Hóa oxit

vgiahy@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
58
19
26
20
Kiên Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Tính thể tích khí SO2 cần dùng để tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0.1M tạo thành muối natri sunfit (Na2SO3)

2/ Cho 12 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3. Tính khối lượng mỗi oxit trong A, biết rằng để hoà tan hết 12 gam A cần vừa đủ 250ml dung dịch HCl 2M

3/ Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hoá học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO

4/ Viết phương trình hoá học cho chuyển đổi sau:
a) (1) CaO -> CaCO3
(2) CaCO3 -> CaO
(3) CaO -> Ca(OH)2
(4) CaO -> CaCl2

b) (1) S -> SO2
(2) SO2 -> Na2SO3
(3) Na2SO3 -> SO2
(4) SO2 -> H2SO3
 

bienxanh20

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
902
1,298
299
Tính thể tích khí SO2 cần dùng để tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0.1M tạo thành muối natri sunfit (Na2SO3)
2NaOH + SO2 ---> Na2SO3 + H2O
tìm n NaOH . => n SO2 cần = 1/2 n NaOH
=> V
2/ Cho 12 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3. Tính khối lượng mỗi oxit trong A, biết rằng để hoà tan hết 12 gam A cần vừa đủ 250ml dung dịch HCl 2M
MgO + 2HCl ---> MgCl2 + H2O
x..........2x.............x
Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + 3H2O
y.............6y............2y
Bạn tìm n HCl => 2x+6y = n HCl cần
m MgO + m Fe2O3 = 12
=> 40x + 160y = 12
Giải hệ tìm x,y => m mỗi oxit
3/ Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hoá học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
a. Dùng HCl
CaO : chất rắn tan vào dd tạo dung dịch mới trong suốt
CaCO3 : chất rắn tan vào dd tạo dung dịch mới trong suốt đồng thời có khí thoát ra
b. Dùng H2O
CaO : chất rắn tan vào dd tạo dung dịch mới trong suốt
MgO : không hiện tượng
PTHH bạn tự viết nhé
4/ Viết phương trình hoá học cho chuyển đổi sau:
a) (1) CaO -> CaCO3
(2) CaCO3 -> CaO
(3) CaO -> Ca(OH)2
(4) CaO -> CaCl2
1. + CO2
2. nhiệt phân
3. + H2O
4. + HCl
b) (1) S -> SO2
(2) SO2 -> Na2SO3
(3) Na2SO3 -> SO2
(4) SO2 -> H2SO3
1. + O2
2. + NaOH
3. + H2SO4
Na2SO3+H2SO4--->Na2SO4 + H2O + SO2
4. + H2O ( tuy nhiên đây là phản ứng có tính 2 chiều nên thông thường dù là H2SO3 thì chất này cũng dễ phân hủy thành SO2 + H2O)
PTHH bạn tự viết nhé
 
Last edited:

caonguynh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
28 Tháng mười 2017
7
4
29
Khánh Hòa
1/
nNaOH= 0,1.0,1 =0,01 (mol)
PT: SO2 + 2NaOH ---> Na2SO3 + H2O
(mol) 0,005 <-- 0,01
VSO2 = 0,005.22,4= 0,112 (l)
2/ nHCl = 0,25.2= 0,5 (mol)
Gọi a,b lần lượt là số mol của MgO và Fe2O3.
PT1: MgO + 2HCl ---> MgCl2 + H2O
(mol) a 2a a a
PT2: Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + 3H2O
(mol) b 6b 2b 3b
Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
2a + 6b = 0,5
40a + 160b = 12
Giải hệ PT ta được: a = 0,1
b = 0,05
Vậy mMgO = 0,1.40 = 4(g)
mFe2O3 = 0,05.160=8(g)
3/
a) Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào từng mẫu thử, mẫu thử nào xuất hiện hiện tượng sủi bọt khí là CaCO3. Mẫu không có hiện tượng gì là CaO.
PT: 2HCl + CaCO3 ---> CaCl2 + CO2 + H2O
b) Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử. Rồi cho nước lần lượt vào từng mẫu thử. Mẫu thử nào tan trong nước là CaO, mẫu thử không tan trong nước là MgO.
PT: CaO + H2O ---> Ca(OH)2
4/
a) (1) CaO + CO2 -> CaCO3
(2) CaCO3 -> CaO + CO2 (phản ứng phân hủy nên chất xúc tác ở đây là nhiệt độ. Bạn ghi nhiệt độ trên dấu mũi tên nhé)
(3) CaO + H2O -> Ca(OH)2
(4) CaO + 2HCl -> CaCl2 + H2O
b) (1) S + O2 -> SO2 (nhiệt độ 280 - 360 độ C)
(2) SO2 + 2NaOH-> Na2SO3 + H2O
(3) Na2SO3 + H2SO4 -> Na2SO4+ SO2 + H2O
(4) SO2 + H2O -> H2SO3
 
Top Bottom