E là oxit kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho dòng khí CO(thiếu) đi qua ống sứ chứa x gam chất rắn E đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tam hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Xác định công thức của E,G. Tính thể tích khí NO(đktc) theo x và y
Gọi công thức cảu oxít KL là M2On.
Theo bài ra ta có: 16n/(16n+2M) = 0,2 => M = 32n => M = 64 (Cu) khi n = 2
=> CuO
CuO: x/80 mol
CuO + CO --t-> Cu + CO2
vì CO thiếu nên chất rắn sau PỨ là: Cu và CuO
Ta có: nCu = nO[2-](*) = mO[2-]/16(**) = (x-y)/16 mol
CuO + 2HNO3 ---> Cu(NO3)2 + H2O
3Cu + 8HNO3 ----> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
(x-y)/16 -----------------------------------> (x-y)/24
=> V(NO) = 22,4(x-y)/24
*** Ta có: nCu(NO3)2 = nCu + nCuO = x/80 mol
TH1: muối G là Cu(NO3)2
=> mCu(NO3)2 = 188x/80 = 2,35x < 3,7x => loại
TH2: G là muối ngầm nước: Cu(NO3)2.nH2O
=> mG = (188 + 18n)x/80 = 3,7x
=> n = 6
=> G: Cu(NO3)2.6H2O
Nguồn:Sưu tầm