản ứng: trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng
Thí dụ
upload_2019-8-25_16-36-22.png
B – VẬT LIỆU POLIME
1. Chất dẻo

Khái niệm: Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
Một số polime dùng làm chất dẻo:
Polietilen (PE) : (-CH2 – CH2-)n
Poli(vinyl clorua) (PVC): (-CH2-CHCl-)n
Poli(metylmetacrylat): (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
Poli(phenol- fomandehit) (PPF) có 3 dạng : nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.
Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
2. Tơ
Khái niệm: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
Tơ được chia làm 2 loại:
- Tơ tự nhiên: bông, len, tơ tằm, len lông cừu...
- Tơ hóa học gồm:
Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp) như nilon-6,6, lapsan,..
Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ thiên nhiên nhưng lại được con người chế biến bằng phương pháp hóa học) như visco, xenlulozo axetat.
3. Cao su
Khái niệm: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
Có 2 loại cao su
Cao su thiên nhiên: là polime của isopren với hệ số trùng hợp n = 1500 - 15000. Khi tác dụng với lưu huỳnh tạo thành cao su lưu hóa có tính chất đặc biết hơn cao su thường.
Cao su tổng hợp: được điều chế từ ankadien bằng phản ứng trùng hợp. Ví dụ: cao su buna, cao su buna-N, caosu buna- S,...
4. Keo dán
Khái niệm: Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.
Một số loại keo dán thông dụng: keo epoxi, keo dán ure -fomandehit, nhựa săm, keo hồ tinh bột.
 
Top Bottom