Phản ứng của kim loại kiềm với các dụng dịch axit và muối

S

soosdden

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phản ứng của kim loại kiềm với các dụng dịc

Cho Na vào dung dịch CuCl2 ---> Na tác dụng với nước trước
Cho Na vào dung dịch HCl ---> Na tác dụng HCl trước
Cho Na vào dung dịch gồm HCl và CuCl2 thì Na pư với cái gì trước ,giả thích rõ ràng từng thí nhiệm :D
 
H

huong18vn

Re: Em có một câu hỏi ,ai giải thích hộ em với

soosdden said:
Cho Na vào dung dịch CuCl2 ---> Na tác dụng với nước trước
Cho Na vào dung dịch HCl ---> Na tác dụng HCl trước
Cho Na vào dung dịch gồm HCl và CuCl2 thì Na pư với cái gì trước ,giả thích rõ ràng từng thí nhiệm :D
HCl trước vì
TN1: fứ của kim loại kiềm với nước mạnh hơn fứ trao đổi
TN2: H trong axit mạnh hơn H trong nước nên fứ dễ dàng hơn
TN3: giải thick gộp 1 và 2
 
H

huong18vn

soosdden said:
chưa chắc đâu chị
tại sao lại gộp 2 cái dc
chị giải thích rõ ràng xem nào :D
có 3 chất trong dung dịch: đó là HCl, CuCl2 và H2o
giữa HCl và H2O thì HCl sẽ fứ trước do... đã gt bên trên
CuCl2 và H2O thì sẽ fứ với H2O trước do.. đã gt bên trên
từ đó có thứ tự: HCl>H2O>CuCl2
 
S

soosdden

huong18vn said:
soosdden said:
chưa chắc đâu chị
tại sao lại gộp 2 cái dc
chị giải thích rõ ràng xem nào :D
có 3 chất trong dung dịch: đó là HCl, CuCl2 và H2o
giữa HCl và H2O thì HCl sẽ fứ trước do... đã gt bên trên
CuCl2 và H2O thì sẽ fứ với H2O trước do.. đã gt bên trên
từ đó có thứ tự: HCl>H2O>CuCl2
dc rồi
thế cho em hỏi
trong dãy điện hóa H+ đứng trước Cu2+ thế tại sao ko pư với CU2+ trước
 
H

huong18vn

soosdden said:
dc rồi
thế cho em hỏi
trong dãy điện hóa H+ đứng trước Cu2+ thế tại sao ko pư với CU2+ trước
ờ H+ đứng trước em ạ nhưng mà em nên nhớ ở đây không fải là fứ trao đổi ion trong dung dịch mà sử dụng quy tắc anfa
 
S

sonsi

TN1: Na phản ứng với nước cũng chính là phản ứng với H+ có trong nước. Phản ứng của Na với nước mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt nên dẽ xảy ra. Mặc dù H+ có đứng trước Cu2+ nhưng không sử dụng quy tắc anpha vì quy tắc này chỉ áp dụng từ Mg trở đi.
TN2: H+ trong HCl nhiều hơn H+ trong nước nên phản ứng với HCl trước
TN3: Thứ tự phản ứng HCl > H2O > CuCl2
Còn ai thắc mắc gì nữa không?
 
P

phanhuuduy90

TN2 Na + H2O ---->NaOH + 1/2H2(1)
NAOH + HCL --->NACL +H2O(2)
CỘNG 1 VÀ 2:
NA + HCL --->NACL +1/2H2(3)
KHI LÀM TOÁN THÌ CHỈ DÙNG PHƯƠNG TRÌNH (3)
 
S

sonsi

Khi cho Na pư với dung dịch axit thì Na không phản ứng với nước trước mà phải pư với axit trước, hết axit rồi mà còn dư Na mới pư đến nước.
Giai đoạn 1: 2Na + 2HCl = 2NaCl + H2
Giai đoạn 2: (HCl hết, còn Na): 2Na + 2H2O = 2NaOH + H2
 
H

huong18vn

levis said:
soosdden said:
dc rồi
thế cho em hỏi
trong dãy điện hóa H+ đứng trước Cu2+ thế tại sao ko pư với CU2+ trước
câu hỏi này sao ko ai trả lời vậy?
tôi nghĩ là nếu CM axit bé thì Na sẽ pứ với Cu2+ truớc cũng nên
đã giải thick rùi mờ
do không fải là fản ứng trao đổi ion trong dung dịch nên không thể dùng quy tắc anfa, trong trưởng hợp này Na lun fứ với HCL trước
 
L

levis

giải thích như thế ko thỏa đáng.chung chung quá.cứ tỏa nhiều nhiệt là xảy ra trước sao?theo thực nghiệm em đc tháy thì chất bay hơi luôn tạo ra trước chất kết tủa
 
A

amaranth

levis said:
soosdden said:
dc rồi
thế cho em hỏi
trong dãy điện hóa H+ đứng trước Cu2+ thế tại sao ko pư với CU2+ trước
câu hỏi này sao ko ai trả lời vậy?
tôi nghĩ là nếu CM axit bé thì Na sẽ pứ với Cu2+ truớc cũng nên
Theo mình nghĩ là vầy

Nếu Na tác dụng với Nước trước, ta có NaOH và Hydro bay hơi. NaOH gặp [tex]CuCl_2[/tex] sẽ cho ra NaCl và [tex]Cu(OH)_2[/tex] kết tủa

Nếu Na tác dụng với [tex]CuCl_2[/tex] sẽ tạo ra Cu và NaCl là một chất ĐIỆN LY MẠNH do đó nước trong dung dịch có khả năng tác dụng với Cu tạo ra [tex]Cu(OH)_2[/tex] kết tủa và Hydro bay hơi.

Chẳng qua là việc xuất hiện của Na dù ở dạng nguyên tử hay ion đều thúc đẩy sự điện ly của nước, cho nên phản ứng nào trước thì cũng cho ra cùng một kết quả.
 
S

sonsi

levis said:
giải thích như thế ko thỏa đáng.chung chung quá.cứ tỏa nhiều nhiệt là xảy ra trước sao?theo thực nghiệm em đc tháy thì chất bay hơi luôn tạo ra trước chất kết tủa
Vậy chị lại hỏi em và các bạn câu này, em có biết tại sao Cu2+ em lại gặp nhiều hơn là Cu+, mặc dù cấu hình của Cu+ là 3d10 bền hơn cấu hình của Cu2+???
 
L

levis

quên ko để ý câu này của chị, :D Do Cu+ có tính khử mạnh. nếu tồn tại độc lập dễ bị oxi hóa.VD Cu2O mới ra sẽ bị ôxi hóa ngay thành CuO
 
S

sonsi

levis said:
quên ko để ý câu này của chị, :D Do Cu+ có tính khử mạnh. nếu tồn tại độc lập dễ bị oxi hóa.VD Cu2O mới ra sẽ bị ôxi hóa ngay thành CuO
Em ko hiểu câu chị hỏi rồi, chị hỏi tại sao Cu+ lại kém bền hơn Cu2+. Khử mạnh chỉ là xu hướng để nó tồn tại ở trạng thái bền hơn thôi, ko phải lí do.
 
S

sonsi

levis said:
em đến bó tay thôi chị ạ.em cũng ko nhớ Cu+ đứng trước hay sau H+ ?
Chị giải đáp luôn nhá. Khi các chất tan vào dung dịch bị các phân tử nước lôi kéo phân li ra thành các ion âm và ion dương. Mỗi ion âm và mỗi ion dương sẽ bị bao quang bởi vô số các phân tử nước, nhiệt kèm theo quá trình này người ta gọi là nhiệt hiđrat hóa. Vì Cu2+ có nhiệt hiđrat hóa lớn hơn Cu+, mà các quá trình chủ yếu xảy ra trong dung dịch nên em hay gặp Cu2+ hơn là Cu+.
Em cũng thấy là một chất luôn có xu hướng tồn tại ở trạng thái có mức năng lượng thấp (electron cũng còn xếp theo thứ tự mức năng lượng tử thấp đến cao) nên nó luôn ưu tiên các quá trình tỏa năng lượng để xuống mức năng lượng thấp bền hơn.
 
L

levis

em có câu này cần hỏi:
Tại sao cồn (rượu etylic 95%) lại dễ bay hơi trong kk ở nhiệt độ thường mà đáng ra có lk H thì nhiệt bay hơi và sôi của nó phải cao chớ
 
Top Bottom