Sử 7 phong trào Tây Sơn

D

doremonmeou

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Các dữ liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn ?
2)Những đóng góp của Quang Trung - Nguyễn Huệ ?
3) Hãy cho bik cách đánh độc đáo của nghĩa quân Tây Sơn ?
+Hạ thành Qui Nhơn:
+Tiêu diệt Xiêm:
+Tiêu diệt Trịnh:
+Tiêu diệt Thanh:
4) Từ thế kỉ 16-18 nước ta có mấy loại chữ viết ? đó là loại chữ viết nào ? việc sử dụng nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm có ý nghĩa gì ? :p
 
M

motdieunhonhoi

Trong lịch sử Việt Nam, thế kỷ XVIII là thời kỳ bão táp của chiến tranh nông dân mà đỉnh phát triển cao nhất là Phong trào Tây Sơn. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, Phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung Nguyễn Huệ, đã phát triển thành một phong trào quật khởi của cả dân tộc, lập lại nền thống nhất quốc gia sau hơn hai thế kỷ bị các tập đoàn phong kiến chia cắt...

2) Hội Đống Đa, kỷ niệm Tây Sơn chiến thắng quân đội Mãn Thanh, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch, là một trong những ngày hội sớm nhất trong năm ở Việt Nam. Chiến thắng Kỷ Dậu 1789 hiện nay được người Việt Nam ở nhiều nơi tôn vinh và Quang Trung là nhân vật được nhiều người hết sức ngưỡng mộ. Tuy nhiên, thái độ của đời sau đối với thời kỳ Tây Sơn lại hết sức thăng trầm ; bên cạnh đó, còn rất nhiều khoảng tối trong giai đoạn lịch sử phức tạp này cần được tiếp tục soi tỏ. Cuộc trò chuyện sau đây với hai nhà sử học Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc sẽ giúp chúng ta hiểu thêm.

Năm Nhâm Thìn 2012 vừa bắt đầu. Những ngày đầu năm mới là dịp các gia đình sum họp, bạn bè gặp gỡ mừng Xuân. Mùa Xuân cũng là mùa hội. Một trong những ngày hội sớm nhất trong năm tại Việt Nam là Hội Đống Đa, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Theo nhiều tư liệu lịch sử cũng như theo những lời truyền miệng, ngày mùng 5 Tết cách đây 223 năm, quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ, tức hoàng đế Quang Trung chỉ huy, từ Nam thần tốc ra Bắc, tiến vào Thăng Long, kết thúc chiến dịch dẹp tan đội quân viễn chinh của nhà Thanh.
Trong sử sách chính thống ở Việt Nam hiện nay, Quang Trung được coi như là một biểu tượng kiệt xuất của tinh thần dân tộc Việt Nam, một trong những thần tượng mà rất nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, nhiều hoạt động văn hóa lớn gắn liền với hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ và thời kỳ Tây Sơn lần đầu tiên được tổ chức, ví dụ như việc diễn lại cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế tại Festival Huế lần đầu tiên vào năm 2008, … Một trong những bộ phim lịch sử cổ trang hoành tráng nhất được thực hiện tại Việt Nam, gắn liền với thời kỳ Quang Trung, mang tên gọi « Tây Sơn hào kiệt », đã ra mắt khán giả năm 2010.

Chiến thắng năm Kỷ Dậu 1789 ngày càng được tôn vinh là một thực tế.

Các khách mời của Tạp chí Khoa học của RFI hôm nay là tiến sĩ Nguyễn Nhã từ Sài Gòn và nhà sử học Dương Trung Quốc từ Hà Nội. Một trong những câu hỏi chính mà chúng tôi mong muốn được hai ông giải đáp là hồi ức và những tưởng niệm về chiến thắng Đống Đa và thời kỳ Quang Trung. Bên cạnh thực tế của sự tôn vinh chiến thắng Đống Đa và hình tượng Quang Trung, còn những khuất khúc trong thái độ của đời sau đối với thời kỳ này, cũng như rất nhiều khoảng tối của lịch sử trong giai đoạn này cần được bổ khuyết, đây cũng là điều mà chúng ta hy vọng sẽ được các nhà nghiên cứu dần dần khai mở.
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,482
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Các dữ liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn
- Khởi nghĩa bùng nổ:
  • Mùa xuân 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên Tây Sơn thượng đạo chống chính quyền họ Nguyễn.
  • Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân xây thành, lập kho tàng, luyện tập, khi đã mạnh thì kéo xuống hạ đạo, rồi mở rộng hoạt động xuống đồng bằng.
  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo, xoá nợ, bãi thuế cho dân. Nhiều người nổi dậy hưởng ứng
- Lật đổ chúa Nguyễn:
  • 9/1773, nghĩa quân hạ được phủ thành Quy Nhơn, chỉ trong một năm kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận
  • Chúa Trịnh phái quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn bỏ chạy vượt biển vào Gia Định. Tình thế bất lợi, Nguyễn Nhạc tạm hoà Trịnh để đánh Nguyễn.
  • Từ 1776 - 1783 bốn lần đánh Gia Định. 1777 giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
- Chống Xiêm:
  • Cuối tháng 7/1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định theo thỉnh cầu của Nguyễn Ánh, cuối năm chiếm được miền Tây Gia Định
  • 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, Rạch Gầm - Xoài Mút thành trận địa quyết chiến
  • 19/1/1785, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch
  • Thuyền quân Xiêm tan tác do bị tấn công bất ngờ, binh lính bị tiêu diệt gần hết, còn lại rút theo đường bộ. Nguyễn Ánh sang Xiêm lưu vong.
- Lật đổ chúa Trịnh, thu phục Bắc Hà:
  • Mùa hè 1786, nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh giúp đỡ, Nguyễn Huệ tiến đánh Phú Xuân, thuyền vây sát thành, bộ binh giáp chiến với quân TRịnh
  • Quân Trịnh bị tiêu diệt nhanh chóng. Nguyễn Huệ thừa thắng giải phóng toàn bộ Đàng Trong.
  • Từ đây tiến thẳng ra Đàng Ngoài, nêu danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" kêu gọi nhân dân hưởng ứng
  • 21/7/1786 tiến đánh Thăng Long, giao chính quyền cho vua Lê
  • Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm trị tội, đến lượt Nhậm mưu phản, Nguyễn Huệ phải ra Thăng Long diệt Nhậm.
  • Từ cuối 1786 - giữa 1788, Tây Sơn 3 lần tiến quân ra Bắc, lần lượt Lê - Trịnh sụp đỏ.
- Đại phá quân Thanh:
  • Nhận tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Quang Trung, lập tức tiến ra Bắc
  • Tuyển quân và duyệt binh ở Nghệ An, làm lễ tuyên thệ ở Thanh Hoá, khao quân ăn Tết
  • Chia quân tiến công, giặc bị đánh bất ngờ phải đầu hàng. Mồng 5 Tết đánh Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.
  • Khi đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy đánh Đống Đa, Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ trốn sang Gia Lâm.
Những đóng góp của Quang Trung - Nguyễn Huệ
- Lật đổ chính quyền phong kiến của chúa Nguyễn và Lê - Trịnh
- Thống nhất đất nước
- Đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Xây dựng lại đất nước phồn thịnh
Từ thế kỉ 16-18 nước ta có mấy loại chữ viết ? đó là loại chữ viết nào ? việc sử dụng nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm có ý nghĩa gì ?
- Có 3 loại chữ viết: Hán, Nôm, Quốc ngữ
- Ý nghĩa:
  • Thể hiện ý thức tự lập, tự cường của người Việt
  • Làm cho nền văn học dân gian ngày càng phát triển
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
1) Các dữ liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn ?
2)Những đóng góp của Quang Trung - Nguyễn Huệ ?
3) Hãy cho bik cách đánh độc đáo của nghĩa quân Tây Sơn ?
+Hạ thành Qui Nhơn:
+Tiêu diệt Xiêm:
+Tiêu diệt Trịnh:
+Tiêu diệt Thanh:
4) Từ thế kỉ 16-18 nước ta có mấy loại chữ viết ? đó là loại chữ viết nào ? việc sử dụng nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm có ý nghĩa gì ? :p
Câu 3.
Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo, nổi bật:
- Tư tưởng đánh tiêu diệt
- Tinh thần tiến công chủ động liên tục
- Lối đánh thần tốc, bất ngờ, áp đảo kẻ thù, chắc thắng
⇒ Tác phong chiến đấu dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, mãnh liệt
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Top Bottom