Sử Phụ nữ tham gia triều chính thời phong kiến

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
  • Like
Reactions: Dora_Dora

Dora_Dora

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng tư 2016
461
267
101
20
Thái Nguyên
THPT CTN
Theo mọi người nghĩ sao về việc "Phụ nữ trong hậu cung tham gia vào việc triều chính "

View attachment 137255

Nguồn: Facebook
Theo mình nghĩ là hoàn toàn có thể
Ví dụ như Nguyên phi Ỷ Lan từng giúp vua trị nước, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho người dân.
Năm 1069, quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan.
Bà không quản ngại khó khăn, vất vả, đến nhiều nơi để hiểu được đời sống của muôn dân. Chính nhờ chuyến đi này, bà giúp dân thoát khỏi cơ cực cũng như trấn an dân chúng, củng cố triều cương.
Năm đó đại hạn, người dân đói kém, mất mùa phải tha hương cầu thực rất cực khổ. Sau khi dò hỏi, bà nghi ngờ quan lại địa phương ăn chặn phần gạo phát chẩn của triều đình, bèn sai người tìm hiểu.
Cận vệ bẩm báo trong vùng có phú hào họ Phạm là bà con thân thích của phủ nha, chúng thao túng lượng lớn gạo trong vùng rồi bán với giá cắt cổ. Chúng cũng thu mua, tích trữ gạo phát chẩn của phủ nha và triều đình.
Nguyên phi giận dữ, quyết tâm trừng trị tham quan ô lại, cường hào ác bá. Bọn chúng không những tham tiền của mà còn giết người không ghê tay nên để tránh đánh rắn động cỏ, bà quyết định âm thầm hành động.
Nguyên phi Ỷ Lan sai thị nữ về báo tin cho thái sư ở kinh thành. Bà cùng cận vệ và một thị nữ khác ở lại, đóng giả thương lái, mua bán lương thực, từng bước tìm đủ nhân chứng, vật chứng, chờ khi thị nữ kia trở lại cùng quan quân mới ra mặt trừng trị bọn cường hào, tham quan.
Dân chúng biết có người phát chẩn bèn kéo về nhận gạo. Bọn cường hào không bán được gạo liền tức tối, bẩm báo quan.
Quan địa phương cấu kết với gian thương, bắt bà về quan phủ, khép tội gây rối loạn giao thương, làm náo loạn trên phố, đòi phạt bà 50 trượng, tịch thu số gạo. Đúng lúc đó, thái sư Lý Đạo Thành dẫn quân đến, trừng trị đích đáng những kẻ cường quyền chuyên ức hiếp dân chúng.
Trong khi bà cai quản đất nước, muôn dân ấm no, sung túc, đội quân đi dẹp Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông gặp nhiều bất lợi. Để bảo toàn lực lượng, vua quyết định rút quân.
Tương truyền, trên đường rút qua châu Cư Liên, vua gặp người đốn củi bèn cho gọi ông ta lại và hỏi về tình hình cuộc sống người dân vùng đó. Người này đáp cuộc sống của dân no đủ, ai cũng vui mừng phấn khởi, chăm chỉ làm ăn.
Vua hỏi ra mới biết Nguyên phi Ỷ Lan hết lòng giúp đỡ dân chúng trong lúc hạn hán mất mùa, trừ gian diệt ác, trừng trị bọn cường hào ức hiếp dân lành, mang lại cuộc sống yên ấm an vui cho người dân khắp nước Đại Việt.
Biết rõ câu chuyện, vua Lý Thánh Tông thầm nghĩ: “Nguyên phi là phận nữ nhi yếu ớt mà còn làm được việc nước như thế. Ta là bậc thiên tử, chưa đánh đã vội ra lệnh lui quân, thật chẳng đáng hổ thẹn lắm sao?”.
Vua bèn hạ lệnh cho quân lính tiếp tục hành quân lên đường, quyết hạ Chiêm Thành.
Cuối cùng, nhờ có Nguyên phi Ỷ Lan giúp đỡ trị nước, nhà vua đem quân đánh thắng Chiêm Thành, đất nước Đại Việt trong ấm ngoài êm, nhân dân no đủ.
 
  • Like
Reactions: G-11F
Top Bottom