Văn 11 Phân tích hai đứa trẻ

Minanh73773

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười 2019
40
19
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Bùi Thị Xuân

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
moi người cho em xin dàn ý phân tích bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều tối , lúc đêm tối , lúc đêm khuya em cám ơn ạ
1. Khung cảnh phố huyện lúc chiều tối
- Câu chuyện mở ra bằng khung cảnh một buổi chiều tà gợi nỗi buồn chiều chiều. Nhịp điệu câu văn đều đều nhưng vẫn có một chút thảng thốt nghe như một tiếng thở dài.
- Buổi chiều được gợi ra trước hết với những chi tiết thật tinh tế:
+. Tiếng trống: từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, nhịp trống chậm rãi, thong thả như điểm vào nhịp bước đi của thời gian.
+. Sắc màu: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Bức tranh có sắc đỏ rực của mặt trời nhưng không mang đến cho người đọc cảm giác ấm áp mà chỉ là cảm giác vội vã của cảnh ngày sắp tắt.
+. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve càng tô đậm hơn sự yên lặng, vắng vẻ của một phố huyện trong cảnh chiều tàn.
=> Các chi tiết tuy không nhiều nhưng cũng đủ để có một nỗi buồn bâng khuâng, man mác, mơ hồ trong khung cảnh buổi chiều quê. Chỉ bằng vài nét phác thảo, Thạch Lam đã dẫn người đọc vào một nỗi buồn man mác, khó tả
*) Đời sống con người
- Đời sống con người hiện lên qua khung cảnh chợ tàn. Nói đến chợ người ta thường nghĩ ngay đến một nơi đông vui tấp nập. Nó là nơi biểu hiện sức sống của một làng quê. Nhưng ở đây, cảnh chợ ấy không có đông vui, không có tấp nập mà chỉ thấy xơ xác, tiêu điều
- Cảnh chợ mở ra bằng hình ảnh: người về hết và tiếng ồn ào cũng mất; trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, nhãn và lá mía,..... Những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại tìm tòi....
- Trên cái nền ấy, những cảnh đời, những con người – chứng nhân của cuộc sống nghèo nàn, đơn điệu hiện lên thật ám ảnh.
+ Điển hình cho những kiếp người đó là chị Tí với nhịp sống quẩn quanh. Ngày cho mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn hàng nước.
+ Bà cụ Thi điên: chỉ đủ tiền mua một cút rượu uống một hơi cạn sạch. Uống xong thì lại đi lảo đảo, tiếng cười khanh khách tan vào trong bóng đêm.
+. Bác Siêu với gánh phở của mình hi vọng sẽ kiếm được chút gì để tồn tại, để cầm cự với sự sống. Nhưng ở nơi phố huyện nghèo này, Phở trở thành một thứ quà xa xỉ, vì vậy nguy cơ ế hàng càng cao.
+ Gia đình bác Xẩm: dùng lời ca tiếng hát của mình để kiếm sống. Nhưng ở nơi cái ăn còn chẳng có thì người dân nghèo làm gì có thời gian để thưởng thức âm nhạc.
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
- Thạch Lam đã sử dụng thật tài tình nghệ thuật đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: câu chuyện mở ra trong lúc giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.
+ Hình ảnh bóng tối: Đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối -> khổng lồ, dày đặc, mênh mông
+ Hình ảnh ánh sáng:
• Vệt sáng của đom đóm
• Cửa chỉ để một khe ánh sáng
• Quầng sáng lay động chung quanh ngọn đèn của chị Tí
• Chấm lửa nhỏ, lơ lừng trong bóng tối
• Ngọn đèn của Liên có từng hột sáng lọt qua phên lửa
-> Mong manh, yếu ớt
- Ánh sáng >< bóng tối -> thể hiện sự ám ảnh về cuộc sống ngột ngạt, tù túng, không lối thoát.
- Chi tiết ấn tượng nhất là cảnh đoàn tàu: đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
Phân tích đoàn tàu bạn tham khảo tại đây nhé
https://diendan.hocmai.vn/threads/phan-tich-hinh-anh-chuyen-tau-dem.818811/#post-4012478
 
Top Bottom