N
nhaphoa


PHƯƠNG PHÁP 3 : PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG
1.Nội dung
Phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng là anh em
sinh đôi. Vì vậy bài nào áp dụng bảo toàn khối lượng được thường có thể tăng
giảm khối lượng. Tuy nhiên nên linh hoạt cách làm để có thể giải bài toán được
nhanh hơn.So sánh sự tăng , giảm khối lượng của hai chất hay hai hỗn hợp với
nhau
2. Bài tập áp dụng
Thường là các bài tập cho hai khối lượng, cho sự tăng giảm khối lượng,
Cụ thể một số bài tập sau:
+ Bài toán tăng giảm khối lượng khi cho một kim loại + dung dịch muối
+ Bài toán Oxit kim loại + CO, H2, C
+ Bài toán Rượu + CuO --------- Cu + Andehit + H2O
+ Bài toán Rượu + Na
+ Bài Toán axit + NaOH
3. Một số bài toán ứng dụng
Bài 1: Đề thi đại học khối A-2007
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung
nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32
gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
(cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46. A
Tóm tắt: Rượu + CuO \Rightarrow Chất rắn + Anđehit + H2O
Phát hiện vấn đề : Bài cho tăng giảm nên áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Khi làm tăng giảm khối lượng phải xác định rõ đối tượng mà mình tăng giảm là chất nào. Vậy tăng giảm 2 chất nào đây…… Đó là Cu và CuO
Giải quyết vấn đề
RCH2OH + CuO Cu + RCHO + H2O
1 mol Rượu.............. 80................ 64.......................... Giảm 16 gam
x mol Rượu................................................................... Giảm 0,32gam
Vậy x = 0,02 mol
Ta có số mol tất cả các chất đều là 0,02 mol
Vậy số mol hỗn hợp khí là 0,04 mol
Mtb=15,5*2=31
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
m = mhỗn hợp khí + mCu – mCuO =0,02*21 +0,02*64-0,02*80= 0,092 gam
Bài 2: Đề thi đại học khối A-2008
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.A
Tóm tắt bài toán : CuO,Fe3O4 + CO và H2 [TEX]\[ \to \][/TEX] CuO + Fe3O4 + CO2 +H2O
Phát hiện vấn đề: Đề cho tăng giảm và đây là bài toán CO nên nhất định phải làm tăng
giảm khối lượng . Đối tượng tăng giảm khối lượng: Bài cho so sánh khối lượng
oxit và kim loại nhận thấy tăng giảm rất phức tạp nên ta chuyển về tăng giảm
giữa 2 hỗn hợp khí. Vậy chất rắn giảm 0,32g thì hỗn hợp khí tăng 0,32g
Giải quyết vấn đề:
CO [TEX]\[ \to \][/TEX] CO2
1mol CO………………..... Tăng 16 gam
1mol H2………………………… Tăng 16 gam
2 mol hỗn hợp ..................... Tăng 32 gam
x mol .................................. Tăng 0,32 gam
Vậy x= 0,02------------------Thể tích hỗn hợp khí là 0,448 lít
1.Nội dung
Phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng là anh em
sinh đôi. Vì vậy bài nào áp dụng bảo toàn khối lượng được thường có thể tăng
giảm khối lượng. Tuy nhiên nên linh hoạt cách làm để có thể giải bài toán được
nhanh hơn.So sánh sự tăng , giảm khối lượng của hai chất hay hai hỗn hợp với
nhau
2. Bài tập áp dụng
Thường là các bài tập cho hai khối lượng, cho sự tăng giảm khối lượng,
Cụ thể một số bài tập sau:
+ Bài toán tăng giảm khối lượng khi cho một kim loại + dung dịch muối
+ Bài toán Oxit kim loại + CO, H2, C
+ Bài toán Rượu + CuO --------- Cu + Andehit + H2O
+ Bài toán Rượu + Na
+ Bài Toán axit + NaOH
3. Một số bài toán ứng dụng
Bài 1: Đề thi đại học khối A-2007
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung
nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32
gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
(cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46. A
Tóm tắt: Rượu + CuO \Rightarrow Chất rắn + Anđehit + H2O
Phát hiện vấn đề : Bài cho tăng giảm nên áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Khi làm tăng giảm khối lượng phải xác định rõ đối tượng mà mình tăng giảm là chất nào. Vậy tăng giảm 2 chất nào đây…… Đó là Cu và CuO
Giải quyết vấn đề
RCH2OH + CuO Cu + RCHO + H2O
1 mol Rượu.............. 80................ 64.......................... Giảm 16 gam
x mol Rượu................................................................... Giảm 0,32gam
Vậy x = 0,02 mol
Ta có số mol tất cả các chất đều là 0,02 mol
Vậy số mol hỗn hợp khí là 0,04 mol
Mtb=15,5*2=31
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
m = mhỗn hợp khí + mCu – mCuO =0,02*21 +0,02*64-0,02*80= 0,092 gam
Bài 2: Đề thi đại học khối A-2008
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.A
Tóm tắt bài toán : CuO,Fe3O4 + CO và H2 [TEX]\[ \to \][/TEX] CuO + Fe3O4 + CO2 +H2O
Phát hiện vấn đề: Đề cho tăng giảm và đây là bài toán CO nên nhất định phải làm tăng
giảm khối lượng . Đối tượng tăng giảm khối lượng: Bài cho so sánh khối lượng
oxit và kim loại nhận thấy tăng giảm rất phức tạp nên ta chuyển về tăng giảm
giữa 2 hỗn hợp khí. Vậy chất rắn giảm 0,32g thì hỗn hợp khí tăng 0,32g
Giải quyết vấn đề:
CO [TEX]\[ \to \][/TEX] CO2
1mol CO………………..... Tăng 16 gam
1mol H2………………………… Tăng 16 gam
2 mol hỗn hợp ..................... Tăng 32 gam
x mol .................................. Tăng 0,32 gam
Vậy x= 0,02------------------Thể tích hỗn hợp khí là 0,448 lít
Biên soạn: Nguyên Văn Khải....................................hocmai.hoahoc
Vì thời gian này thầy bận quá nên không thể viết bài thường xuyên được mong các em thông cảm!
Vì thời gian này thầy bận quá nên không thể viết bài thường xuyên được mong các em thông cảm!
Last edited by a moderator: