pin điện hóa

S

segtdhkiul

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình có tham gia khóa luyện thi bảo đảm của học mãi.
phần bài tập đính kèm có mấy bài mình hok bít làm.mong các bạn xem xét giùm với.mình gà lắm mong các bạn giải chi tiết với
mình xin cảm ơn nhiều

Câu 21: Một lá sắt đang tác dụng với dung dịch H2SO4 loóng, nếu thờm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thỡ lượng bọt khí H2
A. bay ra không đổi. B. khụng bay ra nữa. C. bay ra ít hơn. D. bay ra nhiều hơn.
Câu 22: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl cú lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 23: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3 ; - (2): Nhỳng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 ;
- (3): Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 ;
- (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
 
M

mhuong29

Câu 21: Fe + H2SO4(l)= FeSO4 + H2
Khi thêm vài giọt dd CuSO4 vào sẽ xảy ra p.ứng
Fe + CuSO4= FeSO4 + Cu
Do Cu tạo ra bám vào Fe, cùng nằm trong dd chất điện li là dd H2SO4 nên xảy ra ăn mòn điện hoá (Bạn xem lại phần điều kiện xảy ra qt ăn mòn điện hoá nha).
Tại Anot: Fe= Fe(2+) + 2e
Catot: 2H(+) + 2e= H2
Như vậy lượng H2 bây ra nhiều hơn. Chọn D.
 
M

mhuong29

Câu 22: Câu này chủ yếu dựa vào đk xảy ra ăn mòn điện hoá. Nhúng thanh Fe vào:
a, dd HCl: Lúc này mới chỉ có Fe làm điện 1 điện cực nên ko thể xảy ra ăn mòn đh đc.
b, dd CuCl2: Đã có 2 điện cực là Fe và Cu cùng nằm trong 1 dd chất điện li, nên Fe sẽ nhường e và bị ăn mòn.
c, dd FeCl3: Tương tự như câu a: mới chỉ có 1 cực là Fe.
d, ddHCl có lẫn CuCl2: Tương tự như câu b.
Nhuw vậy đáp án đúng là C.
Câu 23: Nếu bạn đã hiểu câu 22 thì chắc chán sẽ làm đc câu này thôi vì nó hoàn toàn giống nhau mà.
( Theo tớ làm thì như vậy, mong các bạn đóng góp ý kiến nha!)
 
S

segtdhkiul

mình hiểu rồi .rất cảm ơn vì sự nhiệt tình của bạn.bạn có nick yahoo ko .có j mình trao đổi bài vở
 
S

segtdhkiul

a. mình có 1 thắc mắc nhỏ.
trong điều kiện để xuất hiện ăn mòn điện hóa phải có " Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li."
vậy các dung dịch chất điện li là các dung dịch như thế nào
 
M

mhuong29

Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion đó, mình nhớ không nhầm thì học ở c.trình lớp 11 thì phải, bạn thử xem lại coi cho kĩ hơn. Chất điện li ví dụ như axit, baxo và muối.
 
Top Bottom