Văn 11 Phân tích nhân vật Huấn Cao

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Phân tích nhân vật Huấn Cao
Em sắp thi rồi giúp em với ạ
Nhân vật Huấn Cao
- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ hình tượng Cao Bá Quát , một nhà thơ, nhà cách mạng lỗi lạc ( Là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam), với tài nghệ hơn người, cốt cách thanh cao chính trực.
- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:
+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp” được cả vùng tỉnh Sơn ca ngợi.
+ Hơn thế trên mỗi nét chữ vuông vấn, tươi tắn của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.
+ Tài năng hơn người của Huấn Cao được thể hiện qua lời ngợi ca và mong ước cháy bỏng của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao vuông lắm, đẹp lắm “, “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.
⇒ Ca ngợi sự tài hoa hơn người của Huấn Cao. Đồng thời thể hiện sự trân trọng cuả Nguyễn Tuân với cái nét đẹp cổ xưa, với những con người đã kiến tạo ra những nét đẹp đích thực- những nét đẹp tồn tại vĩnh cữu với thời gian.
- Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp
+ Ông “ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối “
+ Trừ chỗ tri kỉ, bạn bè thân thiết ra thì ông không cho chữ bất kì ai .
+ Câu nói”sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.” Đã phần nào bộc lộ lối sống và lối suy nghĩ tốt đẹp của Huấn Cao.
+ Ban đầu thì tỏ thái độ kinh miệt viên quản ngục, nhưng sau khi hiểu được tấm chân tình của hắn thì chẳng những cho chữ mà còn kết bạn vơi nhau trở thành tri âm, tri kỉ.
-Huấn Cao, một trang anh hùng dũng liệt, với khí phách hiên ngang, bất khuất.
+ Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông câm ghét, dám đứng lên, dám chiến đấu vì chính nghĩa, vì đời sống của nhân dân.
+ Thông quua hành động”dỗ ngông” và thái đọ không thèm quan tâm đén lời dọa dẫm của tên lính áp giải
=>Dù thân thể bị giam cầm, xiềng xích nhưng Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần, ông không cảm thấy sợ hãi hay có thái độ khuất phục, nhúng nhường trước thế lực xấu xa.
+ Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi. Chiến đấu vì chính nghĩa, hi sinh vì chính nghĩa là lẽ sống mà Huấn Cao hướng đến.
⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
=>Hình tượng nhân vật Huấn cao hội tụ đủ ba phẩm chất cơ bản của một nhân cách đẹp: tài năng, khí phách và thiên lương. Chính vì thế Huấn Cao chính là mẫu hình lý tưởng mà Nguyễn Tuân và người đời tôn thời và ngưỡng mộ.
Bạn tham khảo bài làm
Chúc bạn học tốt
https://diendan.hocmai.vn/threads/kien-thuc-trong-tam-cac-tac-pham-lop-11.827695/
 
  • Like
Reactions: suong18032005

suong18032005

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng mười hai 2021
18
22
6
Phân tích nhân vật Huấn Cao
Em sắp thi rồi giúp em với ạ
Tham khảo thêm nha ^^
Huấn Cao – người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, người kết tinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và tấm lòng yêu nước mang màu sắc riêng của nhà văn.

Trong truyện Chữ người tử tù, Huấn Cao nổi lên là một nghệ sĩ tài hoa hiếm có trong nghệ thuật thư pháp. Ngay từ đoạn văn mở đầu tác phẩm, nhà văn đã “gieo” trên trang văn một lời giới thiệu không thể thuyết phục hơn về tài năng của con người này. Đó là “cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Đây không phải là lời ngợi khen của một người mà là lời của người dân cả một tỉnh, tức là tài năng của ông Huấn từ lâu đã được công chúng rộng rãi thừa nhận. Tuy nhiên, với riêng ngục quan, tên tuổi và tài nghệ của “người đứng đầu bọn phản nghịch” ấy còn nhiều hơn thế. Không biết từ nguồn nào và từ bao giờ, viên quan coi ngục này đã biết “cái tài viết chữ tốt” của Huấn Cao : “Chữ của ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Và cũng đã từ rất lâu rồi, nhưng chưa bao giờ có dịp được nói ra, “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do chính tay ông Huấn Cao viết… Có được chữ của ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Về phía chủ quan, mong muốn ấy của quản ngục xuất phát từ thú chơi chữ của ông ta. Nhưng về phía khách quan, chữ của Huấn Cao phải đẹp lắm, quý lắm, phải là “báu vật” hiếm có trên đời mới có thể khiến viên quan coi ngục lần đầu tiên có cái nhìn “hiền lành” và tỏ rõ thái độ “kiêng nể” với sáu người tù mà thực chất chỉ là Huấn Cao. Đặc biệt, quản ngục sẵn sàng “biệt đãi” ông Huấn – điều mà cả ông ta và bất cứ ai cũng thừa hiểu là hành động phạm pháp, thậm chí bị quy vào tội đồng lõa với tội phạm. Với tội danh này, nặng thì bị xử tử giống như những phạm nhân kia, nhẹ thì mất nghiệp, khuynh gia bại sản. Điều ấy, một người đại diện cho pháp luật như quản ngục không thể không hiểu. Nhưng cái gì đã khiến ngục quan nhẫn nại, hạ mình, dám đánh đổi cả sự nghiệp, thậm chí cả tính mạng của mình đến như vậy ? Rốt cuộc chỉ có một điều cốt lõi, ấy là chữ của Huấn Cao – một “vật báu trên đời” và vì thế với những người có thú chơi chữ như quản ngục thì được treo chữ của ông Huấn là một trong những sự mãn nguyện lớn nhất trong cuộc đời. Có thể khẳng định, Nguyễn Tuân đã thành công khi miêu tả tài viết chữ của Huấn Cao. Cái giỏi của nhà văn là không có một từ nào miêu tả cụ thể về những chữ mà Huấn Cao đã viết, kể cả ở cảnh cho chữ cuối cùng, thế mà ấn tượng về tài năng của Huấn Cao, về người tử tù có phẩm chất nghệ sĩ, có tài nghệ hơn người vẫn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Giống như thủ pháp “vẽ mây nảy trăng” thường thấy trong thơ, phương thức miêu tả gián tiếp của nhà văn đã có được hiệu quả nghệ thuật rõ nét trong trường hợp này.


Huấn Cao – người nghệ sĩ có cái “thiên lương” trong sáng, có cách ứng xử cao thượng và đầy tinh thần văn hóa.

Xưa nay, người có tài năng, năng khiếu nghệ thuật vốn đã không nhiều trong cuộc sống thì người vừa có tài vừa có tâm lại càng hiếm nữa. Mấy trăm năm trước, thi hào Nguyễn Du đã viết : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chính cái “tâm” sẽ làm cho cái tài được cất cánh cao hơn nữa, tỏa sáng hơn nữa. Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao đâu chỉ có tài viết chữ mà còn có đạo đức và văn hóa của một người nghệ sĩ thư pháp, một nhân cách cao thượng trong đời sống.
Đạo đức của Huấn Cao thể hiện trước tiên ở lòng tự trọng, ở chỗ biết giữ lấy cái tài, biết trân trọng tài năng đích thực của mình và biết dùng nó đúng lúc đúng chỗ. Con người ấy “nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Cả đời Huấn Cao cho đến trước khi cho chữ viên quản ngục mới chỉ “viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường” cho “ba người bạn thân”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Huấn Cao cũng giữ trọn “thiên lương” của mình. Khi chưa hiểu con người của quản ngục, Huấn Cao không hề tỏ ra sợ hãi, càng không vì cái “uy vũ” đó để phải quỳ xuống viết chữ. Ông cũng không tỏ ra mềm lòng, thỏa hiệp, nhún mình viết câu đối trước sự “biệt đãi” của ngục quan. Ngay cả khi đã hiểu rõ con người của quản ngục và đã cho chữ viên quan này thì điều mà Huấn Cao khuyên bảo, mong muốn ở ngục quan là “giữ thiên lương cho lành vững”, đừng để “nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Đó đích thực là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, một biểu tượng của “thiên lương” lành vững mà thời đại nào cũng cần.
Cái tâm của Huấn Cao không chỉ hiện ra ở đạo đức của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ ở cách ứng xử cao thượng và đầy tinh thần văn hóa. Đọc tác phẩm, ai cũng thấy Huấn Cao đã phản ứng dữ dội như thế nào trước hành động muốn “biệt đãi” ông của quản ngục. Nhưng đấy là khi ông chưa thực sự hiểu được bản chất của con người này. Đến khi đã hiểu được con người bên trong của ngục quan, khi đã “cảm” được “cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quan coi ngục thì Huấn Cao đã nhanh chóng bỏ qua những nghi kị trước đó, vui vẻ tự nguyện cho chữ. Lời của Huấn Cao : “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” đã bộc lộ lẽ sống của ông : sống là phải xứng đáng với những tấm lòng tri kỉ, phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ. Rõ ràng, đối với những người biết quý trọng cái tài, cái đẹp trên đời, Huấn Cao đâu có nề hà, đã không biết thì thôi chứ biết thì nhất định không “phụ tấm lòng trong thiên hạ”. Đấy chính là lẽ sống cao đẹp, là cách xử thể tràn đầy tinh thần văn hóa ở Huấn Cao, cũng là bài học về đạo lý, lẽ sống cho mỗi người trên đời. Xem ra, chuyện xin chữ – cho chữ ở đây không còn là thú chơi nữa mà là chuyện của lẽ sống và đạo đức của con người trong cuộc sống.

Huấn Cao – người anh hùng dũng liệt, có bản lĩnh, lý tưởng, có khí phách hiên ngang, bất khuất.

Không giống như nhiều nhân vật tài hoa, tài tử khác trong Vang bóng một thời, Huấn Cao có hai con người trong một con người : con người tài hoa nghệ sĩ với cái tâm trong sáng và con nguời anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang. Đấy là một người dám chống lại triều đình mục ruỗng mà ông căm ghét. Thái độ này không thay đổi kể cả khi ông nhận được thông báo sẽ bị giải vào Kinh để chịu án tử hình. Là kẻ chiến bại nhưng Huấn Cao không hề đánh mất khí phách của mình. Ngay từ đầu tác phẩm, điều đó đã được thể hiện qua hành động “rỗ gông”. Huấn Cao đã bất chấp lời doạ dẫm của tên lính áp giải, “lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Cũng chính con người ấy đã “thản nhiên nhận rượu thịt” coi như “việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thậm chí còn “cố ý làm ra khinh bạc đến điều” đối với viên quản ngục mà không hề sợ “một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục”. Ngay cả khi được tin “ngày mai, tinh mơ” sẽ “về kinh chịu án tử hình”, Huấn Cao cũng chỉ “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”. Rõ ràng, Huấn Cao có phong độ của một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang của kẻ “chọc trời quấy nước” trên đầu “chẳng còn biết có ai nữa” (như chính quản ngục đã phải thừa nhận), có cái khí khái của đấng nam nhi coi cái chết “nhẹ tựa hồng mao”.
 
Top Bottom