Địa 12 Ôn tập - Thảo luận, chuẩn bị kiến thức cho năm học mới

V

volongkhung

Câu tiếp nhé
Dựa vào atlat địa lí Việt Nam Và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm
Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp thực phẩm:
- Gồm các ngành (DC trong átlát)
- Giá trị sản lượng (DC trong átlát)
- Các trung tâm lớn (DC trong átlát)

Đặc điểm phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường, nên thường được phân bố ở vùng nguyên liệu và các đô thị lớn.
- Ví dụ:
+ Công nghiệp đường mía phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở ĐBSCL, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Công nghiệp chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nên phát triển tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM…
* Giải thik:
- Do các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước

- Do nguồn nguyên liệu dồi dào
- Đầu ra thuận lợi ( thị trường tiêu thụ lớn)
- Nhu cầu ăn uống của người dân ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng => Các doanh nghiệp đầu tư ngành thực phẩm ngày càng tăng

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nhung-Dieu-Nho-Nhoi-Vy-Oanh/ZWZCEIZ8.html
 
S

sudi_k51

Át lat có 2 biểu đồ mà em còn chưa khai thác hết
nói đến tình hình phát triển có nghĩa là có sự thay đổi giữa các thời kì
Vì vậy câu trả lời của em còn chưa hoàn chỉnh lắm:)
Cố lên nhá
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

làm thế nào để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ?

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
a) Trong công nghiệp:
Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài. Do vậy cần phải luôn luôn quan tâm vấn đề môi trường; phát triển công nghiệp tránh làm tổn hại đến du lịch.
b) Trong khu vực du lịch:
- Các ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch...
- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
c) Trong nông, lâm nghiệp:
- Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông, cứu các vùng rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
d) Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Vùng biển và bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
- Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng (nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
 
S

sudi_k51

Sao mà đã sang phần vùng rồi vậy
tiếp phần công nghiệp nhé
Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,nhận xét và giải thích tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng
 
V

volongkhung

Sao mà đã sang phần vùng rồi vậy
tiếp phần công nghiệp nhé
Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học,nhận xét và giải thích tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng
* Sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng điện nước ta:
- Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồ núi và thường gắn với các con sông lớn: hệ thống sông Hồng (sông Đà), sông Đồng Nai,… và gần các mỏ khoáng sản: than, dầu, khí.
* Sự phát triển: ( lấy số liệu trong atlat )

* Nguyên nhân:
- Do xã hội ngày càng phát triển, khí hậu ngày càng nóng lên, xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp ..... nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao
 
V

volongkhung

Tiện đây cũng có một câu hỏi ngắn nek:
Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam có đặc điểm gì khác nhau.
 
M

mystory

Tiện đây cũng có một câu hỏi ngắn nek:
Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam có đặc điểm gì khác nhau.

- Đặc điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam:
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc chủ yếu dựa vào mỏ than ở Quảng Ninh, Na Dương,…
+ Nhà máy nhiệt điện ở miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu, khí, ở thềm lục địa.
 
V

volongkhung

Chứng minh rằng: ngành THƯƠNG MẠI nước ta đang có những
chuyển biến tích cực?
 
S

suonga5

Chứng minh rằng: ngành THƯƠNG MẠI nước ta đang có những
chuyển biến tích cực?
1- Nội thương:
+Những năm gần đây phát triển nhanh chóng: Hàng hóa phong phú, đa dạng; thị trường thống nhất, doanh thu ngày càng tăng.
+Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn.
2- Ngoại thương: Có sự chuyển biến rõ nét từ 1990 đến nay.
Gía trị xuất, nhập khẩu:
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng mạnh , từ 1990-2005 tăng hơn13 lần.
Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu nên cán cân xuất-nhập khẩu là nhập siêu.
Thị trường :mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa.
Trở thành thành viên của WTO.
Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu:
+ Hàng xuất khẩu:
Tất cả các mặt hàng đều có sự tăng trưởng về giá trị ( triệu USD), nhưng xét về cơ cấu thì:
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản , hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp : % tăng
Hàng nông –lâm - thủy sản : có % (tỷ trọng)giảm
Thị trường xuất khẩu chính: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
+ Hàng nhập khẩu:
Tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất.
Giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng
Thị trường nhập khẩu chính: Các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương
 
V

volongkhung

Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long không xây dựng hệ thống đê?
Do nhiều nguyên nhân tác động:
- Đường bờ biển dài

- Kinh phí để xây dựng đê là rất lớn
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lỡ vào mùa mưa đe dọa tính mạng và tài sản nhân dân, thiệt hại hàng tỉ đồng tiền vốn của nhà nước
- Ý thức bảo vệ đê biển của người dân còn kém
^^ Mình chỉ có chừng đó ý, các bạn bổ sung nhé ^^
 
V

volongkhung

Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu một ví dụ để chứng minh có sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta ?
 
M

mystory

Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu một ví dụ để chứng minh có sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta ?

+Mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông Bắc- Còn ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn,mùa hạ đến sớm,đôi khi có gió tây,lượng mưa giảm

+Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình

+Khi sườn Đông Trường sơn đón nhận gió từ biển tạo nên mùa mưa vào thu đông .Vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô,nhiều nơi khô hạn gay gắt(cảnh quan rừng thưa )

+Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn đông chịu tác động của gió Tây khô nóng
 
S

sudi_k51

Do nhiều nguyên nhân tác động:
- Đường bờ biển dài

- Kinh phí để xây dựng đê là rất lớn
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lỡ vào mùa mưa đe dọa tính mạng và tài sản nhân dân, thiệt hại hàng tỉ đồng tiền vốn của nhà nước
- Ý thức bảo vệ đê biển của người dân còn kém
^^ Mình chỉ có chừng đó ý, các bạn bổ sung nhé ^^
Sai rồi cu^^
nhớ rằng đại bộ phận nước sông ở Việt Nam đều có nguồn gốc từ nước ngoài
Ở ĐBSCL,sông bắt nguồn từ sông Mê Kông,đổ vào VN,gọilà Sông CL mà:D
đây là vùng mới được khai phá,khoang300năm,từ xa xưa đã không có đê
Mặt khác,từ xưa,lũ ở vùng này thường nhỏ,lên nhanh,xuống nhanh nên người ta không xây đê vì sẽ bất lợi trong việc cung cấp nước ngọt,bồi tụ phù sa,khai thác thủy sản
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông nam Bộ.
 
M

mystory

Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông nam Bộ.
* Giống nhau:
- Có quy mô lớn trở lên, giá trị xuất khẩu công nghiệp cao trên 10 nghìn tỉ đồng/ trung
tâm.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Nguồn lao động dồi dào và có trình độ.
* Khác nhau:
- Về quy mô:
v Thành phố Hồ Chí Minh: Quy mô rất lớn, giá trị xuất khẩu công nghiệp trên 50
tỉ đồng.
v Biên Hoà và Vũng Tàu: Quy mô lớn, giá trị sản xuất công nghiệp từ 10 đến 50 tỉ
đồng
- Về nguồn lực:
v Thành phố Hồ Chí Minh:
+Vai trò trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
+ Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tqpj trung nguồn lao động đông
đảo
Thành phố Hồ Chí Minh: Quy mô rất lớn, giá trị xuất khẩu công nghiệp trên 50
tỉ đồng.
v Biên Hoà và Vũng Tàu: Quy mô lớn, giá trị sản xuất công nghiệp từ 10 đến 50 tỉ
đồng
- Về nguồn lực:
v Thành phố Hồ Chí Minh:
+Vai trò trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
+ Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tqpj trung nguồn lao động đông
đảo với chất lượng tốt.
v Biên Hoà: Liền kề thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí thuận lợi về giao thông
đường bộ
v Vũng Tàu: Thuận lợi về giao thông đương biển
 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

^^ Cảm ơn ý kiến của chị sudi - lần sau chị nhớ nói rõ hơn ý kiến của chị nhé ^^
Tiếp theo nè:
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam hãy:
a. Phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây
Nguyên.
b. Nêu những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó.
 
S

suonga5

^^ Cảm ơn ý kiến của chị sudi - lần sau chị nhớ nói rõ hơn ý kiến của chị nhé ^^
Tiếp theo nè:
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam hãy:
a. Phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây
Nguyên.
b. Nêu những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó.

Th
ế mạnh và hạn chế việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
*
Thế mạnh:

-
Địa hình,đát trồng: Cao nguyên xếp tầng, đất đỏ bazan rộng lớn.
- Khí hâu: C
ận xích đạo, có sphân hoá theo độ cao, phân hoá theo mùa.
*
Hạn chế:

- Mùa khô kéo dài, m
ực nước ngầm hthấp, thulợi khó khăn tốn kém.
- Mùa m
ưa lớn đi sau mùa khô kéo dài, địa hình dốc, đất bazan vụn bdbxói
mòn.
- Th
ưa dân, thiếu lao động lành ngh, cán bkhoa học kthuật

- C
ơ shtầng thiếu, nhất là giao thông, các dịch vy tế, giáo dục, dịch vkthuật

m
ới hình thành.

* Bi
ện Pháp:

- Làm thuỷ lợi.
- B
ảo vrừng chống xói mòn.
- Di dân lên Tây nguyên
để phát triển cây công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực tại ch.

đẩy
mạnh xây dựng cơ shtầng, phát triển công nghiệp ở Tây nguyên nhất là các nhà

máy ch
ế biến sản phẩm cây công nghiệp.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom