a, Mở bài:
- Dẫn dắt và khát quát nội dung tác phẩm:
+ Thứ làm nên chiến thắng ở Việt Nam không phải là những vũ khí hiện đại mà là tinh thần quyết tâm, ý chí kiên cường và không thể không kể đến công lao to lớn của những người lính lái xe. Hình ảnh độc đáo ấy đã được tác giả "Phạm Tiến Duật" thể hiện thành công, khắc họa hình tượng người lính cao cả, hiên ngang và tinh thần lạc quan bất chấp mọi khó khăn, hiểm nguy.
b, Thân bài:
* Khổ 4:
- Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
+ Những chiếc xe không còn nguyên vẹn, bị tàn phế bởi chiến tranh mang lại vẫn chạy bon bon trên mọi nẻo đường để rồi gặp nhau hợp thành những tiểu đội, mỗi người lính trở thành bạn của nhau không vì lí do nào hết mà là họ có chung tiếng gọi con tim, đều lên đường để bảo vệ tổ quốc.
+ Mỗi khi gặp nhau, họ lại trao cho nhau ý chí qua những cái bắt tay, tạo cho nhau điểm tựa và có một chung một quyết tâm là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
+ Dường như không có kính lại là thuận lợi, ít nhất là việc thuận lợi cho những cái bắt tay nhau được tiện hơn khi không có sự ngăn cách nào giữa họ, "Cái khó ló cái khôn" là vậy! Cái bắt tay thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm ra trận, lời thề quyết chiến quyết thắng, truyền cho nhau sức mạnh vượt qua gian khổ.
+ Cũng như trong bài thơ "Đồng chí" của "Chính Hữu" cũng có hình ảnh rất đẹp "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" đã trao cho nhau sức mạnh vô hình mà vĩ đại, mỗi người được sưởi ấm về mặt tâm hồn.
- Khổ 5:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
+ Bếp Hoàng Cầm là một nhà ăn trong kháng chiến, đào trong lòng đất, tỏa khói ra từ nhiều phía để tránh được sự theo dõi của địch.
+ Cấu trúc điệp từ "Lại đi, lại đi".
+ Để tránh địch, giữa trời ta dựng bếp Hoàng Cầm, còn giữa những người lính thì chung bát đĩa, mắc võng nghỉ ngơi chông chênh giữa đường. Thật đáng khâm phục tinh thần sáng tạo, vượt mọi gian lao, chiến thắng mọi hoàn cảnh gian khổ nhất. Nhưng điều đáng khâm phục hơn đó chính là ý chí bền bỉ của các anh: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm".
- Khổ 6:
+ Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
+ Và làm nên ý chí kiên cường của những người lính chính là vì "Trong xe có một trái tim" - trái tim đập vì tổ quốc, vì đồng đội và nhất là vì miền Nam phía trước.
+ Những chiếc xe trần trụi được thể hiện qua điệp từ không, đó là sự khốc liệt của chiến tranh đã làm cho xe tàn phế, méo mó.
+ Bài thơ kết thúc bất ngờ nhưng lại giàu sức biểu cảm: Mặc cho bom rơi, đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thắng vào buồng lái, mặc cho muôn vàn thiếu thốn, hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy, "Chỉ cần trong xe có một trái tim". Đó là trái tim yêu nước, trái tim mang lí tưởng, khát vọng cao đẹp, trái tim mang quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
=> Bài thơ giàu chất hiện thực, nhiều câu thơ mang giọng điệu khẩu ngữ tạo sự phóng khoáng, ngang tàng. Nhịp thơ sôi nổi, trẻ trung, tràn đầy sức sống đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
c, kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em.
Mong là câu trả lời của mình có thể giúp được bạn, chúc bạn học tốt ^^