Toán Ôn tập thi học kỳ II

lamvipboy777@gmail.com

Học sinh
Thành viên
13 Tháng ba 2017
67
17
36
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giải hộ mình với:
1. Cho góc nhọn xAy. Trên cạnh Ax lấy 2 điểm B, C sao cho AB = 4cm, AC = 6cm. Trên cạnh Ay lấy 2 điểm D, E sao cho AD = 2cm, AE = 12cm. Tia phân giác của [tex]\widehat{xAy}[/tex] cắt BD tại I và cắt CE tại K.
a) So sánh [tex]\frac{AD}{AB}[/tex] và [tex]\frac{AC}{AE}[/tex]
b) So sánh [tex]\widehat{ACE}[/tex] và [tex]\widehat{ADB}[/tex]
c) C/m AI.KE = AK.IB
d) Cho EC = 10cm. Tính BD, BI
e) C/m KE.KC = 9IB.ID
2. Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm F. Tia AF cắt BD và DC lần lượt ở E và G. Chứng minh:
a) [tex]\triangle[/tex] BEF đồng dạng với [tex]\triangle[/tex] DEA và [tex]\triangle[/tex] DGE đồng dạng với [tex]\triangle[/tex] BAE
b) [tex]AE^{2}[/tex] = EF.EG
c) BF.DG không đổi khi F thay đổi trên cạnh BC
 

machung25112003

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tư 2017
1,227
1,041
264
Hà Nội
2. Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm F. Tia AF cắt BD và DC lần lượt ở E và G. Chứng minh:
a)
png.latex
BEF đồng dạng với
png.latex
DEA và
png.latex
DGE đồng dạng với
png.latex
BAE
b)
png.latex
= EF.EG
c) BF.DG không đổi khi F thay đổi trên cạnh BC
a) Xét tam giác BEF và tam giác DEA, ta có:
vì góc BEF = góc AED (đối đỉnh);
góc FBE = góc ADE (so le trong)
Vậy tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA (g.g)
Chứng minh tương tự, ta có:
png.latex
DGE đồng dạng với
png.latex
BAE
b) Vì tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA (cmt)
=> EF/EA = BE/DE (1)
Vì
png.latex
DGE đồng dạng với
png.latex
BAE (cmt)
=> EA/EG = BE/DE (2)
Từ (1) và (2), ta có: EA/EG = EF/EA => EA^2 = EG.EF
c)Vì tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA (cmt)
=> BF/DA = BE/DE (3)
Vì
png.latex
DGE đồng dạng với
png.latex
BAE (cmt)
=> BA/DG = BE/DE (4)
Từ (3) và (4), ta có: BF/DA = BA/DG => BF.DG = AB.AD
Có AB và AD là 2 cạnh của hbh ABCD nên AB.AD không đổi
=> BF.DG không đổi khi F thay đổi trên cạnh BC
 
Last edited:

lamvipboy777@gmail.com

Học sinh
Thành viên
13 Tháng ba 2017
67
17
36
3. Tam giác ABC cân tại A, BC = 120cm, AB = 100cm. Các đường cao AD và BE gặp nhau ở H.
a) Tìm các tam giác đồng dạng với tam giác BDH
b) Tính độ dài HD, BG
c) Tính độ dài HE
 

machung25112003

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tư 2017
1,227
1,041
264
Hà Nội
3. Tam giác ABC cân tại A, BC = 120cm, AB = 100cm. Các đường cao AD và BE gặp nhau ở H.
a) Tìm các tam giác đồng dạng với tam giác BDH
b) Tính độ dài HD, BG
c) Tính độ dài HE
a)* Xét tam giác BDH và tam giác AEH, ta có:
góc BDH = góc AEH (= 90 độ)
góc BHD = góc AHE (đối đỉnh)
=> tam giác BDH đồng dạng tam giác AEH (g.g)
*Xét tam giác BDH và tam giác BEC, ta có:
góc BDH = góc BEC (= 90 độ)
góc HBD chung
=> tam giác BDH đồng dạng tam giác BEC (g.g)
=> góc BHD = góc BCE
*Xét tam giác BDH và tam giác ADC, ta có:
góc BDH = góc ADC (= 90 độ)
góc BHD = góc BCE (cmt)
=> tam giác BDH đồng dạng tam giác ADC (g.g)
* Có góc ABC = góc ACB (gt)
góc BHD = góc BCE (cmt)
=> góc ABC = góc BHD
Xét tam giác BDH và tam giác ADB, ta có:
góc BDH = góc ADB (= 90 độ)
góc ABD = góc BHD (cmt)
=> tam giác BDH đồng dạng tam giác ADB (g.g)
b) G bạn lấy đâu ra
Có tam giác ABC cân tại A, đường cao AD
=> D là trung điểm của BC
=> BD = CD = 1/2BC = 1/2.120 = 60 (cm)
Xét tam giác ABD vuông tại D, ta có:
BD^2 + AD^2 = AB^2 (định lý Py-ta-go)
60^2 + AD^2 = 100^2
AD^2 = 100^2 - 60^2 = 6400
=> AD = 80 (cm)
Có tam giác BDH đồng dạng tam giác ADC (cmt)
=> DH/BD = DC/AD
=> DH.AD = BD.DC
=> DH.80 = 60.60
=> DH = 45 (cm)
c) Có AH = AD - HD = 80 - 45 = 35 (cm)
Xét tam giác ABH vuông tại D, ta có:
BD^2 + HD^2 = HB^2 (định lý Py-ta-go)
60^2 + 45^2 = HB^2
HB^2 = 5625
=>HB = 75 (cm)
Vì tam giác BDH đồng dạng tam giác AEH (cmt)
=> HE/HD = AH/BH
=> HE/45 = 35/75
=> HE = 21 (cm)
 

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
1. Cho góc nhọn xAy. Trên cạnh Ax lấy 2 điểm B, C sao cho AB = 4cm, AC = 6cm. Trên cạnh Ay lấy 2 điểm D, E sao cho AD = 2cm, AE = 12cm. Tia phân giác của
png.latex
cắt BD tại I và cắt CE tại K.
a) So sánh
png.latex
png.latex

b) So sánh
png.latex
png.latex

c) C/m AI.KE = AK.IB
d) Cho EC = 10cm. Tính BD, BI
e) C/m KE.KC = 9IB.ID
Hướng dẫn. a) $\dfrac{AD}{AB} = \dfrac{AC}{AE} ( = \dfrac12)$
b) Chứng minh được $\triangle{ABD} \sim \triangle{AEC}$ (c-g-c), suy ra $\widehat{ADB} = \widehat{ACE}$
c) Có $\widehat{ABD} = \widehat{AEC}$ và $\widehat{IAB} = \widehat{KAE}$, suy ra $\triangle{ABI} \sim \triangle{AEK}$ (g-g), suy ra $\dfrac{AI}{AK} = \dfrac{BI}{EK}$ hay $AI \cdot EK = AK \cdot BI$
d) Có $\dfrac{AB}{AE} = \dfrac{BD}{EC}$ hay $\dfrac{4}{12} = \dfrac{BD}{10}$ hay $BD = \dfrac{10}3 \approx 3,3$ (cm)
Áp dụng tính chất đường phân giác và tính chất dãy tỉ số bằng nhau $$\dfrac{BI}{BA} = \dfrac{DI}{DA} = \dfrac{BI+DI}{BA + DA} = \dfrac{BD}{BA + DA}$$
Hay $\dfrac{BI}{4} = \dfrac{\dfrac{10}3}{4 + 2} \implies BI = \ldots$
e) Ta có $\dfrac{KE}{IB} = \dfrac{AE}{AB} = \dfrac{12}{4} = 3$. Tương tự ta cũng có $\dfrac{KC}{ID} = 3$
Suy ra $\dfrac{KE}{IB} \cdot \dfrac{KC}{ID} = 9$ hay $KE \cdot KC = 9IB \cdot ID$
 

Red Lartern Koshka

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tư 2017
391
198
119
22
Hà Nội
THPT ở Hà Nội
Giải hộ mình với:
1. Cho góc nhọn xAy. Trên cạnh Ax lấy 2 điểm B, C sao cho AB = 4cm, AC = 6cm. Trên cạnh Ay lấy 2 điểm D, E sao cho AD = 2cm, AE = 12cm. Tia phân giác của [tex]\widehat{xAy}[/tex] cắt BD tại I và cắt CE tại K.
a) So sánh [tex]\frac{AD}{AB}[/tex] và [tex]\frac{AC}{AE}[/tex]
b) So sánh [tex]\widehat{ACE}[/tex] và [tex]\widehat{ADB}[/tex]
c) C/m AI.KE = AK.IB
d) Cho EC = 10cm. Tính BD, BI
e) C/m KE.KC = 9IB.ID
2. Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh BC lấy điểm F. Tia AF cắt BD và DC lần lượt ở E và G. Chứng minh:
a) [tex]\triangle[/tex] BEF đồng dạng với [tex]\triangle[/tex] DEA và [tex]\triangle[/tex] DGE đồng dạng với [tex]\triangle[/tex] BAE
b) [tex]AE^{2}[/tex] = EF.EG
c) BF.DG không đổi khi F thay đổi trên cạnh BC
) Xét tam giác BEF và tam giác DEA, ta có:
vì góc BEF = góc AED (đối đỉnh);
góc FBE = góc ADE (so le trong)
Vậy tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA (g.g)
Chứng minh tương tự, ta có:
png.latex
DGE đồng dạng với
png.latex
BAE
 
Top Bottom