Sử 9 Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ 1930 đến 1945

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Phong trào cách mạng 1930-1931
- Quy mô: Diễn ra trên quy mô cả nước, từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị; từ các nhà máy đến các hầm mỏ và đồn điền nhưng mang tính thống nhất cao vì đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 1 đảng mới lên cầm quyền nhưng đã lãnh đạo 1 phong trào có quy mô rộng lớn khắp cả nước, diễn ra trên ở nhiều nơi, thành thị, nông thôn, nhà máy xí nghiệp và tất thảy đều hướng đến mục tiêu chung là chống đề quốc, chống phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày với 1 mức độ thống nhất cao, diễn ra nhịp nhàng.
- Hình thức đấu tranh: Phong phú; quyết liệt:
+ Phong phú: bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi khoá của học sinh, sinh viên, bãi thị của tiểu thương, những cuộc mít tinh của nhiều tầng lớp xã hội, treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu…
+ Quyết liệt: phá đồn điền, nhà lao, nhà ga, bao vây huyện đường buộc bọn thống trị phải chấp nhận yêu sách, thành lập các đội tự về đỏ, làm tan rã bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng ở một số nơi, nhất là chính quyền Xô viết ở vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Các phong trào yêu nước trước năm 1930 cũng có biểu tình, bãi công, bãi khóa nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ ở 1 số địa phương nhất định, mức độ cao nhất mà các phong trào yêu nước trước 1930 làm là khởi nghĩa nhưng thất bại nhanh chóng tiêu biểu là khởi nghĩa yên bái bị thực dân Pháp đàn áp dã man, chưa thành lập được chính quyền mới.
- Lực lượng: Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các tầng lớp nhân dân ở thành thị, từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, phong trào đã diễn ra với sự liên kết công nhân với nông dân vô cùng chặt chẽ. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam công nhân và nông dân liên kết với nhau tạo thành 1 khối liên minh vững chắc dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, thành phần tham gia cũng nhiều đối tượng giai cấp khác nhau. Phong trào yêu nước trước 1930 thì thành phần tham gia chưa nhiều, chưa lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia vì lợi ích cũng chỉ dành cho 1 bộ phận, 1 giai cấp nhất định.

* Phong trào cách mạng 1936-1939
Là một phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú; buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quy mô: diễn ra khắp cả nước ta, rộng lớn, đặc biệt như phong trào Đông Dương đại hội, “đón rước”, các cuộc bãi công, hoạt động kỉ niệm Quốc tế lao động 1-5-1938.
- Về hình thức đấu tranh: phong phú, kết hợp đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, công khai, bí mật, đấu tranh kinh tế, văn hóa, chính trị v.v….
- Lực lượng: Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác có tinh thần dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương.

* Cao trào kháng Nhật cứu nước:
Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra với quy mô lớn và nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, thích ứng với thời kỳ tiền khởi nghĩa.
– Quy mô: Diễn ra khắp cả nước từ nông thôn cho đến thành thị và các khu công nghiệp.
- Hình thức đấu tranh phong phú: Từ khởi nghĩa vũ trang, mít tinh, biểu tình, diễn thuyết, nổi dậy phá nhà lao. Ở Sài gòn và các tỉnh Nam bộ , từ tháng 5- 1945 xuất hiện phong trào thanh niên tiền phong. Dưới hình thức hoạt động công khai hợp Pháp,tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, cách mạng chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa. Đặc biệt là phong trào phá kho thóc Nhật cứu đói đã đáp ứng nguyện vọng của người nông dân.
- Lực lượng: Thu hút đông đảo quần chúng tham gia từ: Công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, tù chính trị.
 
Top Bottom