Phương pháp: Sử dụng phương trình ion - electron

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên tắc:
Đôi khi có một số bài tập không thể giải theo các phương trình phân tử được mà phải giải dựa theo phương trình ion. Việc giải bài toán hóa học bằng phương pháp ion giúp chúng ta giảm số lượng ẩn số trong bài toán, đồng thời hiểu được bản chất của quá trình phản ứng.

Ví dụ phản ứng giữa hỗn hợp dung dịch axit với dung dịch bazơ đều có chung một phương trình ion là
H+ + OH- => H2O
hoặc phản ứng của Cu kim loại với hỗn hợp dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 là
3Cu + 8H+ + 2NO3- => 3Cu2+ + 2NO­ + 4H2O...
Bài 1:
Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Tính thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc ?
Bài 2:
Dung dịch X chứa dung dịch NaOH 0,2M và dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X. Tính lượng kết tủa thu được?
 
C

cobemongmo95

Bài 1:
Dung dịch X chứa dung dịch NaOH 0,2M và dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam. B. 5 gam. C. 10 gam. D. 0 gam.
Bài 2:
Hòa tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,78 gam. B. 1,56 gam. C. 0,81 gam. D. 2,34 gam.
Bài 3:
Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
A. 2,88 gam. B. 3,92 gam. C. 3,2 gam. D. 5,12 gam.
 
H

hoa_heo

Bài 3:
Phương trình ion:
Cu + 2Fe3+ => 2Fe2+ + Cu2+
0,005 => 0,01 mol
.....................3Cu + 8H+ + 2NO3- => 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Ban đầu: ...............0,15..... 0,03 mol => H+ dư.
Phản ứng: 0,045......0,12.....0,03 mol
=> mCu tối đa = (0,045 + 0,005)*64 = 3,2 gam. (Đáp án C)
 
C

cobemongmo95

Bài tập:
Hòa tan hoàn toàn 7,74 gam một hỗn hợp gồm Mg, Al bằng 500 ml dung dịch gồm H2SO4 0,28M và HCl 1M thu được 8,736 lít H2 (đktc) và dung dịch X.
Thêm V lít dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X thu được lượng kết tủa lớn nhất.
a) Số gam muối thu được trong dung dịch X là
A. 38,93 gam. B. 38,95 gam.
C. 38,97 gam. D. 38,91 gam.
b) Thể tích V là
A. 0,39 lít. B. 0,4 lít.
C. 0,41 lít. D. 0,42 lít.
c) Lượng kết tủa là
A. 54,02 gam. B. 53,98 gam.
C. 53,62 gam. D. 53,94 gam.
 
N

ngongnho

Bài 3:
Phương trình ion:
Cu + 2Fe3+ => 2Fe2+ + Cu2+
0,005 => 0,01 mol
.....................3Cu + 8H+ + 2NO3- => 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Ban đầu: ...............0,15..... 0,03 mol => H+ dư.
Phản ứng: 0,045......0,12.....0,03 mol
=> mCu tối đa = (0,045 + 0,005)*64 = 3,2 gam. (Đáp án C là đáp án đúng)
 
N

ngongnho

câu 1:
Quy hỗn hợp 0,1molFe2O3 và 0,1molFeO thành 0,1molFe3O4.
Hỗn hợp X gồm: (Fe3O4=0,2mol;Fe=0,1mol) tác dụng với dung dịch Y
Fe3O4+8H+→ Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O
0,2 → 0,2 0,4 mol
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2­
0,1 → 0,1 mol
Dung dịch Z: (Fe2+:0,3mol;Fe3+:0,4mol) + Cu(NO3)2:
3Fe2+ + NO−3 + 4H+ → 3Fe3+ + NO­ + 2H2O
0,3 0,1 0,1 mol
⇒ VNO= 0,1´22,4=2,24lít.
nCu(NO3)2=0,05mol
⇒ VddCu(NO3)2=0,05:1=0,05lít (hay50ml).
 
N

ngongnho

câu 1:
nCo2 =0,35mol ; nNaOH=0,2mol; nCa(OH)2=0,1mol.
Þ Tổng: nOH−=0,2+0,1´2=0,4mol và nCa2+=0,1mol.
Phương trình ion rút gọn:
CO2 + 2OH− → CO2−3 + H2O
0,35 0,4
0,2 → 0,4 → 0,2 mol
⇒ nCO2dư=0,35−0,2=0,15mol
tiếp tục xẩy ra phản ứng:
CO2−3 + CO2 + H2O → 2HCO−3
Ban đầu: 0,2 0,15 mol
Phản ứng: 0,15 → 0,15 mol
⇒ nCO2−3 còn lại bằng 0,15 mol
⇒ nCaCO3= 0,05 mol
⇒ mCaCO3= 0,05.100 = 5 gam.
 
N

ngongnho

câu 2:
Phản ứng của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ với H2O:
M + nH2O → M(OH)n + $
Từ phương trình ta có:
nOH−=2nH2=0,1mol.
Dung dịch A tác dụng với 0,03 mol dung dịch AlCl3:
Al3+ + 3OH− → Al(OH)3¯
Ban đầu: 0,03 0,1mol
Phản ứng: 0,03 → 0,09 → 0,03 mol
⇒ nOH−dư=0,01mol
tiếp tục hòa tan kết tủa theo phương trình:
Al(OH)3 + OH− → AlO−2 + 2H2O
0,01 → 0,01mol
Vậy: mAl(OH)3=78.0,02=1,56gam.
 
Top Bottom