Hóa phương pháp bảo toàn e . phần 2

T

thachanhtim_0220

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trong bài giảng của thầy e có 1 thắc mắc nhỏ sau :
ở ví dụ cuối trong phần toán dạng 3 _tìm công thức của ôxit sắt. ví dụ như sau:
hòa tan hoàn toàn 46,4 g ôxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc ,nóng vừa đủ thu được 2,24 l khí SO2 (dktc) ôxit sắt và số mol H2SO4 tham gia phản ứng là:
theo lời giải của thầy thì ôxit sắt là Fe3O4 và số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 1 mol.
câu hỏi của e như sau:
theo cách giải của thầy : số mol H2SO4 phản ứng =số mol SO4(trong muối)+ số mol SO2 = 0,9 + 0,1 = 1 mol
nếu tìm số mol SO4 ( trong muối) = 1/2 * số mol e trao đổi
trong đó số mol e trao đổi tìm được trong quá trình S+6 chuyển thành S+4 là 0,2 mol
do đó : số mol SO4 (trong muối ) =1/2 * 0,2 =0,1 mol
như vậy số mol H2SO4 phản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol
thầy giải thích giùm e tại sao lại có sự chênh lệch này? e cảm ơn!
 
S

sieuchuoi10

*Đầu tiên ta cần vượt qua 1 chút về cơ sở lý thuyết:
``_ Vật chất tồn tại độc lập thì phải trung hoà về điện.
``_ Quá trình pứ xảy ra nếu có cũng chỉ là sự thay thế tác nhân mang điện tích âm này bởi tác nhân mang điện tích âm khác, nhưng tổng giá trị điện tích âm mà chúng đóng vai trò thay thế cho nhau thì phải bằng nhau.

*C/m công thức nSO4 2- trong dd muối = 1/2 số mol e-.
``_ Công thức này chỉ đúng khi chất tham gia là Kim loại và Axit H2SO4 đặc nóng. (ví dụ ta sử dụng Fe và H2SO4 đ,n)
``_ Giải thích:
``````+Ban đầu Kim loại Fe trung hoà về điện, sau pu Fe bị oxi hoá trở thành cation dương Fe3+ ==> bị mất 1 số electron (gọi là E1) .
``````+Mà cation này muốn tồn tại thì phải trung hoà về điện nên nó buộc phải hút vào ion trái dấu để hình thành sản phẩm mới trung hoà về điện. xét phân tử H2SO4 đ,n thì có H+ S+6 và O-2, thì trong TH này chỉ có O-2 là có khả năng trung hoà Fe3+. vậy 2 thằng Fe3+ kết hợp với 3 thằng O-2 là đủ --> sản phẩm mới sinh là Fe2O3. Nhưng đang trong môi trường axit H2SO4 nên Fe2O3 vừa tạo ra liền pu trao đổi vs axit và bị hoà tan ra thành muối Fe2(SO4)3 + H2O, nên khi điền sản phẩm thì ta điên luôn Fe2(SO4)3 coi như là bỏ qua quá trình ở trung gian.
``````+ Muối sau phản ứng là trung hoà về điện nên ban đầu có bao nhiêu điện tích âm mà kim loại bị mất đi (E1) thì sẽ có bấy nhiêu điện tích âm mà SO4 2- lúc sau bù vào.
``````+ Ở đây ta thấy e- mang điện tích -1, còn ion SO42- điện tích là -2. nên 1 thằng SO4 2- sẽ thay thế cho 2 thằng e- là đủ.
==> mol SO4 2- tham gia tạo muối vs Kloai = 1/2 mol e- mà Kloai đã mất đi trong quá trình bị oxi hoá. --> đpcm.

* Giải thích câu hỏi của bạn.
```_ Vì tác nhân mang điện tích âm ban đầu liên kết vs ion Fe trong oxit không chỉ có các e- trao đổi mà còn có O-2. SO4 2- ở TH này cùng lúc thay thế cho e- va O-2 nữa.
==> nSO4 2- = 1/2 ne- + nO-2 (vì O-2 nhiễm điện -2 nên 1 thằng SO4 2- thay thế cho 1 thàng O-2 là đủ)

*Kiểm tra lại vs bài toán của bạn.
``_ nFe3O4 = 0,2 mol --> nO-2 = 0,8 mol. --> nSO4 2- trong muối = 1/2*ne- + 0,8 = 0,1 + 0,8 =0,9.
--> nH2SO4 = nSO4 2- + nSO2 = 0,9 + 0,1 = 1 mol
 
Last edited by a moderator:
T

thuyvan1708

Chị ơi! Công thức đó chỉ dùng cho kim loại thôi mà? Ở đây để tính số mol (SO4 2-) có trong dung dịch ta tính từ số mol của Fe3O4. Dễ thấy số mol Fe3O4 là 0,2mol Từ đây ta tính số mol của Fe2(SO4)3.
Theo bảo toàn nguyên tố thì nFe(trong Fe3O4) = nFe(trong Fe2(SO4)3)
<=> 3*nFe3O4 = 2*nFe2(SO4)3 <=> nFe2(SO4)3 = (3/2)*(nFe3O4) = (3/2)*(0,2) = 0,3 mol
=> n(SO4 2-) = 3*nFe2(SO4)3 = 3*0,3 = 0,9. Còn lại như chị đã biết.
Thân
 
T

thuyvan1708

Hi chậm chân rùi! Ko ngờ trung lúc mình đang đọc thì có người đang Post hihi :))
 

KHẢI HƯNG

Học sinh
Thành viên
5 Tháng mười hai 2017
3
1
21
Ninh Thuận
THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
cho mình hỏi là tại sao, số mol của h2so4 = số mol cả SO4(2-) + số mol của SO2 vậy.
 
Top Bottom