Phương pháp giải các dạng bài tập di truyền học quần thể.

T

thangheo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình mới tìm đựơc cái này của thầy Phạm Ngọc Hải ở trường Tánh Linh, thấy hay nên post cho mọi người cùng xem.
I. TÍNH TẦN SỐ CỦA MỖI ALEN TRONG QUẦN THỂ.
I. 1. Tính tần số của các alen khi biết thành phần kiểu gen của quần thể (gen nhóm máu)
Ví dụ 1 : Tính tần số đối với một gen có 2 alen. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau : 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Hãy tính tần số của alen A và alen a trong quần thể trên ?
Phương pháp : Đây là dạng bài tập đầu tiên nên giáo viên hướng dẫn học sinh các bước giải một cách cụ thể, để giúp các em hình dung rõ
* Cách 1 : Tính theo tổng số alen :
- Tổng số alen A : 0,6 x 2 + 0,2 = 1,4
- Tổng số alen a : 0,2 x 2 + 0,2 = 0,6
- Tổng số alen trong quần thể : 1,4 + 0,6 = 2.
- Tỉ lệ alen A = tần số alen A : pA = 1,4 : 2 = 0,7
- Tỉ lệ alen a = tần số alen a : qa = 0,6 : 2 = 0,3
* Cách 2 : Tính theo tỉ lệ loại giao tử
- Cơ thể có kiểu gen AA khi giảm phân cho loại giao tử A = 0,6
- Cơ thể có kiểu gen Aa khi giảm phân cho loại hai giao tử A = a = 0,2 : 2
- Cơ thể có kiểu gen aa khi giảm phân cho loại giao tử a = 0,2.
Vậy tỉ lệ loại giao tử A= tần số alen A : pA = 0,6 + (0,2 : 2) = 0,7
Vậy tỉ lệ loại giao tử a = tần số alen a : qa = 0,2 + (0,2 : 2) = 0,3
I. 2. Tính tần số của các alen khi biết số lượng kiểu hình của mỗi quần thể
Ví dụ : Ở một loài động vật có : Cặp alen AA quy định lông đen gồm có 205 cá thể. Cặp alen Aa quy định lông nâu gồm có 290 cá thể. Cặp alen aa quy định lông trắng có 5 cá thể. Hãy tính tần số của alen A và alen a trong quần thể ?


Phương pháp :
Yêu cầu của dạng bài tập này là tính tần số của mỗi alen nhưng dữ kiện bài toán cho biết số lượng của mỗi dạng kiểu hình.
- Tổng số cá thể trong quần thể : 205 + 290 + 5 = 500 cá thể.
- Tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể : 205 : 500 = 0,41.
- Tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể : 290 : 500 = 0,58.
- Tỉ lệ kiểu gen aa trong quần thể : 5 : 500 = 0,01.
Vậy cấu trúc di truyền của quần thể : 0,41AA : 0,58Aa : 0,01aa
Đến đây, giáo viên yêu cầu học sinh tính tần số của mỗi alen tương tự như ví dụ 1 ở dạng bài tập 1. Cụ thể :
- Tần số alen A : pA = 0,41 + (0,58 : 2) = 0,7
- Tần số alen a : qa = 0,01 + (0,58 : 2) = 0,3
I. 3. Tính tần số của các alen khi biết tỉ lệ kiểu hình đồng hợp lặn hay tỉ lệ kiểu hình trội khi quần thể đang ở trạng thái cân bằng
* Ví dụ 1: Trong một quần thể thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Hãy tính tần số của mỗi alen biết rằng trong quần thể có 16% cây hoa trắng.
Phương pháp :
Ta biết cây hoa trắng có kiểu gen aa, có tần số q2 = 16% = 0,16.
Vậy tần số của alen a : qa = 0,4.  Tần số của alen A : pA = 1 – 0,4 = 0,6.
* Giáo viên nên lưu ý với học sinh : công thức trên chỉ áp dụng khi quần thể đã đạt trạng thái cân bằng.
* Ví dụ 2 : Ở một loài động vật, tính trạng không sừng là tính trạng trội so với tính trạng có sừng. Khi nghiên cứu một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thấy có 84% cá thể không sừng. Hãy tính tần số của mỗi alen trong quần thể ?
Phương pháp :
Khi giải bài tập này, học sinh thường hay áp dụng phương pháp sau
Cá thể không sừng là tính trạng trội nên có kiểu gen AA + Aa có thành phần kiểu gen :
p2AA + 2pqAa = 0,84. Mặt khác p + q = 1. Vậy p = 0,6 và q = 0,4.
Đối với phương pháp giải này, sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện các phép tính nên giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành theo phương pháp sau :
Trong quần thể có 84% cá thể không sừng. Vậy số cá thể có sừng là 16%.
Cá thể có sừng là tính trạng lặn có kiểu gen aa = 0,16. Vậy tần số của alen a = 0,4  tần số alen A : pA = 1 – 0,4 = 0,6.
* Ví dụ 3 : Giả sử trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số của các nhóm màu là : A = 0,45 ; B = 0,21 ; O = 0,04. Gọi p, q, r là tần số của alen IA, IB, IO. Tần số của các alen p, q, r trong quần thể trên là bao nhiêu ?
Phương pháp :
Đối với dạng bài tập này khác với dạng bài tập trên là trong quần thể có 3 alen.
Kí hiệu kiểu gen của từng nhóm máu :
Nhóm máu O có kiểu gen IOIO có tỉ lệ kiểu gen r2 = 0,04. Vậy r = 0,2.
Nhóm máu A : IAIA, IAIO có tỉ lệ kiểu gen p2 + 2pr = 0,45.
Thay r = 0,2 ta tìm được p = 0,5.
Ta có p + q + r = 1  q = 1 – p – r = 1 – 0,2 – 0,5 = 0,3.
Bài tập áp dụng : Ở một loài thực vật, A quy định khả năng kháng độc ; alen a không có khả năng này. Người ta tiến hành gieo 1000 hạt trên đất nhiễm độc thấy có 960 cây con phát triển bình thường. (Các điều kiện ngoại cảnh khác cực thuận). Hãy tính tần số alen A và alen a trong quần thể trên ?
I. 4. Tính tần số của các alen trong một số trường hợp đặc biệt
I. 4. 1. Tính tần số của alen khi có sự tác động của đột biến gen
Ví dụ : Quần thể ban đầu của một loài thực vật có 301 cây hoa đỏ ; 402 cây hoa hồng ; 304 cây hoa trắng. Biết rằng, trong quá trình phát sinh giao tử có xảy ra đột biến alen A thành alen a với tần số 20%. Trong quần thể không chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên, các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống như nhau. Hãy xác định tần số của alen A và alen a của quần thể trên sau khi có quá trình đột biến.
Phương pháp :
Theo bài ra, quần thể ban đầu của một loài thực vật có 301 cây hoa đỏ ; 402 cây hoa hồng ; 304 cây hoa trắng.
Vậy tỉ lệ kiểu gen của quần thể : 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3aa.
Tần số của mỗi alen trước đột biến :
- Tần số alen A : pA = 0,3 + (0,4 : 2) = 0,5
- Tần số alen a : qa = 0,3 + (0,4 : 2) = 0,5
Sau khi xảy ra đột biến, alen A bị biến đổi thành alen a với tần số 20%, có nghĩa là alen A bị giảm và alen a tăng lên. Cụ thể :
- Tần số alen A : pA = 0,5 – [(0,5 x 20) : 100] = 0,4
- Tần số alen a : qa = 0,5 + [(0,5 x 20) : 100] = 0,6
I. 4. 2. Tính tần số của các alen khi có sự tác động của chọn lọc tự nhiên
Ví dụ : Ở gà, kiểu gen AA quy định mỏ rất ngắn đến mức trứng không mỏ vỡ được vỏ trứng để chui ra, làm gà con chết ngạt ; kiểu gen Aa quy định mỏ ngắn ; kiểu gen aa quy định mỏ dài ; gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi cho gà mỏ ngắn giao phối với nhau. Hãy xác định tần số alen A và alen a ở thế hệ F3. Biết không có đột biến, các thế hệ ngẫu phối.
Phương pháp :
Ở nội dung bài này, giáo viên nên lưu ý về kiểu gen gây chết (AA), qua mỗi thế hệ, thành phần kiểu gen có sự thay đổi.
P : Aa x Aa  Thành phần kiểu gen của F1 : 1/4AA + 1/2Aa + 1/4aa  kiểu gen AA gây chết
F1 x F1  (2/3Aa + 1/3aa) x (2/3Aa x 1/3aa)  F2 : 1/9AA + 4/9Aa + 4/9aa  Kiểu gen 1/9AA gây chết
F2 x F2  (1/2Aa + 1/2aa) x (1/2Aa x 1/2aa)
Thành phần kiểu gen ở hợp tử F3 : 1/16AA + 6/16Aa + 9/16aa
Tần số alen A : p(A) = 1/5 ; q(a) = 4/5.
Như vậy, dưới tác dụng của chọn lọc thì tần số alen A ngày càng giảm và tần số alen a ngày càng tăng.
I. 4. 3. Tính tần số của các alen khi có sự di nhập gen
Ví dụ : Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trưởng thành sống trong một vườn thực vật có tần số alen Est 1 là 0,90. Một quần thể sóc khác sống ở một khu rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,50. Do thời tiết mùa đông khác nghiệt đột ngột, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể thực vật để tìm thức ăn và hoà nhập và quần thể sóc trong vườn thực vật. Tần số alen Est 1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau sự di cư này là bao nhiêu ?
Phương pháp :
- Tổng số cá thể sóc mang alen Est 1 của 160 cá thể sống trong vườn thực vật
160 x 0,9 = 144 (cá thể)
- Tổng số cá thể sóc mang alen Est 1 của 40 cá thể di cư từ quần thể rừng sang vườn thực vật : 40 x 0,5 = 20 (cá thể)
 Tổng số cá thể sóc mang alen Est 1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau khi có sự di nhập gen : 144 + 20 = 164 (cá thể)
- Tổng số cá thể trong quần thể sóc ở vườn thực vật sau khi có sự di nhập gen : 200.
- Tần số alen Est 1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau khi có sự di nhập gen :
164 : 200 = 0,82
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
II. 1. Xác định trạng thái cân bằng của quần thể khi biết cấu trúc di truyền của quần thể.
Ví dụ : Cho quần thể có cấu trúc di truyền là : 0,6AA : 0,2 Aa : 0,2 aa. Hãy cho biết quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền không ?
Phương pháp :
Cách 1 : Áp dụng công thức của định luật Hacđi – Vanbec để chứng minh
- Tần số của alen A : pA = 0,6 + 0,2 : 2 = 0,7
- Tần số của alen a : qa = 0,2 + 0,2 : 2 = 0,3
Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng thỏa mãn công thức : p2 AA : 2pq Aa : q2 aa (1)
Thay pA = 0,7 ; qa = 0,3 vào (1)
ta có : 0,72 AA : 2 x 0,7 x 0,3 Aa : 0,32 aa  0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
Thành phần kiểu gen không phù hợp với bài ra nên quần thể không cân bằng.
Cách 2 :
Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát : 0,6AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
Công thức của định luật Hacđi – Vanbec : p2 AA : 2pq Aa : q2 aa
Đối chiếu giá trị của AA, Aa, aa giữa thế hệ xuất phát với công thức của định luật, ta có : p2 = 0,6
q2 = 0,2
2pq = 0,2

So sánh giá trị của p2 x q2 và (2pq/2)2, ta thấy : p2 x q2 # (2pq/2)2. Vậy quần thể không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
* Lưu ý :
- Cách 1 : Thường không áp dụng khi xác định trạng thái cân bằng của quần thể đối với hình thức thi trắc nghiệm vì phải dùng nhiều phép toán nhưng giáo viên vẫn hướng dẫn đối với học sinh phương pháp này để học sinh xác định thành phần kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng.
- Cách 2 : Thường được áp dụng đối với việc xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể đối với hình thức tri trắc nghiệm vì phương pháp này đơn giản và nhanh gọn để dễ dàng tìm ra đáp án đúng.
II. 2. Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể khi biết số lượng của mỗi loại kiểu hình.
Ví dụ : Ở một loài động vật có : Cặp alen AA quy định lông đen gồm có 205 cá thể. Cặp alen Aa quy định lông nâu gồm có 290 cá thể. Cặp alen aa quy định lông trắng có 5 cá thể. Xác định tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền ?
Phương pháp :
Sau khi học sinh đã giải các dạng bài tập về xác định tần số của mỗi alen trong quần thể sẽ dễ dàng tìm được cấu trúc di truyền của quần thể trên là :
0,41AA : 0,58 Aa : 0,01 aa.
- Tần số alen A : pA = 0,41 + (0,58 : 2) = 0,7
- Tần số alen a : qa = 0,01 + (0,58 : 2) = 0,3
Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng thỏa mãn công thức của định luật Hacđi – Vanbec : p2 AA : 2pq Aa : q2 aa (1)
Thay pA = 0,7 ; qa = 0,3 vào (1)
ta có : 0,72 AA : 2 x 0,7 x 0,3 Aa : 0,32 aa  0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
Vậy, tỉ lệ mỗi loại kiểu hình của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền là
- Lông đen (AA) : 49%
- Lông đốm (Aa) : 42%
- Lông trắng (aa) : 9%
* Như vậy, thực chất của bài tập này là yêu cầu học sinh xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể khi biết số lượng của mỗi loại kiểu hình ở thế hệ xuất phát.
 
T

thangheo

II. 3. Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể khi kiểu hình tổng quát.
Ví dụ : Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Hãy cho biết quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền
- Trường hợp 1 : Quần thể gồm toàn cây hoa trắng
- Trường hợp 2 : Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ
Phương pháp : Đối với dạng bài tập xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể theo trường hợp này là một dạng bài tập mới đối với học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ở trường hợp 1, yêu cầu học sinh tiến hành ở trường hợp 2.
Theo bài ra, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Vậy, đối với trường hợp 1 : Cây hoa trắng có kiểu gen aa, theo công thức có tỉ lệ kiểu gen q2. Quần thể gồm toàn cây hoa trắng có q2 = 1  p2 = 0 ; 2pq = 0.
Áp dụng công thức : p2 x q2 = 1 x 0 = 0 ; (2pq/2)2 = (0/2)2 = 0
So sánh giá trị của p2 x q2 và (2pq/2)2, ta thấy : p2 x q2 = (2pq/2)2. Vậy quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
Trường hợp 2, học sinh tiến hành và thường chỉ giải quyết 1 trường hợp là quần thể gồm toàn cây hoa đỏ đồng hợp ; chứ chưa giải quyết trường hợp quần thể gồm toàn cây hoa trắng dị hợp và vừa có cây hoa đỏ dị hợp và đồng hợp.
- Khi quần thể gồm toàn cây hoa đỏ đồng hợp, ta có : p2 = 1  q2 = 0 ; 2pq = 0.
Áp dụng công thức : p2 x q2 = 1 x 0 = 0 ; (2pq/2)2 = (0/2)2 = 0
So sánh giá trị của p2 x q2 và (2pq/2)2, ta thấy : p2 x q2 = (2pq/2)2. Vậy quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
- Khi quần thể gồm toàn cây hoa đỏ dị hợp, ta có : 2pq = 1  q2 = 0 ; p2 = 0
Áp dụng công thức : p2 x q2 = 0 x 0 = 0 ; (2pq/2)2 = (1/2)2 = 0,25
So sánh giá trị của p2 x q2 và (2pq/2)2, ta thấy : p2 x q2 # (2pq/2)2. Vậy quần thể đạt không trạng thái cân bằng di truyền.
- Khi quần thể gồm có cây hoa đỏ đồng hợp và dị hợp, ta có : 2pq # 0 ; p2 # 0  q2 = 0
Áp dụng công thức : p2 x q2 = 0 ; (2pq/2)2 # 0
So sánh giá trị của p2 x q2 và (2pq/2)2, ta thấy : p2 x q2 # (2pq/2)2. Vậy quần thể đạt không trạng thái cân bằng di truyền.
* Sau khi hướng dẫn bài tập trên, giáo viên có thể củng cố kiến thức của học sinh theo hình thức thi trắc nghiệm bằng các câu hỏi sau
Câu hỏi 1 : Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?
a. Quần thể gồm toàn cây hoa màu hồng
b. Quần thể gồm có cây hoa màu đỏ và hoa màu hồng
c. Quần thể gồm có cây hoa màu đỏ và hoa màu trắng
d. Quần thể gồm toàn cây hoa màu đỏ
Câu hỏi 2 : Quaàn theå naøo sau ñaây ôû traïng thaùi caân baèng di truyeàn ?

Quaàn theå Taàn soá kieåu gen AA Taàn soá kieåu gen Aa Taàn soá kieåu gen aa
1 1 0 0
2 0 1 0
3 0 0 1
4 0.2 0.5 0.3
Ñaùp aùn ñuùng laø :
a. 1 vaø 3 b. 2 vaø 3 c. 3 vaø 4 d. 2 vaø 4
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ QUA CÁC THẾ HỆ
III. 1. Xác định cáu trúc di truyền của quần thể tự phối
III. 1. 1. Thế hệ xuất phát của quần thể có 100% thể dị hợp
Ví dụ : Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có kiểu gen dị hợp chiếm 100%. Hãy cho biết thành phần kiểu gen của quần thể sau một, hai thế hệ tự phối ?
Phương pháp :
Khi quần thể xuất phát có 100% thể dị hợp Aa, để tính thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ, học sinh sẽ dễ dàng vận dụng công thức để tính. Cụ thể :
- Ở thế hệ thứ nhất : Aa = 1/2 ; AA = aa = (1 – 1/2)/2 = 1/4
- Ở thế hệ thứ hai : Aa = 1/4 ; AA = aa = (1 – 1/4)/2 = 3/8
III. 1. 2. Thế hệ xuất phát bao gồm thể đồng hợp và thể dị hợp
Ví dụ : Ở thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen 0,4 AA : 0,4Aa : 0,2aa. Hãy cho biết thành phần kiểu gen của quần thể sau một, hai thế hệ tự phối ?
Phương pháp :
Theo hình thức thi tự luận, giáo viên giới thiệu công thức thành phần kiểu gen của quần thể sau các thế hệ tự phối nếu ở thế hệ xuất phát có xAA : yAa : zaa. Cụ thể là :
Khi cho tự phối đến thế hệ thứ n thì thành phần kiểu gen như sau :
+ AA = x + (1-1/2n)y/2
+ Aa = y/2n
+aa = z + (1-1/2n)y/2
Tuy nhiên, theo hình thức thi trắc nghiệm, công thức này có thể nhiều học sinh không nhớ nên giáo viên hướng dẫn phương pháp tìm đáp án nhanh hơn. Cụ thể
- Sau thế hệ tự phối thứ nhất :
+ Aa = 0,4/2 = 0,2.
Như vậy, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm 0,2 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng 0,2 mà kiểu gen đồng hợp gồm có hai kiểu gen là AA và aa  Kiểu gen AA = aa tăng 0,1
Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,4 + 0,1 = 0,5 ; aa = 0,2 + 0,1 = 0,3
Thành phần kiểu gen của quần thể : 0,5AA : 0,2 Aa : 0,3aa
- Qua thế hệ tự thụ phấn tiếp theo :
+ Aa = 0,2/2 = 0,1.
Như vậy, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm 0,1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng 0,1 mà kiểu gen đồng hợp gồm có hai kiểu gen là AA và aa  Kiểu gen AA = aa tăng 0,05
Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,5 + 0,05 = 0,55 ; aa = 0,3 + 0,05 = 0,35
Thành phần kiểu gen của quần thể : 0,55AA : 0,1 Aa : 0,35aa.
* Theo phương pháp này thì học sinh sẽ dễ nhớ và vận dụng nhanh hơn khi tiến hành làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm.
III. 1. 3. Thế hệ xuất phát bao gồm thể đồng hợp và dị hợp, trong quá trình sinh sản có kiểu gen không tham gia sinh sản
Ví dụ : Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Hãy tìm thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ tự phối, biết rằng kiểu gen aa không sinh sản.
Phương pháp :
Theo đề bài, kiểu gen aa không tham gia vào quá trình sinh sản hay trong quá trình sinh sản chỉ có sự tham gia của kiểu gen AA và Aa. Như vậy, thành phần kiểu gen của quần thể tham gia vào quá trình sinh sản : 0,6/0,8AA : 0,2/0,8Aa = 0,75AA : 0,25Aa
Sau khi tính được thành phần kiểu gen của quần thể tham gia vào quá trình sinh sản, áp dụng phương pháp tính ở III. 1. 2, học sinh dễ dàng tính được thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ tự phối là :
0,8125AA : 0,125Aa : 0,0625aa.
III. 2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
III. 2. 1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối khi biết tần số của alen.
Ví dụ : Cho một quần thể ngẫu phối có tần số alen A = 0,8. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối khi ở trạng thái cân bằng.
Phương pháp :
Khi xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng công thức của định luật Hacđi – Vanbec : p2AA : 2pqAa : q2aa
Ta có : pA + qa = 1  qa = 1 - pA = 1 – 0,8 = 0,2
Thay pA = 0,8 ; qa = 0,2 vào công thức, ta có : 0,82AA : 2.0,8.0,2Aa : 0,22aa
= 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
III. 2. 2. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối khi biết cấu trúc di truyền ở thể hệ xuất phát
Ví dụ : Cho một quần thể có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Hãy tính thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối ?
Phương pháp :
Đề bài yêu cầu tính thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối có nghĩa, tính thành phần kiểu gen của quần thể khi cân bằng vì sau một thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng
Tần số của mỗi alen : pA = 0,7 ; qa = 0,3.
Khi quần thể cân bằng, thành phần kiểu gen của quần thể thoã mãn công thức của định luật : p2AA : 2pqAa : q2aa
Thay pA = 0,7 ; qa = 0,3 vào công thức, ta có : 0,72AA : 2.0,7.0,3Aa : 0,32aa
= 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
*Giáo viên có thể mở rộng dạng bài tập này bằng cách cho học sinh tự về nhà làm thêm ví dụ sau : Cho một quần thể có thành phần kiểu gen : 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng có 2000 cá thể thì số lượng từng loại kiểu hình là bao nhiêu ? Biết rằng alen A : thân cao >> alen a : thân thấp
IV. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU GEN
IV. 1. 1. Trên một nhiễm sắc thể chỉ xét một gen có nhiều alen
Ví dụ : Gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ 2 có 5 alen. Hãy cho biết số kiểu gen có thể có trong quần thể ? Cho biết các gen nằm trên NST thường.
Phương pháp : Khi gen nằm trên NST thường, số kiểu gen có thể có trong quần thể được tính theo công thức : n x (n + 1)/2
- Gen thứ nhất có 3 alen thì số kiểu gen là 3 x (3 + 1)/2 = 6 kiểu gen.
- Gen thứ hai có 5 alen thì số kiểu gen là 5 x (5 + 1)/2 = 15 kiểu gen.
Vậy số kiểu gen có thể có tối đa trong quần thể : 6 x 15 = 90 kiểu gen.
IV. 1. 2. Trên một nhiễm sắc thể xét nhiều gen có nhiều alen (có liên kết)
Ví dụ : Gen A và gen B cùng nằm trên cặp NST thứ nhất, trong đ1o gen A có 2 alen (A và a) ; gen B có 2 alen (B và b). Gen D nằm trên cặp NST số 3 có 5 alen. Hãy cho biết số kiểu gen trong quần thể ?
Phương pháp :
Đối với gen D có 5 alen nằm trên NST thì số kiểu gen là 5 x (5 + 1)/2 = 15 kiểu gen.
Đối với 2 gen A và B, để xác định số loại kiểu gen, có thể tính theo 2 cách
* Cách 1 : Tính theo từng nhóm kiểu gen đồng hợp và dị hợp
- Số kiểu gen đồng hợp về cả 2 gen A và B : Có 4 kiểu gen : AB//AB ; Ab//Ab ; aB//aB ; ab//ab
- Số kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen : Có 4 kiểu gen AB//Ab ; AB//aB ; Ab//ab ; aB//ab.
- Kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen có 2 kiểu gen : AB//ab ; Ab//aB
Vậy tổng số kiểu gen về cả 2 gen A và B là 10 kiểu gen.
* Cách 2 : Gen A và gen B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết. Vì hai gen này nằm trên 1 nhiễm sắc thể nên chúng ta có thể xem A, B là một gen M thì số alen của M bằng tích số alen của gen A với số alen của gen B = 2. 2 = 4. (M1 = AB, M2 = Ab, M3 = aB, M4 = ab)
Như vậy, gen M có 4 alen thì số kiểu gen là
* Lưu ý : Trong hai cách tính trên, cách hai được thực hiện đơn giản hơn và đúng cho cả các nhóm gen liên kết có rất nhiều gen, mỗi gen có nhiều alen)
Vậy số kiểu gen có trong quần thể : 10 x 15 = 150 kiểu gen
IV. 2. Xác định kiểu gen trong quần thể khi có gen nằm trên NST thường và có gen nằm trên NST giới tính.
IV. 2. 1. Xác định số kiểu gen khi có gen nằm trên NST thường, gen nằm trên NST giới tính
Ví dụ : Gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, gen thứ hai có 5 alen nằm trên NST giới tính thì số kiểu gen trong quần thể có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen ?
Phương pháp :
Gen thứ nhất nằm trên NSY thường có 3 alen thì số kiểu gen là : 3 x (3 + 1)/2 = 6 kiểu gen.
Gen thứ hai nằm trên NST giới tính có số kiểu gen
- Đối với cặp NST XX : số kiểu gen 5 x (5 + 1)/2 = 10 kiểu gen.
- Đối với cặp NST XY : số kiểu gen là 5 kiểu gen
 Số kiểu gen tạo ra từ gen thứ 2 là 10 + 5 = 15 kiểu gen.
Vậy số kiểu gen có trong quần thể : 6 x 15 = 90 kiểu gen.
IV. 2. 2. Xác định số kiểu gen khi có gen nằm trên NST thường, gen nằm trên NST giới tính X và gen nằm trên NST giới tính Y
Ví dụ : Gen A nằm trên NST giới tính X có 5 alen, gen B nằm trên NST có 8 alen, gen D nằm trên NST giới tính Y có 2 alen. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
* Phương pháp : Gen A và D liên kết với giới tính nên số loại kiểu gen phải được tính theo từng giới tính.
- Ở giới XX, gen A luôn tồn tại thành từng cặp nên số loại kiểu gen tối đa là 15 kiểu gen. Gen D không nằm trên NST giới tính X nên ở giới XX chỉ có một kiểu gen về D  số kiểu gen là 15
- Ở giới XY, gen A luôn tồn tại ở dạng đơn gen (chỉ có trên X mà không có trên Y). Do vậy, số kiểu gen về gen A luôn bằng số loại alen của nó  có 5 kiểu gen. Gen D chỉ có trên Y nên có 2 kiểu gen  ở giới XY, số kiểu gen 10
Tổng số kiểu gen ở hai giới về gen A và D là 15 + 10 = 25 kiểu gen
Gen B nằm trên NST thường có 8 alen nên số kiểu gen là 36 kiểu gen
 Số kiểu gen có thể có trong quần thể 25 x 36 = 900 kiểu gen.
 
B

bongmaquayphagiangho

các bạn có thể tham khảo cuốn sách hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm sinh học bằng phương pháp quy nạp của tg huỳnh quốc thành và huỳnh thị kim cúc.tg viết rất rõ về các công thức tính nhanh của từng dạng toán và mình thấy cuốn đó cũng rất hay
 
V

vichuonchuon

còn dạng bài này làm sao vậy: cho cầu trúc di truyền quần thể như sau: 0.4AABb 0.4AaBb 0.2aabb.người ta tiến hành ch quần thể trên là quần thể trên là quần thể tự thu qua 3 thế hệ.tỉ lệ cơ thể mang 2 căp gen đồng hợp trồi là bao nhiều???
 
T

thanhsangtk11

AABb x AABb = (AAxAA)x(BbXBb)

AABB= 0,4x(1AA)x[(1-(1/2)3)/2]BB=7/40.

Tương tự
-AaBbxAaBb AABB=0,4x[(1-(1/2)^3)/2](AA)x[(1-(1/2)^3)/2]BB = 49/640.

XS theo đề = 7/40+49/640= 161/640.
 
Top Bottom