Hóa 10 Ôn tập

vu dinh nam

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng năm 2021
1
0
1
18
Bạc Liêu
chuyên bạc liêu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Có 5 dung dịch chứa riêng rẽ các chất sau: HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl, KOH. Chỉ dùng thêm kim loại Cu hãy nêu cách nhận biết từng dung dịch. Viết phương trình hóa học minh họa.
Bài 2: Nung hỗn hợp A gồm Fe và S sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỷ khối của C so với H2 là 13. Nếu đốt cháy hoàn toàn B thành Fe2O3 và SO2 cần V2 lít khí O2.
a) Tìm tương quan giá trị V1 và V2 (cùng đk).
b) Tính % khối lượng các chất trong B theo V1 và V2.
Bài 3 Khi crăckinh một ankan thu được hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon. Biết khối lượng mol của ankan ban đầu gấp 1,35 lần khối lượng mol trung bình của X. Hỏi có bao nhiêu phần trăm (theo số mol) ankan ban đầu đã tham gia phản ứng trên?
Bài 4:
1/ Có cân bằng 2 SO2 + O2 ↔ 2 SO3 ∆H < 0. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào (giải thích) khi
a/ Tăng nhiệt độ.
b/ Giảm thể tích của bình chứa.
c/ Cho thêm khí Heli vào bình chứa.
Bài 5 Khi clo hoá isopentan (có chiếu sáng) thu được hỗn hợp các dẫn xuất monoclo.
a, Viết công thức cấu tạo các dẫn xuất monoclo.
Bài 6. Đơn chất X ở dạng bột màu đỏ, khi đun nóng X với HNO3 đặc tạo ra chất khí T màu nâu đỏ và dung dịch Z. Tuỳ theo lượng NaOH cho vào dung dịch Z người ta thu được muối Z1, Z2 hoặc Z3. Cho khí T tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch chứa 2 muối. X là chất gì? Viết phương trình hoá học.
 

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
296
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
Bài 1. Có 5 dung dịch chứa riêng rẽ các chất sau: HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl, KOH. Chỉ dùng thêm kim loại Cu hãy nêu cách nhận biết từng dung dịch. Viết phương trình hóa học minh họa.
Cho Cu vào từng dung dịch -> Nhận biết được HNO3 do có khí màu nâu bay ra, các dung dịch còn lại không có hiện tượng.
Cho các chất còn lại tác dụng với nhau -> Nhận biết được AgNO3 do xuất hiện 3 kết tủa, HCl và KCl do xuất hiện 1 kết tủa màu trắng, KOH do xuất hiện một kết tủa đen.
Vậy chỉ còn phải phân biệt nốt KCl và HCl, cho dung dịch AgNO3 và 1 mẩu Cu và, có hiện tượng khí màu nâu bay ra thì là HCl, còn không hiện tượng thì là KCl
 
Top Bottom