

Chị @Trần Tuyết Khả chị có thể coi bài làm của em ah
Em cảm ơn chị trước ạ
Phân tích bài: Hai đứa trẻ
Em cảm ơn chị trước ạ
Phân tích bài: Hai đứa trẻ
Cùng sống trong thời đại tăm tối, nơi con người khổ cực đến cùng quẫn, nếu Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan quyết đi thẳng vào hiện thực, đi sâu một cách gai góc, trực diện vào các vấn đề trong đời sống đương thời thì Thạch Lam lựa chọn nét bút tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, đi sâu vào tâm lý nhân vật, và đặc biệt hơn cả là tài năng miêu tả thiên nhiên. Đến với tp ''Hai đứa trẻ", chúng ta vào thế giới trong ngần mà những đứa trẻ sở hữu, gợi nhắc mỗi chúng ta về những gì tinh khôi nhất mà mỗi người từng có qua điểm nhìn của nhân vật Liên.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ được in trong tác phẩm “Nắng trong vườn “ vào năm 1938, cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. Để làm nổi bật chủ đề, đó là cuộc sống nhàn tẻ, quẩn quanh của những kiếp người thấp bé cùng với ước mơ thay đổi cuộc sống hiện tại, nhà văn đã triển khai và khắc họa bức tranh phố huyện nghèo.
Trong bức tranh thiên nhiên phố huyện , bắt đầu từ tâm trạng buồn man mác của cô bé Liên trong giờ khắc của ngày tàn.Bức tranh thiên nhiên dần dần hiện ra với vẻ u buồn tàn tạ. Không hiểu sao cảnh thấm hồn người hay hồn người liên hướng sang cảnh. Không biết nữa, chỉ biết rằng nỗi buồn của cảnh và nỗi buồn của người lại hoà nhịp đến thế. Tác giả đã cảm nhận giác quan thính giác và cả giác quan thị giác. Bức tranh xuất hiện với nhiều âm thanh, tiếng trống thu không khi buổi chiều buông xuống Cảm nhận về thính giác, bức tranh thiên nhiên đã mở ra với những âm thanh cụ thể như: tiếng trống thu không không hối hả mà “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Với nhịp điệu chậm rãi dần dần đã góp phần hé mở không khí của thiên truyện trở nên yên ả và thanh bình. Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, tiếng chó cắn và tiếng của đoàn tàu về đêm. Tất cả những âm thanh đó đều có thực trong cuộc sống. Những âm thanh ấy dường như đang tan loãng vào bóng chiều , mở ra một không gian tĩnh lặng và quen thuộc. Chừng ấy âm thanh không đủ sức để xua tan đi cái tĩnh lặng của không gian mà ngược lại càng làm nổi bật cái sự tĩnh mịch, yên ắng. Không gian tĩnh lặng đến mức chúng ta có thể nghe được âm thanh nhỏ nhất của sự vật, lắng nghe từng nhịp đập âm thanh vo ve của tiếng muỗi trong cửa hàng. Ấy vậy, sự xuất hiện của những âm thanh về thiên nhiên, người đọc đã cảm nhận được một không khí bao trùm, đó là sự quen thuộc, gần gũi nhưng cũng rất đỗi tĩnh mực. Ngay những câu văn đầu tiên, tác giả đã thấy hình ảnh và màu sắc thông qua thị giác.Ông chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc 1 tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần, gợi lên từ màu sắc: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Màu đỏ rực “của mặt trời”như một thứ ánh sáng loé lên lần cuối trước khi lụi tắt hoàn toàn. Đỏ rực và ánh hồng là gam màu sáng trong hội hoạ, sẽ mang đến cho người xem những cảm giác thư giãn, vui tươi. Nhưng trong bức tranh phố huyện này, gam màu sáng lại mang đến sự ảm đạm, ám ảnh. Vì đó là gam màu của sự lụi tàn. Rồi ta cx cảm nhận được gam màu sáng trong thơ Huy Cận: “Lặng lẽ bờ xanh, tiếc bãi vàng”. Huy Cận đang thiết tha tìm kiếm dấu hiệu của con người, nhưng chỉ thấy sự lặng lờ của bờ, của bãi, chỉ thấy màu xanh nối tiếp màu vàng và nối tiếp những hi vọng…Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Đây là một hình ảnh rất chân thực mà Thạch Lam đã kỳ công quan sát rồi cần mẫn đưa vào trang sách. Đó là nét vẽ giản dị, chân thực đã lột tả được cái thần, cái hồn của bức tranh thiên nhiên Việt Nam. Điểm riêng mà có lẽ chỉ bắt gặp ở Thạch Lam- người đã từng sống, từng thấm thía cái hồn của quê hương. Đây chính là không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện nơi phố huyện nghèo, là danh giới mờ mịt giữ thành thị và nông thôn. Thời gian bắt đầu chuyển là thời khắc cuối ngày, vận động đến đêm. Bóng đen bắt đầu buông xuống dần dần Bóng tối đã bao phủ khắp không gian từ rất lâu rồi, giờ đây nó cứ đầy dần trong đôi mắt Liên. Chính thời khắc ấy, đã góp phần rung lên trong lòng người những nhịp xuyến xao, man mác. Trong bức tranh thiên nhiên với âm thanh và màu sắc đã mang tới cho nhà văn Thạch Lam những cảm nhận về những tiếng ru nhẹ nhàng, gần gũi, đi vào lòng người.
Như vậy, tác phẩm được mở đầu vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu, vừa uyển chuyển, tinh tế. Nó không chỉ giúp người đọc hình dung ra được cảnh vật mà còn gợi tình cảm, cảm xúc trước thiên nhiên quen thuộc, bình dị của quê hương. Thạch Lam đã mang tới một bức tranh thiên nhiên rất chân thực, vừa thấm đượm, cảm xúc trữ tình lại vừa hưởng cảm giác mùi hương của độc giả về cuộc sống nơi đây.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ được in trong tác phẩm “Nắng trong vườn “ vào năm 1938, cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. Để làm nổi bật chủ đề, đó là cuộc sống nhàn tẻ, quẩn quanh của những kiếp người thấp bé cùng với ước mơ thay đổi cuộc sống hiện tại, nhà văn đã triển khai và khắc họa bức tranh phố huyện nghèo.
Trong bức tranh thiên nhiên phố huyện , bắt đầu từ tâm trạng buồn man mác của cô bé Liên trong giờ khắc của ngày tàn.Bức tranh thiên nhiên dần dần hiện ra với vẻ u buồn tàn tạ. Không hiểu sao cảnh thấm hồn người hay hồn người liên hướng sang cảnh. Không biết nữa, chỉ biết rằng nỗi buồn của cảnh và nỗi buồn của người lại hoà nhịp đến thế. Tác giả đã cảm nhận giác quan thính giác và cả giác quan thị giác. Bức tranh xuất hiện với nhiều âm thanh, tiếng trống thu không khi buổi chiều buông xuống Cảm nhận về thính giác, bức tranh thiên nhiên đã mở ra với những âm thanh cụ thể như: tiếng trống thu không không hối hả mà “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Với nhịp điệu chậm rãi dần dần đã góp phần hé mở không khí của thiên truyện trở nên yên ả và thanh bình. Tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, tiếng chó cắn và tiếng của đoàn tàu về đêm. Tất cả những âm thanh đó đều có thực trong cuộc sống. Những âm thanh ấy dường như đang tan loãng vào bóng chiều , mở ra một không gian tĩnh lặng và quen thuộc. Chừng ấy âm thanh không đủ sức để xua tan đi cái tĩnh lặng của không gian mà ngược lại càng làm nổi bật cái sự tĩnh mịch, yên ắng. Không gian tĩnh lặng đến mức chúng ta có thể nghe được âm thanh nhỏ nhất của sự vật, lắng nghe từng nhịp đập âm thanh vo ve của tiếng muỗi trong cửa hàng. Ấy vậy, sự xuất hiện của những âm thanh về thiên nhiên, người đọc đã cảm nhận được một không khí bao trùm, đó là sự quen thuộc, gần gũi nhưng cũng rất đỗi tĩnh mực. Ngay những câu văn đầu tiên, tác giả đã thấy hình ảnh và màu sắc thông qua thị giác.Ông chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc 1 tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần, gợi lên từ màu sắc: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Màu đỏ rực “của mặt trời”như một thứ ánh sáng loé lên lần cuối trước khi lụi tắt hoàn toàn. Đỏ rực và ánh hồng là gam màu sáng trong hội hoạ, sẽ mang đến cho người xem những cảm giác thư giãn, vui tươi. Nhưng trong bức tranh phố huyện này, gam màu sáng lại mang đến sự ảm đạm, ám ảnh. Vì đó là gam màu của sự lụi tàn. Rồi ta cx cảm nhận được gam màu sáng trong thơ Huy Cận: “Lặng lẽ bờ xanh, tiếc bãi vàng”. Huy Cận đang thiết tha tìm kiếm dấu hiệu của con người, nhưng chỉ thấy sự lặng lờ của bờ, của bãi, chỉ thấy màu xanh nối tiếp màu vàng và nối tiếp những hi vọng…Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Đây là một hình ảnh rất chân thực mà Thạch Lam đã kỳ công quan sát rồi cần mẫn đưa vào trang sách. Đó là nét vẽ giản dị, chân thực đã lột tả được cái thần, cái hồn của bức tranh thiên nhiên Việt Nam. Điểm riêng mà có lẽ chỉ bắt gặp ở Thạch Lam- người đã từng sống, từng thấm thía cái hồn của quê hương. Đây chính là không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện nơi phố huyện nghèo, là danh giới mờ mịt giữ thành thị và nông thôn. Thời gian bắt đầu chuyển là thời khắc cuối ngày, vận động đến đêm. Bóng đen bắt đầu buông xuống dần dần Bóng tối đã bao phủ khắp không gian từ rất lâu rồi, giờ đây nó cứ đầy dần trong đôi mắt Liên. Chính thời khắc ấy, đã góp phần rung lên trong lòng người những nhịp xuyến xao, man mác. Trong bức tranh thiên nhiên với âm thanh và màu sắc đã mang tới cho nhà văn Thạch Lam những cảm nhận về những tiếng ru nhẹ nhàng, gần gũi, đi vào lòng người.
Như vậy, tác phẩm được mở đầu vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu, vừa uyển chuyển, tinh tế. Nó không chỉ giúp người đọc hình dung ra được cảnh vật mà còn gợi tình cảm, cảm xúc trước thiên nhiên quen thuộc, bình dị của quê hương. Thạch Lam đã mang tới một bức tranh thiên nhiên rất chân thực, vừa thấm đượm, cảm xúc trữ tình lại vừa hưởng cảm giác mùi hương của độc giả về cuộc sống nơi đây.
Last edited by a moderator: