Địa 12 Phân biệt biên giới và ranh giới

X

xeto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giáo viên dạy Địa lí của tớ bảo tớ phân biệt: biên giới và ranh giới. Tớ nghĩ biên giới là đường phân định của quốc gia này với quốc gia khác trên đất liền và nó thường được biểu hiện trên bản đồ bằng đường liền nét, còn biên giới là đường phân định của nước đó với biển và nó được biểu hiện bằng đường đứt khúc. Tớ nghĩ vậy hông biết đúng hông nữa, các bạn giúp tớ nhá!:(
 
Last edited by a moderator:
A

arxenlupin

Sự phân định điạ phận hay hải phận của một quốc gia đều đc gọi là biên giới cả xeto à

Còn ranh giới, đó là sự phân định địa phận của các tỉnh :D
 
A

aqnacm

Ranh giới là từ chung còn biên giới là từ riêng
ranh giới xã, ranh giới thôn, ranh giới huyện, ranh giới tỉnh đều là ranh giới
còn biên giới là ranh giới quốc gia
 
K

kienke716

Giáo viên dạy Địa lí của tớ bảo tớ phân biệt: biên giới và ranh giới. Tớ nghĩ biên giới là đường phân định của quốc gia này với quốc gia khác trên đất liền và nó thường được biểu hiện trên bản đồ bằng đường liền nét, còn biên giới là đường phân định của nước đó với biển và nó được biểu hiện bằng đường đứt khúc. Tớ nghĩ vậy hông biết đúng hông nữa, các bạn giúp tớ nhá!:(
óe óe bạn ơi. Đường phân định giữa nc" đó vs biển phải là đường ven biển chứ sao lại là ranh giới
 
T

truonghan_h

Ranh giới là từ chung còn biên giới là từ riêng
ranh giới xã, ranh giới thôn, ranh giới huyện, ranh giới tỉnh đều là ranh giới
còn biên giới là ranh giới quốc gia
Hơ. Sao mà câu trả lời của bạn mâu thuần thế.
Thật ra đây là hai từ nhìn thì thấy giống nhau, và đôi khi chúng ta lại dùng chung lẫn lộn. Hai từ này cũng có ý nghĩa là nói về phân định lãnh thổ của một khu vực hay một quốc gia nào đó.
Ranh giới là đường phân định rõ ràng, tức là có sự đo đạc cắm mốc diện tích.
Biên giới là khu vực giáp ranh giữa hai khu vực, đường biên giới mang tính thỏa thuận, ko rõ ràng, cụ thể chính xác như đường ranh giới.
 
A

aqnacm

Hơ. Sao mà câu trả lời của bạn mâu thuần thế.
Thật ra đây là hai từ nhìn thì thấy giống nhau, và đôi khi chúng ta lại dùng chung lẫn lộn. Hai từ này cũng có ý nghĩa là nói về phân định lãnh thổ của một khu vực hay một quốc gia nào đó.
Ranh giới là đường phân định rõ ràng, tức là có sự đo đạc cắm mốc diện tích.
Biên giới là khu vực giáp ranh giữa hai khu vực, đường biên giới mang tính thỏa thuận, ko rõ ràng, cụ thể chính xác như đường ranh giới.

mình nghĩ bạn nên tra lại tử điển tiếng Việt đi nhé
 
T

truonghan_h

aqnacm đã tra từ điển chưa? Mà sao nói nghe rất mâu thuẫn đó. Cần phải hiểu rõ để phân biệt hai từ này để thấy được bản chất của chúng thì mới phân biệt được. Theo aqnacm thì tóm lại ranh giới cũng đồng thời là biên giới "còn biên giới là ranh giới quốc gia" đúng ko?
 
A

aqnacm

đọc từ 1 số từ điển tiếng Việt thì:
Ranh giới: Đường phân giới hạn giữa hai bên. VD: ranh giới giữa hai tỉnh xác định ranh giới giữa hai xã.
Biên giới: Chỗ hết phần đất của một nước và giáp với nước khác. VD:Biên giới Việt - Lào.

tớ hiểu biên giới là ranh giới quốc gia, còn làm gì có chuyện biên giới mang tính thỏa thuận ko xác định rõ ràng, chả có cái biên giới quốc gia nào mà lại ko được xác định cắm mốc và đo đạc rõ ràng cả
 
T

truonghan_h

Thử hỏi aqnacm nhé.
Thế biên giới Việt Nam với các nước láng giềng từ lâu nay vẫn gọi là biên giới đúng ko? Đúng như bạn nói là như thế (biên giới giữa 2 nước ). Nhưng trên thực tế nhiều chỗ trên biên giới của nước ta từ trước đên giờ vẫn chưa có vạch phân định rõ ràng nhưng lại vẫn gọi là biên giới. Khu vực giáp ranh giữa hai nước có khu vực dân cư sinh sống cũng có nhiều hoạt động kinh tế sao vẫn gọi là biên giới, mà nó ko rõ ràng như đường kinh tuyến chẳng hạn, ko có chỉ số cụ thể, có nơi nó là của 1 vành đai, có nơi nó là 1 rãnh núi....
 
A

aqnacm

thế tớ xin hỏi là biên giời không rõ ràng thì người ta tính diện tích một quốc gia kiểu gì, ranh giới quốc gia là cực kì quan trọng, biên giới thường sử dụng những ranh giới tự nhiên của địa hình để làm biên giới chứ chẳng có quốc gia nào mà biên giới không có phân định rõ ràng cả, trừ những khu vực chiến sự hay tranh chấp thì ko nói làm gì, mà bất cứ cái sự không rõ ràng nào về biên giới đều có gây ra chiến tranh.

Có những khu vực biên giới ko cắm mốc hoặc không có hàng rào rõ ràng do các đặc điểm riêng về kinh tế xã hội chứ tuyệt đối không có cái chuyện biên giới không rõ ràng, thậm chí phải rõ ràng chính xác đến từng cm . Có những khu vực để tạo điều kiện thông thương qua lại người ta bỏ hàng rào biên giới đi nhưng điều đó không có nghĩa là 2 quốc gia đó không có ranh giới rõ ràng


nói đường kinh tuyến mà không có chỉ số cụ thể thì tớ ko còn gì để nói nữa rồi, đường kinh tuyến mà không cụ thể thì toàn bộ hệ thống các nhà bản đồ chắc đập đầu tự tử hết, hệ thống các vệ tinh và GPS chắc cho phi xuống Thái Bình Dương luôn

Tớ làm bản đồ nhiều, mọi đối tượng đều có tọa độ, mỗi bản đồ đều có lưới chiếu, đường kinh tuyến mà ko rõ ràng thì tớ đào đâu ra kinh độ, chắc cho Hà Nội phi lên tọa ở Hà Giang mất . Việc sử dụng bản đồ khác lưới chiếu làm các đối tượng lệch 1 ly thôi cũng đủ chết rồi nữa là kinh tuyến không rõ ràng =))
 
T

truonghan_h

aqnacm nói tiêu cực quá, bạn nghĩ chỉ có mình bạn là đã làm bản đồ rồi sao.
Bạn phải nhìn vào thực tế nhé, những cái bạn nói trên lí thuyết quá. Hỏi tại sao, ranh giới quốc gia năm này đo, sang năm đo lại khác hơn, cụ thể số liệu năm 1999 diện tích của Việt Nam là 330991 Km2, đến năm 2006 thì con số lại là 331212 km2, thậm chí trong chỉ còn có 329547km2. Số liệu cũng là lấy từ tổng cục thống kê. Nghĩa là sao, tại sao số liệu diện tích lại thay đổi? Tại sao cho đến nay VN vẫn chưa hoàn thành việc cắm mộc quốc gia trên đất liền với các nước có cùng biên giới? Hãy nhìn nhận vào thực tế một chút, không thể áp dụng một cách chung chung như thế được.
Tôi chỉ hi vọng cùng với aqnacm đưa ra được một cái nhìn chung, và rất muốn được tranh luận cùng bạn.
Thanks you!
Hãy cùng làm cho diễn đàn Box Địa của chúng ta sôi nổi lên nha các bạn.
 
A

aqnacm

việc chưa hoàn thành cắm mốc là một chuyện còn chuyện đường biên giới là một đường cụ thể là một chuyện khác. Diện tích quốc gia thay đổi có thể do việc thay đổi cột mốc nhưng kể cả không thay đổi cột mốc thì diện tích 1 quốc gia vẫn luôn thay đổi do biến động đường bờ biển, sự bồi tụ ở các cửa sông, sự xói mòn đường bờ do biển dâng, thậm chí có nghiên cứu cho rằng trong 100 năm nữa việt nam có thể mất từ 10-30% diện tích do nước biển dâng.

Còn về chuyện bản đồ, nếu là làm một cái bản đồ thực sự và đúng quy chuẩn thì cái đầu tiên phải làm là tọa độ và lưới chiếu, mà ai đã làm lưới chiếu rồi thì ko thể nói là đường kinh tuyến là ko rõ ràng được
 
T

truonghan_h

việc chưa hoàn thành cắm mốc là một chuyện còn chuyện đường biên giới là một đường cụ thể là một chuyện khác. Diện tích quốc gia thay đổi có thể do việc thay đổi cột mốc nhưng kể cả không thay đổi cột mốc thì diện tích 1 quốc gia vẫn luôn thay đổi do biến động đường bờ biển, sự bồi tụ ở các cửa sông, sự xói mòn đường bờ do biển dâng, thậm chí có nghiên cứu cho rằng trong 100 năm nữa việt nam có thể mất từ 10-30% diện tích do nước biển dâng.

Thế nếu những nước như nước Lào, Mông Cổ...không có biển như Việt Nam, biên giới vẫn thay đổi, vẫn chưa rõ ràng thì là tại sao? Hàng năm những nước này không được bồi đắp thêm phần lãnh thổ mới. aqnacm giải thích tiếp đi. Mình vẫn lắng nghe đây.
 
Last edited by a moderator:
A

aqnacm

mình không tin lắm, đương nhiên biên giới giữa các quốc gia là có tranh chấp, như tranh chấp biên giới Việt Nam - Trung Quốc hay Việt Nam - Campuchia .... cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù có chú Việt Nam nào bén mảng đến gần Hoàng Sa thì thằng Trung Quốc bắn chết tươi ngay. Có thể do các điều kiện khách quan việc cắm mốc biên giới chưa hoàn thành nhưng việc coi đường biên giới là một đường không rõ ràng theo mình là không hợp lý
 
T

truonghan_h

Đồng ý với aqnacm là như vậy nhưng đó là lý thuyết, trên thực tế thì khác. Mình đang nói là trên đất liền chớ ko nói trên biển, cái trên biển rất phức tạp. Trên thực tế tại sao nó lại có thể hao hụt được qua năm này năm khác, sở dĩ như vậy là do thứ nhất như bạn nói là do sự bồi đắp hàng năm của sông ngòi, nhưng những nước mà ko có bờ biển sông ngòi thì sao. Còn yếu tố nữa là bạn thử hỏi xem công cụ để đo đã chính xác chưa? Đó là cái mà mình muốn nói. Việc ngày càng có máy móc hiện đại thì phân chia ranh giới càng rõ ràng. Vì thế trước đây diện tích có lớn hơn hay nhỏ hơn hiện tại đó là do công cụ cũng như việc đo đạc. Số liệu càng về sau càng chính xác hơn.
 
A

aqnacm

Về cơ bản chúng ta đang tranh luận về một vấn đề lý thuyết và khái niệm đơn thuần, mình sử dụng các quan điểm mang tính lý thuyết thôi.

Bài trên bạn đưa ra số liệu về diện tích quốc gia, có sự thay đổi theo từng năm, mình giải thích điều này bằng việc biến đổi đường bờ cũng là hợp lý, vấn đề tranh chấp biên giới cũng là một lý do quan trọng . Sự biến đổi đường bờ bao gồm cả các quá trình xói lở và tích tụ, chưa chắc đã cần có nguồn bồi tích là sông. Về độ chính xác thì các công cụ trắc địa có thể đo chính xác đến từng m cách đây vài chục năm rồi . Việt Nam đã có thể đo đạc và hoàn thành bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000 và 1/25.000 từ thập kỉ 70 của thế kỉ trước . Theo mình sự không đồng nhất do điều kiện đo đạc chứ không hoàn toàn do công nghệ ( VN có đủ công nghệ để thành lập bản đồ 1/50k từ những năm 70 nhưng đến năm 2000 mới hoàn thành xong bộ bản đồ 1/50k phủ toàn quốc )

Bạn nói những nước như Lào, Mông Cổ có thể thay đổi diện tích thì bạn có số liệu ko, việc giải thích cũng có thể điều kiện đo đạc khó khăn như việt nam hoặc tranh chấp biên giới ( chắc lại tranh chấp với mấy chú Tàu thôi :)) )
 
Last edited by a moderator:
D

dangduyhoan

Hơ. Sao mà câu trả lời của bạn mâu thuần thế.
Thật ra đây là hai từ nhìn thì thấy giống nhau, và đôi khi chúng ta lại dùng chung lẫn lộn. Hai từ này cũng có ý nghĩa là nói về phân định lãnh thổ của một khu vực hay một quốc gia nào đó.
Ranh giới là đường phân định rõ ràng, tức là có sự đo đạc cắm mốc diện tích.
Biên giới là khu vực giáp ranh giữa hai khu vực, đường biên giới mang tính thỏa thuận, ko rõ ràng, cụ thể chính xác như đường ranh giới.
bạn ơi bạn đừng nhầm biên giới với ranh giới chứ đường biên giới sao lại có thể mang tính thoả thuận và ko rõ ràng dc điều đó hoàn toàn vô lí và ko có cơ sở còn ranh giới lại là phân định giữa hai quốc gia dc mà ranh giới ở đây chình là nơi tiếp giáp giữa 2 tỉnh trong 1 quốc gia.
 
T

truonghan_h

dangduyhoan lần sau nhớ post bài nói năng lịch sự nhé, nếu có bài nữa nói năng không giáo dục thì anh sẽ xóa bài của em đó.
Đây là đang tranh luận, em hãy nói ý kiến riêng của mình đi nhé.
Aqnacm nếu cần thì tôi có thể đưa số liệu các nước đo cho, rất đơn giản ko có gì mà khó khăn cả.
Biên giới là thể hiện chủ quyền quốc gia, nó cũng thể hiện tiềm năng của nước đó. Để có được biên giới đó là cần có một đất nước vững mạnh giành lấy mà có, chứ không lẽ tự nhiên ban tặng, nó khẳng định tiềm lực của mỗi quốc gia.
Đúng là vào những năm 70 nước ta đã có thể đo đạc và biên vẽ bản đồ 1:25000 và 1:50000. Mức độ chính xác tôi khẳng định rằng không thể như ngày nay được.
Hai khái niệm này nhìn chung vẫn chỉ là tương đối nên trong nhiều trường hợp có nhiều người vẫn nhầm lẫn hai khái niệm này. Ví dụ như có người gọi ranh giới VN và TQ hay biên giới Hà Nội và Vĩnh Phúc. Bạn giải thích thế nào về cái này?
 
T

truonghan_h

Đến giờ tôi sẽ đưa định nghĩa cho các bạn xem nhé. Trích từ Sổ tay thuật ngữ địa lí, tác giả Giáo sư Nguyễn Được, nhà xuất bản giáo dục 2003.
- Biên giới là đường ranh giới phân chia lãnh thổ có chủ quyền của quốc gia này với quốc gia khác. Biên giới quốc gia bao gồm: đường biên giới trên đất liền, đường biên giới trên biển và đường biên giới trên không. Đường biên giới trên đất liền được vạch ra trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp, kề nhau. Đường biên giới quốc gia trên đất liền thường dựa vào các yếu tố tự nhiên :địa hình (sông núi, dải đồi, thung lũng...), thủy văn (dòng chảy của sông, suối..), hoặc theo các đường qui ước như các đường thẳng nối các điểm mốc, đường kinh tuyến, vĩ tuyến....
 
T

truonghan_h

Vậy để có biên giới rõ ràng thì ta cần có đường ranh giới rõ ràng. Thực tế ở nước ta cũng như nhiều nước trên Thế Giới biên giới nhiều chỗ vẫn còn chưa có ranh giới rõ ràng, nên biên giới cũng chưa được rõ ràng.
 
Top Bottom