Ôn tập

J

jumongs

15. Điện phân 500ml dung dịch NaCl 3a mol/lít và [TEX]CuSO_4[/TEX] a mol/lít cho đến khi [TEX]H_2O[/TEX] điện phân ở hai điện cực thì dừng lại. Thể tích khí thoát ra ở 2 điện cực là 2,24 lít (dktc) dung dịch sau điện phân có thể hoà tan đc tối đa m gam Al. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 0,15 và 4,05
B. 0,3 và 5,4
C. 0,1 và 1,35
D. 0,2 và 2,7
16. Hỗn hợp A gồm [TEX]CuO,Al_2O_3[/TEX] và 1 oxit của sắt. Cho [TEX]H_2[/TEX]dư qua 50g A đun nóng, khi phản ứng xong thu đc 7,2g [TEX]H_2O[/TEX].Hoà tan hoàn toàn A cần 400ml dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng 2,5M, đc dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, đc 32g chất rắn. Công thức oxit sắt và khối lượng của oxit trong A là:
A. FeO; 27,8g
B. [TEX]Fe_2O_3[/TEX];33,76g
C. [TEX]Fe_3O_4[/TEX];27,8g
D. FeO; 21,6g
 
J

junior1102

^^

15. Điện phân 500ml dung dịch NaCl 3a mol/lít và [TEX]CuSO_4[/TEX] a mol/lít cho đến khi [TEX]H_2O[/TEX] điện phân ở hai điện cực thì dừng lại. Thể tích khí thoát ra ở 2 điện cực là 2,24 lít (dktc) dung dịch sau điện phân có thể hoà tan đc tối đa m gam Al. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 0,15 và 4,05
B. 0,3 và 5,4
C. 0,1 và 1,35
D. 0,2 và 2,7
16. Hỗn hợp A gồm [TEX]CuO,Al_2O_3[/TEX] và 1 oxit của sắt. Cho [TEX]H_2[/TEX]dư qua 50g A đun nóng, khi phản ứng xong thu đc 7,2g [TEX]H_2O[/TEX].Hoà tan hoàn toàn A cần 400ml dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng 2,5M, đc dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, đc 32g chất rắn. Công thức oxit sắt và khối lượng của oxit trong A là:
A. FeO; 27,8g
B. [TEX]Fe_2O_3[/TEX];33,76g
C. [TEX]Fe_3O_4[/TEX];27,8g
D. FeO; 21,6g

Bài 1 : Bài 1 cho dữ kiện là đến khi H2O bị điện phân thì dừng lại ( tức là đã điện phân hết tất cả các chất có thể bị điện phân trong dung dịch ,ngoại trừ H2O ^^ )
gọi số mol CuSO4 là a mol -> số mol NaCl = 3a mol
ta có phương trình điện phân :

CuSO4 + 2NaCl ---dpdd --> Cu (a) + Cl2 (k) + Na2SO4
a ---------> 2a ---------------------------> a mol .

Vì nNaCl đang còn dư a mol nên ta có ptđp ( ở đây t tự lấy điều kiện là có màng ngăn )

2NaCl + 2H2O -dpcmn --> 2NaOH + H2 + CL2
a mol ------------------------> a mol ---0,5a 0,5a

Như vậy ,tổng lượng khí đã thoát ra = 2a = 0,1 mol -> a = 0,05 mol .

trong 0,5 lít dung dịch có 0,05 mol CuSO4 -> CM CuSO4 = 0,1 mol , CM NaCl = 0,3 mol .

sau khi điện phân ,dung dịch còn a = 0,05 mol NaOH , như vậy với phản ứng :

Al + NaOH + H2O -> NaAlO2 + 3/2H2 thì ta tính được nAl = 0,05 mol = 1,35 gam .

bài 2 :

Chất rắn thu được cuối cùng là Fe2O3 = 0,2 mol -> nFe = 0,4 mol , tính ngược lại dựa vào nH2SO4 thì được nAl2O3 = 0,2 mol = 20,4 gam .

như vậy ,ta có tổng khối lượng FexOy = 29,6 gam

nFexOy = 0,4/x -> nO = 0,4y/x mol ,trong khi nH2O = 0,4= 0,4y/x + nCuO

ta thấy ,nếu y>x thì không thỏa mãn , nếu y = x thì ta được công thức FeO ,nhưng trường hơp này thì CuO không bị khử ? nếu CuO không bị khử thì nó có khả năng phản ứng với H2SO4 và có tham gia vào kết tủa sau cùng ? , vậy loại trường hợp phản ứng hoàn toàn ?
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhan251102

@junior1102:mình không hiểu sao bạn lại cho rằng trong 32g chất rắn cuối cùng chỉ có Fe2O3trong khi đề bài cho là hỗn hợp A:CuO,Al2O3.oxit Fe.vậy thì CuO vẫn phản ứng với H2SO4 chứ.
hơn nữa dữ kiện sau của bài không cho là cùng 50g A như bên trên (phải đặt phần này bằng k lần phần kia)nên bài rất phức tạp.mình không có khả năng giải.mong mọi người chỉ bảo thêm^^
 
J

jumongs

Cho 24,8g kloai M và oxit của M tác dụng với HCl tạo 55,5g muối [TEX]MCl_2[/TEX]. Xác định M, biết M hoá trị 2
Bài này ko bít phương pháp giải ^^
 
J

junior1102

^^

@junior1102:mình không hiểu sao bạn lại cho rằng trong 32g chất rắn cuối cùng chỉ có Fe2O3trong khi đề bài cho là hỗn hợp A:CuO,Al2O3.oxit Fe.vậy thì CuO vẫn phản ứng với H2SO4 chứ.
hơn nữa dữ kiện sau của bài không cho là cùng 50g A như bên trên (phải đặt phần này bằng k lần phần kia)nên bài rất phức tạp.mình không có khả năng giải.mong mọi người chỉ bảo thêm^^

Bài này bạn chú ý phần đầu tiên :

Hỗn hợp có 3 chất ,gồm CuO ( có khả năng bị khử bởi H2) , FexOy ( có khả năng bị khử bởi H2 ) ,và Al2O3 không bị khử bởi H2 .

- cho H2 dư ( tức muốn nói phản ứng hoàn toàn ) thì hỗn hợp sau phản ứng sẽ chỉ có Cu kim loại ,Fe kim loại ,và Al2O3 , Cu không phản ứng với H2SO4 , do đó chất rắn cuối cùng là Fe2O3 .

- mình đã thử tính trường hợp phản ứng không hoàn toàn , nhưng nếu không hoàn toàn thì cuối cùng mình giải không ra nghiệm .
 
J

junior1102

^^

Bài này bạn chú ý phần đầu tiên :

Hỗn hợp có 3 chất ,gồm CuO ( có khả năng bị khử bởi H2) , FexOy ( có khả năng bị khử bởi H2 ) ,và Al2O3 không bị khử bởi H2 .

- cho H2 dư ( tức muốn nói phản ứng hoàn toàn ) thì hỗn hợp sau phản ứng sẽ chỉ có Cu kim loại ,Fe kim loại ,và Al2O3 , Cu không phản ứng với H2SO4 , do đó chất rắn cuối cùng là Fe2O3 .

- mình đã thử tính trường hợp phản ứng không hoàn toàn , nhưng nếu không hoàn toàn thì cuối cùng mình giải không ra nghiệm .

@junior1102:mình không hiểu sao bạn lại cho rằng trong 32g chất rắn cuối cùng chỉ có Fe2O3trong khi đề bài cho là hỗn hợp A:CuO,Al2O3.oxit Fe.vậy thì CuO vẫn phản ứng với H2SO4 chứ.
hơn nữa dữ kiện sau của bài không cho là cùng 50g A như bên trên (phải đặt phần này bằng k lần phần kia)nên bài rất phức tạp.mình không có khả năng giải.mong mọi người chỉ bảo thêm^^



Và sau khi nhìn lại bài thì thấy chỗ sai : Mình đã lấy hỗn hợp thu được sau khi cho H2 đi qua A chứ không phải lấy hỗn hợp A .

và xin phép sửa lại luôn :

Hỗn hợp A có FexOy ( a mol ) ,CuO (b mol ) và Al2O3 (c mol ) .

cho H2 đi qua ,chỉ có FexOy và CuO bị khử ,tổng số mol O = 7,2/18 = 0,4 mol ,nên ta có phương trình 1 : a.y + b = 0,4 mol ( trong đó a.y là số nguyên tử O có trong a mol FexOy ,b là số mol O có trong b mol CuO ) .

Mặt khác khi cho hh A phản ứng với H2SO4 :

FexOy + yH2SO4 -> Fex(SO4)y + yH2O
a mol ---> a.y mol

CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O
b mol ----> b mol

Al2O3 + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2O
c mol ----> 3c mol

từ đây ta có : ay + b + 3c = 1 mol ( là số mol H2SO4 tham gia phản ứng ) , đã có ay + b = 0,4 -> c = 0,6

từ đây suy ra được số mol Al = 0,2 mol = 20,4 gam .

từ đây tính được khối lượng FexOy và CuO = 50-20,4 = 29,6 gam = (56x + 16y).a + 80b .

khi cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thu được sau khi cho A phản ứng với H2SO4 ,2 chất rắn thu được là Hidroxit của Fe và Cu , nung 2 chất này thì thu được hỗn hợp Fe2O3 và CuO .

mFe2O3 + mCuO = 32 gam

theo định luật bảo toàn nguyên tố ,số mol CuO thu được sau khi nung = số mol CuO trong hỗn hợp A = b mol

mFexOy + mCuO = 29,6
mFe2O3 + mCuO = 32 -> mFe2O3 - mFexOy = 2,4 gam

khối lượng Fe là không đổi = 112ax/2 = 56ax .

-> phần tăng khối lượng là của O = 2,4 gam = 0,15 mol .

1 mol Fe3O4 chuyển thành 1,5 mol Fe2O3 , tăng 0,5 mol O -> tăng 0,15 mol O thì cần 0,3 mol Fe3O4 , 0,3 mol Fe3O4 có khối lượng là 69,6 gam > 29,6 -> loại .

1 mol FeO chuyển thành 0,5 mol Fe2O3 ,tăng 0,5 mol O -> tăng 0,15 mol O thì cần 0,3 mol FeO = 21,6 gam , thỏa mãn .

( đoạn này t làm theo chiều thuận ,đỡ phải biện luận ) .
 
J

jumongs

Bài này hay các bạn đọc kĩ đề nha: :D
Cho 12g hh Fe, Cu vào 200ml [TEX]HNO_3[/TEX]2M thu đc 1 chất khí duy nhất không màu, nặng hơn không khí và có 1 kim loại dư. Sau đó thêm H2SO4 2M thấy khí trên thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33ml. Tính khối lượng Fe trong hh ban đầu :p
 
G

giotbuonkhongten

Bài này hay các bạn đọc kĩ đề nha: :D
Cho 12g hh Fe, Cu vào 200ml [TEX]HNO_3[/TEX]2M thu đc 1 chất khí duy nhất không màu, nặng hơn không khí và có 1 kim loại dư. Sau đó thêm H2SO4 2M thấy khí trên thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33ml. Tính khối lượng Fe trong hh ban đầu :p

Bài này m từng làm rồi :)

Fe - 2e --> Fe+2
x-----2x
Cu -2e --> Cu+2
y-----2y
4H+ + NO3- + 3e --> NO + 2H2O
0,4------------0,3
kim loại dư là Cu, ta có pt
3Cu + 8H+ + NO3- --> 3Cu+2 + NO + H2O
0,05---0,133
Ta có: 56x + 64y = 8,8
x + y = 0,15
=> x = 0,1, y = 0,05
mFe= 5,6 g
 
J

jumongs

Bài này m từng làm rồi :)

Fe - 2e --> Fe+2
x-----2x
Cu -2e --> Cu+2
y-----2y
4H+ + NO3- + 3e --> NO + 2H2O
0,4------------0,3
kim loại dư là Cu, ta có pt
3Cu + 8H+ + NO3- --> 3Cu+2 + NO + H2O
0,05---0,133
Ta có: 56x + 64y = 8,8
x + y = 0,15
=> x = 0,1, y = 0,05
mFe= 5,6 g

Mình hỏi tí tại sao kim loại dư là Cu mà Fe chỉ lên Fe(II) bạn??
19. Cho 30,6g hh Mg, Zn, Ag tác dụng với 900 ml dung dịch HCl 1M ( vừa đủ ). Cho dần dần NaOH vào A để lượng kết tủa thu đc là lớn nhất. Lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu đc a gam chất rắn. Giá trị a là:
A. 40,2
B. 39,8
C. 38,7
D. 37,8
20. Cho m gam Zn vào 100 ml dung dịch chứa FeSO4 0,1M và Fe2(SO4)3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu đc 1 chất rắn X hoàn toàn không tác dụng với dung dịch NaOH, nhưng X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng cho ra 0,896 lít khí H2 (dktc). Giá trị m là:
A. 4,2g
B. 3,9g
C. 4,5g
D. 3,8g
 
J

jumongs

cho 25g hh FexOy và Cu t/d vs H2SO4 đặc nóng dư sinh ra 1 lượng SO2 0.504 lit (đkc) và 6.6 g hh muối. Tính % FexOy
Bài nì ai làm ra thì giúp với nhé
 
N

nhoc_maruko9x

Mình hỏi tí tại sao kim loại dư là Cu mà Fe chỉ lên Fe(II) bạn??
Bởi vì Cu cũng phản ứng với Fe(III) nên ko thể còn Fe(III) được. Khi KL dư thì chỉ có Fe(II), trừ Ag, Au và Pt :|
cho 25g hh FexOy và Cu t/d vs H2SO4 đặc nóng dư sinh ra 1 lượng SO2 0.504 lit (đkc) và 6.6 g hh muối. Tính % FexOy
Bài nì ai làm ra thì giúp với nhé
[TEX]n_{SO_2} = 0.0225[/TEX]

Xét hh ban đầu có Fe, O và Cu

[TEX]\Rightarrow 3n_{Fe} + 2n_{Cu} = n_e = 2n_O + 2n_{SO_2}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow 3n_{Fe} + 2n_{Cu} - 2n_O = 0.045[/TEX]

[TEX]200n_{Fe} + 160n_{Cu} = 6.6[/TEX]

[TEX]56n_{Fe} + 64n_{Cu} + 16n_O = 25[/TEX]

Ra mol âm. Sao ý nhỷ?
 
N

nhoc_maruko9x

2. Hoà tan m gam hỗn hợp [TEX]FeO,Fe(OH)_2,Fe_3O_4[/TEX](trong đó [TEX]Fe_3O_4[/TEX] chiếm 1/4 tổng số mol hỗn hợp) tác dụng với dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư thu đc 15,68 lít khí X gồm NO và [TEX]NO_2[/TEX] có tỉ khối so với [TEX]H_2[/TEX] là 18 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu đc (m+280,80)g muối khan. Giá trị của m là:
A. 148,4
B. 173,6
C. 141,58
D. 154,8
Bài này nếu không nhầm thì có cả [TEX]FeCO_3[/TEX], và khí tạo ra có [TEX]CO_2 + NO[/TEX]. Mọi người thử giải xem.
 
L

lengfenglasaingay

Bài này nếu không nhầm thì có cả [TEX]FeCO_3[/TEX], và khí tạo ra có [TEX]CO_2 + NO[/TEX]. Mọi người thử giải xem.
[FONT=&quot]Làm sao có FeCO3 được bạn. Hỗn hợp ban đầu không có nguyên tử C thì lây muối cacbonat va khi CO2 ở đâu ra. Điều vô lý ở đây là khi mình lập hệ giải thì kết quả lai không như mong muốn( Nghiệm âm)[/FONT]
[FONT=&quot]Hay có khi nó có sản phẩm khử là NH4NO3[/FONT]
:confused::confused::confused:
 
Top Bottom