Địa 12 Ôn tập - Thảo luận, chuẩn bị kiến thức cho năm học mới

L

linhphoebe

nói về thuận lợi của Biển đông thì tài nguyên dầu khí phải được chú ý nhiều nhất không thể qua loa được ! ! ( đó cũng là 1 trong số lí do chủ yếu mà xảy ra vụ việc giửa 2 nước như báo - truyền thông đăng vừa rồi )

p/s : volongkhung + ilove .. trả lời hầu như là chính xác rồi - ilo chú ý cái mình nói nhé !! :D :D
 
I

ilovemyfriendforever

Câu tiếp nhé:
Trong việc khai thác tài nguyên trên Biển Đông hiện nay,chúng ta cần chú ý tới các vấn đề gì?
 
V

volongkhung

Câu tiếp nhé:
Trong việc khai thác tài nguyên trên Biển Đông hiện nay,chúng ta cần chú ý tới các vấn đề gì?
Theo mình chúng ta cần triển khai các ý:
- Khai thác 1 cách hợp lí và có hiệu quả

- Tránh tình trạng gây ô nhiếm môi trường do tràn dầu ...
- Bên cạnh việc đánh bắt, chúng ta nên nuôi trồng thủy, hải sản
@ Bạn nào còn ý gì nữa không ???
 
S

sudi_k51

Theo mình chúng ta cần triển khai các ý:
- Khai thác 1 cách hợp lí và có hiệu quả

- Tránh tình trạng gây ô nhiếm môi trường do tràn dầu ...
- Bên cạnh việc đánh bắt, chúng ta nên nuôi trồng thủy, hải sản
@ Bạn nào còn ý gì nữa không ???

theo chị thì có một ý vô cùng quan trọng nữa đó là về mặt an ninh quốc phòng biển nữa.
Tuy nhiên tất cả các ý trên chỉ là những gạch đầu dòng,các bạn muốn làm bài kiểm tra đạt điểm cao nhất là đối với các bạn thi đại học thì cần phân tích sâu hơn cho mỗi ý chính trên

 
I

ilovemyfriendforever

theo chị thì có một ý vô cùng quan trọng nữa đó là về mặt an ninh quốc phòng biển nữa.
Tuy nhiên tất cả các ý trên chỉ là những gạch đầu dòng,các bạn muốn làm bài kiểm tra đạt điểm cao nhất là đối với các bạn thi đại học thì cần phân tích sâu hơn cho mỗi ý chính trên



Giống ý cháu.Việc đảm bảo an ninh QP không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền QG trên biển mà còn nhằm đảm bảo cho việc khai thác tài nguyên biển an toàn,lâu dài và đạt hiệu quả tốt nhất. :)

Câu tiếp:Hiện nay,nước ta đang làm những gì để khai thác có hiệu quả và lâu dài tài nguyên biển(câu này chém nha)?
 
1

11thanhkhoeo

Khu vực bắc trung bộ có những tài nguyên thiên nhiên gì?? Chính sách khai thác của chúng ta ra sao??
 
V

volongkhung

Câu tiếp:Hiện nay,nước ta đang làm những gì để khai thác có hiệu quả và lâu dài tài nguyên biển(câu này chém nha)?
- Cần có những chính sách nhằm bảo tồn những loài sinh vật biển quý hiếm
- Bên cạnh việc đánh bắt cần phải nuôi trồng thủy, hải sản
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại để việc đánh bắt đạt hiệu quả cao
Bà con còn ý nào nữa hem, đóng góp cho mình vs !!!
 
V

volongkhung

Khu vực bắc trung bộ có những tài nguyên thiên nhiên gì?? Chính sách khai thác của chúng ta ra sao??
Những loại tài nguyên thiên nhiên có ở vùng bắc trung bộ: Sắt, đá vôi, vàng, titan, .....
-Chính sách khai thác: cái này các bạn sẽ được học trong phần lịch sử địa phương !!!


 
Last edited by a moderator:
L

linhphoebe

-nêu những đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. Trình bày thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kt trọng điểm ở nước ta .
- Trình bày các thế mạnh và thực trạng phát triển kt của 3 vùng kt trọng điểm nước ta
 
V

volongkhung

-nêu những đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm.
Đặc điểm:Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau:
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư.
- Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước


Trình bày thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kt trọng điểm ở nước ta .
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
*Vùng này có diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 13,7 triệu người, năm 2006 (16,3 % số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố, chủ yếu thuộc Đồng bằng sông Hồng.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
*Vùng này có diện tích gần 28 nghìn km2 (8,5 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 6,3 triệu người, năm 2006 (7,4 % số dân cả nước), bao gồm 5 tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên đến Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
*Vùng này có diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2 % diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 15,2 triệu người, năm 2006 (18,1 % số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố, chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Tiếp

Hãy nêu 2 loại gió mùa thổi vào Việt Nam và nêu đặc điểm nữa hen :)
 
V

volongkhung

Tiếp

Hãy nêu 2 loại gió mùa thổi vào Việt Nam và nêu đặc điểm nữa hen :)
* Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.
- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.
- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến [ text]\60^o\[\text]B ra Bắc.
- Đặc điểm:

  • + Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.
  • +Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.
- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.
* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):
- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.
- Hướng gió: Tây Nam
- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.
- Đặc điểm - tính chất:

  • + Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.
  • + Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
  • + Riêng miền Bắc, do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
 
L

linhphoebe

vlongkhung : mình rất thích cách trả lời câu hỏi t1 của bạn [ 97 % là cùng suy nghĩ với mình ]. Bạn học cũng tốt đấy !!!hj
Ở page trước mình còn 1 câu hỏi sao chưa thấy ai trả lời nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
L

linhphoebe

Việc phát huy thế mạnh ở vùng trung du và miền núi phía bắc có ý nghĩa kt -ct-xh-quốc phòng ntn ?
 
I

ilovemyfriendforever

Nói đến gió mùa,mình cũng có một câu hỏi ntn:
Tại sao Việt Nam và các nước ở Tây Á,Bắc Phi có cũng vĩ độ Địa Lý nhưg Vnam lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,còn Tây Á,Bắc Phi là khí hậu khô hạn?
 
L

linhphoebe

ilove :

Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu bắc nên có nhiệt độ cao, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng gió Mậu Dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên TG nên phân chia thành 2 mùa rõ rệt ==> Điều này tác động đến các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò biển Đông làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế khác hẳn với TN ở một số nước có cùng vĩ độ [ như Tây Nam Á - Bắc Phi ]
 
Last edited by a moderator:
S

sudi_k51

* Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.
- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.
- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến [ text]\60^o\[\text]B ra Bắc.
- Đặc điểm:

  • + Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.
  • +Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.
- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.
* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):
- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.
- Hướng gió: Tây Nam
- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.
- Đặc điểm - tính chất:

  • + Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng.
  • + Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
  • + Riêng miền Bắc, do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
hi.Mình có 2 ý như sau
-gió mùa đông bắc bản chất là xuất phát từ cao áp xibia,thổi qua lục địa châu Á tràn vào nứớc ta chứ không hẳn là nó thổi trực tiếp
-gió mùa mùa hạ ở nước ta ngoài việc có nguồn gốc từ vịnh Ben- gan vào nửa đầu màu hạ thì vào cuối mùa hạ,gió mùa mùa hạ lại có nguồn gốc từ cao áp cận chí tuyến Nam bán cầu,di chuyển lên phía Bắc,sau đó nhờ lực coriolit thì nó đã bị đổi hướng thành Tây Nam,thổi vào nước ta
Như vậy gió mùa mùa hạ ở nước ta có tới 2 nguồn gốc:D
 
V

volongkhung

Việc phát huy thế mạnh ở vùng trung du và miền núi phía bắc có ý nghĩa kt -ct-xh-quốc phòng ntn ?
* Về mặt kinh tế: Thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển, cung cấp cho cả nước: năng lượng, khoáng sản, nông sản...
* Về mặt chính trị, xã hội:
-Xoá bỏ sự chênh lệnh về trình độ phát triển giữa miền xuôi và miền ngược.
-Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.
-Góp phần hạn chế tiến tới xoá bỏ nạn du canh, du cư, thúc đẩy sự phân bố lại dân cư giữa các vùng.
-Góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế với Lào, Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.
 
S

sudi_k51

Việc phát huy thế mạnh ở vùng trung du và miền núi phía bắc có ý nghĩa kt -ct-xh-quốc phòng ntn ?
theo mình thì ngoài những ý Duy nêu,mình có thêm như sau:
Việc phát huy thế mạnh ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kt-ct-xh-quốc phòng ở nước ta hiện nay,đó là:
-Về kinh tế
+khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú của vùng đặc biệt là tài nguyên khoáng sản
+đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng,góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
+ thu hút vốn đầu tư nứơc ngoài
-Về xã hội
+góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân,xóa đói,giảm nghèo
+góp phần ổn định xã hội,đẩy lùi hủ tục,bài trừ những thói hư tật xấu tồn tại trong vùng từ lâu,phát huy những nét đẹp truyền thống của các đồng bào dân tộc anh em
+Nâng cao trình độ dân trí,đảm bảo phổ cập giáo dục
+Nâng cao tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em
-Về chính trị,quốc phòng
+An ninh biên giới được đảm bảo
+Ổn định chính trị trong vùng được củng cố
+Tăng cường tình đoàn kết giữa nước ta với nước bạn LÀo cũng như người láng giềng Trung Quốc,đẩy mạnh trao đổi kinh tế chính trị giữa nước ta với nước bạn
+Nâng cao tinh thần yêu nước của nhân dân vùng biên giới giúp nhân dân thêm tin vào đảng ,nhà nước,không bị kẻ xấu lợi dụng...
Tạm thời mình nghĩ được từng đó,các bạn bổ sung tiếp nhá

 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Câu tiếp nào:
Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và biện pháp bảo vệ ???
 
Top Bottom