Hóa Phản ứng nhiệt nhôm

Agavefranzosinii

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
6
1
66
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Help me!
Cho 15,12g Al vào m gam hỗn hợp rắn X chứa Fe2O3 và CuO rồi nung trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu đc hỗn hợp rắn Y . Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dd NaOH dư không thấy khí thoát ra; đồng thời thu đc 25,28g hh rắn không tan . Phần 2 tác dụng với dd HNO3 loãng dư thu đc dd Z chứa 149,24g muối và 1,344 lít N2O (đktc). Phần trăm khối lượng của CuO trong X là
A.50% B.66,67% C.60% D.37,5%
 

Trung Đức

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng bảy 2016
281
243
164
25
Hà Nam
+) Phần 1:
Theo giả thiết, ta không thấy khí thoát ra => Nhôm phản ứng hoàn toàn.
Ta có: $n_{Al} = 0,56\ (mol)$ => $n_{e\ (nhường)} = 1,86 (mol)$ => Ở mỗi phần, số mol e nhường là $0,84\ (mol)$, lượng nhôm phản ứng ở mỗi phần là $0,28\ (mol)$
Chất rắn không tan là $Fe_2O_3, Fe; CuO; Cu$
Ta có: $0,28\ mol\ Al$ => $0,14\ mol\ Al_2O_3$ => có $0,42\ mol\ O$ trong hỗn hợp bị Nhôm "lấy"
=> Khối lượng oxit của 1 phần là: $25,28 + 0,42.16 = 32\ (g)$ => Khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu là $m = 64\ (g)$

+) Phần 2:
Ta có phương trình: $2 N^{+5} + 8e ---> N_2^{+1}O$
Ta có: $n_{N_2O} = 0,06\ (mol)$ => $n_{e\ (thu)} = 0,48\ (mol)$ => Xuất hiện $NH_4NO_3$
$N^{+5} + 8e ---> NH_4N^{-3}O_3$
Bảo toàn e, dễ dàng ta có: $n_{NH_4NO_3} = 0,045\ (mol)$
Ta có: $n_{Al} = 0,28\ (mol)$ => $n_{Al(NO_3)_3} = 0,28\ (mol)$
Gọi $n_{Fe_2O_3} = a;\ n_{CuO} = b$ => $n_{Fe} = 2a;\ n_{Cu} = b$ => $n_{Fe(NO_3)_3} = 2a;\ n_{Cu(NO_3)_2} = b$
=> Ta có hệ: $\left\{\begin{matrix} 160a + 80b = 32 \\ 242.2a + 188b = 149,24 - 0,045.80 - 0,28.213 \end{matrix}\right.$
<=> $\left\{\begin{matrix} a = 0,1 \\ b = 0,2 \end{matrix}\right.$
=> %$CuO = \frac{0,2.80}{32}.100$% $= 50$%
=> Chọn A
 
  • Like
Reactions: naive_ichi
Top Bottom