Hóa 12 pH – Chất chỉ thị và những vấn đề liên quan

The Ris

Cựu TMod Hóa
Thành viên
20 Tháng bảy 2020
925
1,304
141
20
Thái Bình
THPT Thái NInh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

pH – Chất chỉ thị và những vấn đề liên quan



I - pH

Định nghĩa : à chỉ số đo độ hoạt động của các ion [imath]H^+[/imath] trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó

Công thức tính : [imath]pH = -log[H^+][/imath]

Tính chất :

Nếu dung dịch có [imath]pH <7[/imath] thì mang tính axit

Có [imath]pH= 7[/imath] thì trung tính

Còn nếu [imath]pH >7[/imath] thì mang tính bazơ

Ngoài ra còn có một định ngĩa khác là [imath]pOH[/imath] ngược nghĩa với [imath]pH[/imath] nhưng nếu trong cùng 1 dung dịch ta luôn có [imath]pH + pOH = 14[/imath]

II- Chất chỉ thị

1. Quỳ tím

Đây dường như là chất chỉ thị quen thuộc nhất trong môn hóa vì nó có thể dễ dàng phân biệt được dung dịch axit hay bazơ

Nếu [imath]pH <7[/imath] quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ

Nếu [imath]pH = 7[/imath] quỳ tím sẽ không đổi màu

Nếu [imath]pH >7[/imath] quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh

2. Phenolphtalein

Đây là chấy chỉ thị nhận biết dung dịch bazơ và cũng thường gặp trong quá trình làm bài tập

Phenol ( Phenolphtalein)chỉ chuyển màu khi gặp dung dịch bazơ nên chỉ nhận biết được dung dịch bazơ( trừ các dung dịch axit có [imath]pH <0[/imath])

Nếu [imath]pH[/imath] nằm trong khoảng từ [imath]8 \to 12[/imath] dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng

Nếu [imath]pH > 12[/imath] dung dịch bị mất màu

Nếu [imath]pH[/imath] nằm trong khoảng từ [imath]0 \to 8[/imath] dung dịch không đổi màu

3. Các chất chit thị khác

Ngoài ra ta cũng có thể gặp các chất chỉ thị khác bắt nguồn từ thiên nhiên như bắp cải tím hay cách hoa đậu biếc.. nhưng thường thì đề không hỏi và nó cũng có cùng bản chất với quỳ tím

III [imath]pH[/imath] của dung dịch có các ion yếu dễ bị thủy phân

1. Với các ion tạo ra từ axit mạnh hay từ bazơ mạnh thì thường không có sự thủy phân nên nó sẽ mang tính chất trung tính

Vì dụ như dung dịch tạo từ ion mạnh là [imath]Na^+[/imath] và [imath]Cl^-[/imath] mang tính trung tính

2. Với các ion tạo ra từ bazơ yếu sẽ tạo ra môi trường axit ([imath]pH <7[/imath]) khi bị thủy phân sẽ tạo môi trường axit

Ví dụ như ion [imath]Fe^{2+}[/imath] sẽ bị thủy phân tạo [imath]Fe(OH)_2[/imath] là [imath]H^+[/imath]

[imath]Fe^{2+} + H_2O \leftrightarrow Fe(OH)_2 + 2H^+[/imath]

3. Với các ion tạo ra từ axit yếu sẽ tạo ta môi trường bazơ khi bị thủy phân

Ví dụ như ion [imath]CO_3^{2-}[/imath] khi thủy phân sẽ tạo muôi trường bazơ

[imath]CO_3^{2-} + 2_2O \leftrightarrow H_2CO_3 + 2OH^-[/imath]



Trên đây là lý thuyết về phần [imath]pH[/imath] mình sẽ cập nhật phần bài tập sớm nhất có thể

Chúc các bạn học tốt
 
Top Bottom