Hóa Ôn tập

Ali Jonas

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng tám 2017
31
0
1
20
Đắk Lắk
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

B1: Một mẫu đá vôi có khối lượng là 100g sau khi nung một thời gian thì thấy xuất hiện 6,72l khí CO2. Tính khối lượng của chất rắn còn lại sau khi nung?
B2: Trung hoà 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%
a, Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b, Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (d= 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bnh?
B3: Cho 8,4g muối cacbonat của một kim loại hoá trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 12g muối. Tìm công thức của kim loại đó.
B4: Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22g CaCl2 với 70ml dung dịch chứa 1,7g AgNO3.
a, Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
b, Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

GIÚP MÌNH VỚI NHA!!!!!!!!:r2:r2:r2
 

gabay20031

Giải Ba Mùa hè Hóa học 2017
Thành viên
11 Tháng ba 2015
611
805
224
21
Quảng Trị
B1: Một mẫu đá vôi có khối lượng là 100g sau khi nung một thời gian thì thấy xuất hiện 6,72l khí CO2. Tính khối lượng của chất rắn còn lại sau khi nung?
Giải 1:
n(CO2)=6,72:22,4=0,3(mol)
n(CaCO3)=100:100=1(mol)
CaCO3->(to)CaO+CO2
0,3...................0,3......0,3....(mol)
Ta có:n(CaCO3)>n(CO2)=>CaCO3 dư.
Theo PTHH:m(CaO)=0,3.56=16,8(g)
m(CaCO3 dư)=(1-0,3).100=70(g)
Sau phản ứng chất rắn gồm:CaO,CaCO3 dư
=>m(rắn)=70+16,8=86,8(g)
B2: Trung hoà 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%
a, Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b, Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (d= 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bnh?
Giải 2:
n(H2SO4)=0,3.1,5=0,45(mol)
a)
PTHH:2NaOH+H2SO4->Na2SO4+2H2O
..............0,9..........0,45..................................(mol)
Theo PTHH:m(NaOH)=40.0,9=36(g)
mà C%(dd NaOH)=40%
=>m(dd NaOH)=36:40%=90(g)
b)PTHH:2KOH+H2SO4->K2SO4+2H2O
...................0,9......0,45................................(mol)
Theo PTHH:m(KOH)=0,9.56=50,4(g)
mà C%(dd KOH)=5,6%=>m(dd KOH)=50,4:5,6%=900(g)
=>V(dd KOH)=900:1,045=861(ml)
B3: Cho 8,4g muối cacbonat của một kim loại hoá trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 12g muối. Tìm công thức của kim loại đó.
Giải 3:
Gọi CTTQ muối là:ACO3
PTHH:
ACO3+H2SO4->ASO4+H2O+CO2
A+60.....................A+96.........................(g)
8,4...........................12.........................(g)
Theo PTHH:12(A+60)=8,4(A+96)=>A=24(Mg)
Vậy A là Magie(Mg)
B4: Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22g CaCl2 với 70ml dung dịch chứa 1,7g AgNO3.
a, Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
b, Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Giải 4:
a)n(CaCl2)=2,22:111=0,02(mol)
n(AgNO3)=1,7:170=0,01(mol)
PTHH:
CaCl2+2AgNO3->Ca(NO3)2+2AgCl
0,005.......0,01..............0,005......0,01....(mol)
Ta có:n(AgNO3):2<n(CaCl2):1(0,005<0,02)=>CaCl2 dư,AgNO3 hết
Sau pư,chất rắn gòm:AgCl
=>m(rắn)=m(AgCl)=0,01.143,5=1,435(g)
b)Theo PTHH:n(CaCl2 dư)=0,02-0,005=0,015(mol)
n(Ca(NO3)2)=0,005(mol)
Ta có:V(dd sau)=V(dd CaCl2)+V(dd AgNO3)=0,03+0,07=0,1(mol)
=>C%(CaCl2 dư)=0,015:0,1=0,15M
=>C%(Ca(NO3)2)=0,005:0,1=0,05M
 
Top Bottom