Sử 10 Phân tích nghệ thuật chớp thời cơ của đảng và nhà nước trong cách mạng tháng 8 năm 1945

Inazuku - chan

Học sinh
Thành viên
16 Tháng một 2019
148
182
36
21
Hà Nội
THPT nào đó
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích nghệ thuật chớp thời cơ của đảng và nhà nước trong cách mạng tháng 8 năm 1945
(ngắn gọn nhất có thể ) @Võ Thu Uyên @Hồ Nhi @Misaka Yuuki @Riana Arika @namnam06 @Khalynh Nguyễn @Thái Minh Quân @Tôn Nữ Hà Anh @ruka 93
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Ngày 14/8, Nhật đầu hàng quân đồng minh, Đảng ban bố phát lệnh tổng khởi nghĩa trước khi quân đồng minh vào. Đây được xem là thời cơ ngàn năm có một.Vì lúc này kẻ thù nguy hiểm, duy nhất của ta là Nhật đã bị đánh bại, ta phải chớp lấy thời cơ giành chính quyền từ tay nhật, tránh đổ máu và thương vong cho đồng bào. Sau đó ta đón quân đồng minh vào và giải giáp quân đội Nhật với tư thế là người chiến thắng và là người làm chủ nước nhà.

Theo ý của mình là vậy, không biết các anh chị khác như thế nào...
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Theo ý của mình là vậy, không biết các anh chị khác như thế nào...
câu này của bên sinh viên đại học đưa xuống, mình nghĩ nhiều khi câu này quá tầm suy nghĩ của các học sinh. Mình trả lời như sau:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thời cơ trong cách mạng hay tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất: Giai cấp thống trị đã suy yếu, khủng hoảng đến mức không thể tiếp tục thống trị bằng những phương thức cũ được nữa.
Thứ hai: Các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới hành động giải phóng.
Thứ ba: Tầng lớp, bộ phận trung gian, những người tri thức yêu nước có tư tưởng dân chủ tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về phía cách mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Đội tiên phong của cách mạng.
- Để chớp được thời cơ trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã có một quá trình chuẩn bị về mọi mặt và dự đoán thời cơ rất khoa học. Nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Pắc Pó, Cao Bằng đã đưa ra dự đoán: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…” (trích Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, t7, tr. 100). Đó là một khả năng xuất hiện thời cơ đến với nhiều nước, trong đó có nước ta
- Sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù đã tạo thế chủ động cho ta khi xuất hiện tình thế. Ngày 9-3-1945, nổ ra cuộc đảo chính Nhật - Pháp, Đảng ta không bất ngờ mà ngược lại đã chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược, sách lược sát đúng với tình hình. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, ngày 12-3-1945, Hội nghị Thường vụ mở rộng đã họp và đề ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Trong bản Chỉ thị đó đã dự báo thời cơ của nhân dân ta vùng dậy đấu tranh, đó là: “Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật và Nhật đầu hàng quân đồng minh”. Đúng như dự báo của bản chỉ thị; sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng do bị Hồng quân Liên Xô tấn công và bị hai quả bom nguyên tử của Mĩ, thời cơ có một không hai của dân tộc ta đã đến. Lập tức Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 tiến hành khởi nghĩa
- Như trên đã nói về thời cơ cách mạng, thời cơ chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga, thời cơ chỉ xuất hiện trong vòng 24 giờ. Còn trong cuộc cách mạng Tháng Tám, thời cơ chỉ tồn tại một cách khách quan trong vòng 20 ngày, từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15-8-1945), đến khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật (15-8-1945). Nếu đứng lên giành chính quyền trước ngày 15-8-1945 hay sau ngày 9-5-1945 thì khả năng giành thắng lợi rất ít; Vì, trước ngày 15-8, quân Nhật còn rất mạnh, còn sau ngày 9-5, khi đó trên đất nước ta sẽ xuất hiện rất nhiều lực lượng bất lợi cho cách mạng như: Quân Tưởng ở miền Bắc, quân Anh ở miền Nam và nhiều lực lượng phản động khác. Chỉ có thể giành thắng lợi trong khoảng thời gian khắc nghiệt đó

=> Diễn biến:
- Hội nghị đại biểu toàn quốc họp tại Tân Trào từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, phải “kịp thời hành động không được bỏ lỡ”
- Tiếp theo đó, ngày 16-8-1945, tại Tân trào Đại hội quốc dân họp nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và ra 10 chính sách của Việt Minh, thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, quốc ca và bầu Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” (trích Văn kiện Đảng toàn tập)
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã… Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn - Chợ Lớn… chỉ trong vòng 15 ngày cuối Tháng Tám cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn
- Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố: “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”.
- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.
 

Đỗ Anh Thái

Học sinh tiến bộ
Thành viên
8 Tháng năm 2016
624
1,360
171
Hà Nội
THPT HVT
câu này của bên sinh viên đại học đưa xuống, mình nghĩ nhiều khi câu này quá tầm suy nghĩ của các học sinh. Mình trả lời như sau:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thời cơ trong cách mạng hay tình thế cách mạng có ba nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất: Giai cấp thống trị đã suy yếu, khủng hoảng đến mức không thể tiếp tục thống trị bằng những phương thức cũ được nữa.
Thứ hai: Các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới hành động giải phóng.
Thứ ba: Tầng lớp, bộ phận trung gian, những người tri thức yêu nước có tư tưởng dân chủ tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã về phía cách mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Đội tiên phong của cách mạng.
- Để chớp được thời cơ trong cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã có một quá trình chuẩn bị về mọi mặt và dự đoán thời cơ rất khoa học. Nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Pắc Pó, Cao Bằng đã đưa ra dự đoán: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…” (trích Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2000, t7, tr. 100). Đó là một khả năng xuất hiện thời cơ đến với nhiều nước, trong đó có nước ta
- Sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù đã tạo thế chủ động cho ta khi xuất hiện tình thế. Ngày 9-3-1945, nổ ra cuộc đảo chính Nhật - Pháp, Đảng ta không bất ngờ mà ngược lại đã chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược, sách lược sát đúng với tình hình. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, ngày 12-3-1945, Hội nghị Thường vụ mở rộng đã họp và đề ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Trong bản Chỉ thị đó đã dự báo thời cơ của nhân dân ta vùng dậy đấu tranh, đó là: “Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật và Nhật đầu hàng quân đồng minh”. Đúng như dự báo của bản chỉ thị; sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng do bị Hồng quân Liên Xô tấn công và bị hai quả bom nguyên tử của Mĩ, thời cơ có một không hai của dân tộc ta đã đến. Lập tức Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1 tiến hành khởi nghĩa
- Như trên đã nói về thời cơ cách mạng, thời cơ chỉ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga, thời cơ chỉ xuất hiện trong vòng 24 giờ. Còn trong cuộc cách mạng Tháng Tám, thời cơ chỉ tồn tại một cách khách quan trong vòng 20 ngày, từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15-8-1945), đến khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật (15-8-1945). Nếu đứng lên giành chính quyền trước ngày 15-8-1945 hay sau ngày 9-5-1945 thì khả năng giành thắng lợi rất ít; Vì, trước ngày 15-8, quân Nhật còn rất mạnh, còn sau ngày 9-5, khi đó trên đất nước ta sẽ xuất hiện rất nhiều lực lượng bất lợi cho cách mạng như: Quân Tưởng ở miền Bắc, quân Anh ở miền Nam và nhiều lực lượng phản động khác. Chỉ có thể giành thắng lợi trong khoảng thời gian khắc nghiệt đó

=> Diễn biến:
- Hội nghị đại biểu toàn quốc họp tại Tân Trào từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, phải “kịp thời hành động không được bỏ lỡ”
- Tiếp theo đó, ngày 16-8-1945, tại Tân trào Đại hội quốc dân họp nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và ra 10 chính sách của Việt Minh, thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, quốc ca và bầu Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” (trích Văn kiện Đảng toàn tập)
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã… Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn - Chợ Lớn… chỉ trong vòng 15 ngày cuối Tháng Tám cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn
- Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố: “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”.
- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.
anh tóm tắt luôn câu trả lười này cho em trong koangr tầm chục dòng thôi được không anh?
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
haizzz..... có bạn nào mạnh dạn thử rút gọn bài này xuống còn khoảng 10 dòng thử xem nào ?
Em không giám... Em cũng thử rồi, nhưng sau khi rút xong thì lại cảm thấy bị thiếu chỗ này 1 ít, chỗ kia 1 ít, nói chung là không được rõ ý. Để nguyên như vậy hay hơn
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Em không giám... Em cũng thử rồi, nhưng sau khi rút xong thì lại cảm thấy bị thiếu chỗ này 1 ít, chỗ kia 1 ít, nói chung là không được rõ ý. Để nguyên như vậy hay hơn
mình làm được đó, nên mới nhờ đến các bạn thử thực hiện xem..... Mình viết thử nha (đếm xem được mấy dòng):
Thời cơ đến khi giai cấp thống trị không thể cai trị được nữa, đại bộ phận nhân dân ngả về cách mạng. Với trước cách mạng tháng Tám, thời cơ xảy ra khi kẻ thù chính là Nhật suy yếu cực độ sau khi Thế chiến 2 kết thúc; đại bộ phận nhân dân có những chuẩn bị khẩn trương và sẵn sàng làm cách mạng. Với thời cơ diễn ra trong thời gian quá ít (14 ngày) thì Đảng ta có những quyết định mau lẹ: ra Quân lệnh số 1 (14/8/1945); họp Hội nghị Tân Trào nhằm đề ra những việc làm tiếp theo sau khi giành độc lập, phát lệnh Tổng khởi nghĩa. Từ ngày 17 đến hết ngày 28/8/1945, cách mạng bùng nổ ở ba thành phố trọng điểm, về sau thì lan ra khắp nơi trên cả nước. Sau khi cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.
 
Top Bottom