Phương pháp 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng

N

nhaphoa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHƯƠNG PHÁP 3 : PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG

1.Nội dung
Phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng là anh em
sinh đôi. Vì vậy bài nào áp dụng bảo toàn khối lượng được thường có thể tăng
giảm khối lượng. Tuy nhiên nên linh hoạt cách làm để có thể giải bài toán được
nhanh hơn.So sánh sự tăng , giảm khối lượng của hai chất hay hai hỗn hợp với
nhau
2. Bài tập áp dụng
Thường là các bài tập cho hai khối lượng, cho sự tăng giảm khối lượng,
Cụ thể một số bài tập sau:
+ Bài toán tăng giảm khối lượng khi cho một kim loại + dung dịch muối
+ Bài toán Oxit kim loại + CO, H2, C
+ Bài toán Rượu + CuO --------- Cu + Andehit + H2O
+ Bài toán Rượu + Na
+ Bài Toán axit + NaOH
3. Một số bài toán ứng dụng
Bài 1: Đề thi đại học khối A-2007
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung
nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32
gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
(cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46. A
Tóm tắt: Rượu + CuO \Rightarrow Chất rắn + Anđehit + H2O
Phát hiện vấn đề : Bài cho tăng giảm nên áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Khi làm tăng giảm khối lượng phải xác định rõ đối tượng mà mình tăng giảm là chất nào. Vậy tăng giảm 2 chất nào đây…… Đó là Cu và CuO
Giải quyết vấn đề
RCH2OH + CuO Cu + RCHO + H2O
1 mol Rượu.............. 80................ 64.......................... Giảm 16 gam
x mol Rượu................................................................... Giảm 0,32gam
Vậy x = 0,02 mol
Ta có số mol tất cả các chất đều là 0,02 mol
Vậy số mol hỗn hợp khí là 0,04 mol
Mtb=15,5*2=31
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
m = mhỗn hợp khí + mCu – mCuO =0,02*21 +0,02*64-0,02*80= 0,092 gam
Bài 2:
Đề thi đại học khối A-2008
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.A
Tóm tắt bài toán : CuO,Fe3O4 + CO và H2 [TEX]\[ \to \][/TEX] CuO + Fe3O4 + CO2 +H2O
Phát hiện vấn đề: Đề cho tăng giảm và đây là bài toán CO nên nhất định phải làm tăng
giảm khối lượng . Đối tượng tăng giảm khối lượng: Bài cho so sánh khối lượng
oxit và kim loại nhận thấy tăng giảm rất phức tạp nên ta chuyển về tăng giảm
giữa 2 hỗn hợp khí. Vậy chất rắn giảm 0,32g thì hỗn hợp khí tăng 0,32g
Giải quyết vấn đề:

CO [TEX]\[ \to \][/TEX] CO2
1mol CO………………..... Tăng 16 gam
1mol H2………………………… Tăng 16 gam
2 mol hỗn hợp ..................... Tăng 32 gam
x mol .................................. Tăng 0,32 gam
Vậy x= 0,02------------------Thể tích hỗn hợp khí là 0,448 lít

Biên soạn: Nguyên Văn Khải....................................hocmai.hoahoc
Vì thời gian này thầy bận quá nên không thể viết bài thường xuyên được mong các em thông cảm!
 
Last edited by a moderator:
I

ifboydata

PHƯƠNG PHÁP 3 : PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG

1.Nội dung
Phương pháp tăng giảm khối lượng và định luật bảo toàn khối lượng là anh em
sinh đôi. Vì vậy bài nào áp dụng bảo toàn khối lượng được thì cũng có thể tăng
giảm khối lượng. Tuy nhiên nên linh hoạt cách làm để có thể giải bài toán được
nhanh hơn.So sánh sự tăng , giảm khối lượng của hai chất hay hai hỗn hợp với
nhau
2. Bài tập áp dụng
Thường là các bài tập cho hai khối lượng, cho sự tăng giảm khối lượng,
Cụ thể một số bài tập sau:
+ Bài toán tăng giảm khối lượng khi cho một kim loại + dung dịch muối
+ Bài toán Oxit kim loại + CO, H2, C
+ Bài toán Rượu + CuO --------- Cu + Andehit + H2O
+ Bài toán rượu, axít + Na
+ Bài Toán axit,este,phenol + NaOH
(Nói chung để ý những bài cho khối lượng trước khối lượng sau)
3. Một số bài toán ứng dụng
Bài 1: Đề thi đại học khối A-2007
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung
nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32
gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
(cho H = 1, C =12, O = 16)
A. 0,92. B. 0,32. C. 0,64. D. 0,46. A
Tóm tắt: Rượu + CuO \Rightarrow Chất rắn + Anđehit + H2O
Phát hiện vấn đề : Bài cho tăng giảm nên áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Khi làm tăng giảm khối lượng phải xác định rõ đối tượng mà mình tăng giảm là chất nào. Vậy tăng giảm 2 chất nào đây…… Đó là Cu và CuO
Giải quyết vấn đề
RCH2OH + CuO Cu + RCHO + H2O
1 mol Rượu.............. 80................ 64.......................... Giảm 16 gam
x mol Rượu................................................................... Giảm 0,32gam
Vậy x = 0,02 mol
Ta có số mol tất cả các chất đều là 0,02 mol
Vậy số mol hỗn hợp khí là 0,04 mol
Mtb=15,5*2=31
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
m = mhỗn hợp khí + mCu – mCuO =0,02*21 +0,02*64-0,02*80= 0,092 gam Bài 2: Đề thi đại học khối A-2008
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn
hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.A
Tóm tắt bài toán : CuO,Fe3O4 + CO và H2 [TEX]\[ \to \][/TEX] CuO + Fe3O4 + CO2 +H2O
Phát hiện vấn đề: Đề cho tăng giảm và đây là bài toán CO nên nhất định phải làm tăng
giảm khối lượng . Đối tượng tăng giảm khối lượng: Bài cho so sánh khối lượng
oxit và kim loại nhận thấy tăng giảm rất phức tạp nên ta chuyển về tăng giảm
giữa 2 hỗn hợp khí. Vậy chất rắn giảm 0,32g thì hỗn hợp khí tăng 0,32gGiải quyết vấn đề:
CO [TEX]\[ \to \][/TEX] CO2
1mol CO………………..... Tăng 16 gam
1mol H2………………………… Tăng 16 gam
2 mol hỗn hợp ..................... Tăng 32 gam
x mol .................................. Tăng 0,32 gam
Vậy x= 0,02------------------Thể tích hỗn hợp khí là 0,448 lít

Biên soạn: Nguyên Văn Khải....................................hocmai.hoahoc
Vì thời gian này thầy bận quá nên không thể viết bài thường xuyên được mong các em thông cảm!
Em mạn phép thêm một ít nữa, mong thầy chấp nhận! :)>-
 
Last edited by a moderator:
T

thedayafter111

thầy oi!!! thầy làm ơn cho chúng em thêm một vài ví dụ nữa nha.
với 1 số bài tập nữa để chúng em hiểu sâu hơn về định luật này !!!
thanks thầy tr'c nha !!!
 
C

cuphuc13

Ví dụ 1: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B.
Tính % khối lượng các chất trong A.
A. = 50%, = 50%.
B. = 50,38%, = 49,62%.
C. = 49,62%, = 50,38%.
D. Không xác định được.
 
C

cuphuc13

01. Cho 115 gam hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 142 gam. B. 126 gam. C. 141 gam. D. 132 gam.

02. Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Nếu biết khối lượng đồng bám trên lá sắt là 9,6 gam thì khối lượng lá sắt sau ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?
A. 5,6 gam. B. 2,8 gam. C. 2,4 gam. D. 1,2 gam.

03. Cho hai thanh sắt có khối lượng bằng nhau.
- Thanh 1 nhúng vào dung dịch có chứa a mol AgNO3.
- Thanh 2 nhúng vào dung dịch có chứa a mol Cu(NO3)2.
Sau phản ứng, lấy thanh sắt ra, sấy khô và cân lại thấy sẽ cho kết quả nào sau đây?
A. Khối lượng hai thanh sau nhúng vẫn bằng nhau nhưng khác ban đầu.
B. Khối lượng thanh 2 sau nhúng nhỏ hơn khối lượng thanh 1 sau nhúng.
C. Khối lượng thanh 1 sau nhúng nhỏ hơn khối lượng thanh 2 sau nhúng.
D. Khối lượng hai thanh không đổi vẫn như trước khi nhúng.

04. Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là:
A. 0,2 lít. B. 0,24 lít. C. 0,237 lít. D.0,336 lít.

05. Cho luồng khí CO đi qua 16 gam oxit sắt nguyên chất được nung nóng trong một cái ống. Khi phản ứng thực hiện hoàn toàn và kết thúc, thấy khối lượng ống giảm 4,8 gam.
Xác định công thức và tên oxit sắt đem dùng.

Đây là các bài tập mình tìm được xin đóng góp nha
 
C

cuphuc13

06. Dùng CO để khử 40 gam oxit Fe2O3 thu được 33,92 gam chất rắn B gồm Fe2O3, FeO và Fe. Cho tác dụng với H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
Xác định thành phần theo số mol chất rắn B, thể tích khí CO (đktc) tối thiểu để có được kết quả này.

07. Nhúng một thanh sắt nặng 12,2 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, cô cạn dung dịch được 15,52 gam chất rắn khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra, tìm khối lượng từng chất có trong 15,52 gam chất rắn khan.
b) Tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng. Hòa tan hoàn toàn thanh kim loại này trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được khí NO2 duy nhất, thể tích V lít (đo ở 27,3 oC, 0,55 atm). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính V.

08. Ngâm một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam vào dung dịch AgNO3 sau một thời gian lấy thanh đồng đem cân lại thấy nặng 171,2 gam. Tính thành phần khối lượng của thanh đồng sau phản ứng.

09. Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24 gam ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94 gam.
Hãy xác định tên của ion kim loại trong dung dịch.

10. Có hai lá kim loại cùng chất, cùng khối lượng, có khả năng tạo ra hợp chất có số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 còn lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2.
Sau một thời gian người ta lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau.
Hãy xác định tên của hai lá kim loại đang dùng.
 
C

cuphuc13

Và đây là đáp án của nè :
Đáp án các bài tập vận dụng:
01. B 02. D. 03. B. 04. A.
05. Fe2O3. 06. VCO = 8,512 lít ; %nFe = 46,51% ; %nFeO = 37,21% ;
07. a) 6,4 gam CuSO4 và 9,12 gam FeSO4.
b) mKL = 12,68 gam ;26,88lít.
08. Thanh Cu sau phản ứng có mAg (bám) = 43,2 gam và mCu (còn lại) = 128 gam.
09. Cd2+
10. Cd
 
H

hocmai.hoahoc

Thêm vài bài tập nữa cho các em!

Bài 1: Thổi CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được 215 gam chất rắn. Dẫn toán bộ khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa. Tính m
A. 217,4 gam B. 249 gam C. 219,8 gam D. 230 gam

Bài 2: Cho 1,24 gam hỗn hợp 4 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra V ml H2 (đktc) và 1,90 gam muối. Tính V
A.112 ml B. 224 ml C. 336 ml D. 448 ml

Bài 3: Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxit FexOy và CuO nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,8 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng 2 oxit ban đầu là bao nhiêu
A.4,8 gam B. 6,6 gam C. 7,0 gam D. 11,3 gam

Bài 4: Cho CO đi qua m gam Fe2O3 đun nóng, được 39,2g bốn chất rắn là sắt kim loại và ba oxit, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho khí này hấp thụ vào nước vôi trong có dư, thì thu được 55 gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 46 gam B. 40 gam C. 64 gam D.Tất cả đều sai

Bài 5: Cho 50 (g) hỗn hợp XCO3, YCO3 tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 l CO2 (đktc) và muối tạo thành có khối lượng là
A. 51,1 gam B. 43,8 gam C. 45,3gam D. 65,2 gam

Bài 6: Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 20,7 gam hỗn hợp bột các oxit ZnO, Al2O3, Fe3O4, CuO, FeO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,3 gam B. 18,6 gam C 16,4 gam D 20,4 gam

Bài 7: Một thanh kẽm nặng 13 gam được cho vào 100 ml dung dịch FeSO4 1,5M.Sau một thời gian lấy thanh kẽm ra cân lại thấy khối lượng thanh kẽm là 12,55 gam .Giả sử toàn bộ lượng Fe tạo thành đều bám vào thanh kẽm.Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng (3,25gam)
A. 3,24 gam B. 3,25 gam C.3,90 gam D. 3,92 gam

Bài 8: Cho 4,8 gam Mg vào 200ml dung dịch XCl2 1M .Sau một thời gian thu được 8 gam chất rắn A .Nồng độ X2+ giảm một nửa so với dung dịch đầu. Xác định kim loại X
A. Cu B. Zn C. Fe D. Ni

Bài 9: Ngâm một miếng đồng có khối lượng là 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4% .Sau một thời gian lấy miếng đồng ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.Xác định khối lượng miếng kim loại thu được sau phản ứng
A. 10,86 gam B. 10,96 gam C.10,76 gam D. 9,86 gam
 
T

thuhoa181092

Thêm vài bài tập nữa cho các em!

Bài 1: Thổi CO dư qua ống đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng được 215 gam chất rắn. Dẫn toán bộ khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa. Tính m
A. 217,4 gam B. 249 gam C. 219,8 gam D. 230 gam
[tex] n_{CO_2}=n_O=0,15--> m= mFe+mO=215+0,15.16=217,4 [/tex]

Bài 2: Cho 1,24 gam hỗn hợp 4 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra V ml H2 (đktc) và 1,90 gam muối. Tính V
A.112 ml B. 224 ml C. 336 ml D. 448 ml
1 mol rượu thì m muối-m rượu=22
---> [tex] n ruou=\frac{1,9-1,24}{22}=0.03--> n_{H_2}=0,015--> V=0,336 [/tex]

Bài 3: Cho bột than dư vào hỗn hợp gồm 2 oxit FexOy và CuO nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,8 gam hỗn hợp kim loại và 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng 2 oxit ban đầu là bao nhiêu
A.4,8 gam B. 6,6 gam C. 7,0 gam D. 11,3 gam
[tex] n_{CO_2}=0,1--> m O=3,2--> m= mO+mKL=3,2+3,8=7[/tex]

Bài 4: Cho CO đi qua m gam Fe2O3 đun nóng, được 39,2g bốn chất rắn là sắt kim loại và ba oxit, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho khí này hấp thụ vào nước vôi trong có dư, thì thu được 55 gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 46 gam B. 40 gam C. 64 gam D.Tất cả đều sai
[tex] n_O=n_{CO_2}=0,55--> m_O=0,55.16--> m= m hh+m_O=48 [/tex]

Bài 5: Cho 50 (g) hỗn hợp XCO3, YCO3 tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 l CO2 (đktc) và muối tạo thành có khối lượng là
A. 51,1 gam B. 43,8 gam C. 45,3gam D. 65,2 gam
1 mol hh thì tăng 71-60=11 g--> 0,1 mol hh tăng 1,1 g--> m muối= m hh+1,1=51,1

Bài 6: Dẫn từ từ hỗn hợp khí CO và H2 qua ống sứ đựng 20,7 gam hỗn hợp bột các oxit ZnO, Al2O3, Fe3O4, CuO, FeO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí và hơi chỉ chứa CO2 và H2O, trong ống sứ còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,3 gam B. 18,6 gam C 16,4 gam D 20,4 gam
[tex] n_O=0,15--> m_O=0,15.16--> m= 20,7-m_o=18,3 [/tex]

Bài 7: Một thanh kẽm nặng 13 gam được cho vào 100 ml dung dịch FeSO4 1,5M.Sau một thời gian lấy thanh kẽm ra cân lại thấy khối lượng thanh kẽm là 12,55 gam .Giả sử toàn bộ lượng Fe tạo thành đều bám vào thanh kẽm.Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng (3,25gam)
A. 3,24 gam B. 3,25 gam C.3,90 gam D. 3,92 gam
1 mol Zn pư--> m thanh giảm 9 g
m thanh giảm 0,45 g-->0,05 mol Zn pư--> m=32,5

Bài 8: Cho 4,8 gam Mg vào 200ml dung dịch XCl2 1M .Sau một thời gian thu được 8 gam chất rắn A .Nồng độ X2+ giảm một nửa so với dung dịch đầu. Xác định kim loại X
A. Cu B. Zn C. Fe D. Ni
[tex] n_{XCl_2}=n_{Mg}=0,1--> m X=8-0,1.24=5,6 , n_X=0,1--> X=56--> Fe[/tex]

Bài 9: Ngâm một miếng đồng có khối lượng là 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4% .Sau một thời gian lấy miếng đồng ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.Xác định khối lượng miếng kim loại thu được sau phản ứng
A. 10,86 gam B. 10,96 gam C.10,76 gam D. 9,86 gam
m AgNO3 pư=0,01--> m miếng KL tăng= 0,01.108-0,005.64=0,76--> m miếng KL sau pư=10+0,76=10,76
 
T

thienkiem2

04. Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là:
A. 0,2 lít. B. 0,24 lít. C. 0,237 lít. D.0,336 lít.

Câu này giải sao vậy bạn ?? mình làm ko ra:((
 
T

trungtunguyen

chọn câu A nha(sai tự chịu)....................................................
viết phương trình ra rùi tính là ra ah
 
H

hocmai.hoahoc

Bài này không phải dùng tăng giảm em!
Khối lượng dung dịch giảm chính là khối lượng CO2 và Fe(OH)3
Số mol Fe+3 là 2V
Ta có 2Fe+3 + 3CO32- ----> Fe2(CO3)3
Sau đó Fe2(CO3)3 + 3H2O ---> 2Fe(OH)3 + 3CO2
Ta có số mol 2Fe(OH)3 là 2V và số mol CO2 và 3V
Theo bài khối lượng dung dịch giảm chính là khối lượng CO2 và 2Fe(OH)3
Vậy ta có 214V + 132V=69,2--> V= 0,2 lít
 
Top Bottom