Ôn tập sinh học 12 chương 1, 2

M

marucohamhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Maruco có bài thi này các bạn vào làm cùng cho vui nha
ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH
Câu 1.
Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình tái bản( tự sao chép) của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn e.coli
Câu 2.
a) Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa
b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 3.
Tế bào xoma của người chứa khoảng 6, 4 tỉ cặp nucleotit nằm trên 46 phân tử ADN khác nhau, có tổng chiều dài khoảng 2,2m ( mỗi nu có kích thước 3,4A). Hãy giải thích bằng cách nào các phân tử ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2- 5 micromet mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng
Câu 4. Ở 1 loài cây giao phấn, khi đem lai các cây có KG Aa( bộ nhiễm sắc thể 2n) với cây có KG aa( bộ nhiễm săc thu được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế hình thành cơ thể có KG trên.
Câu 5.
a) nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiếm sắc thể ở Kì giữa nguyên phân với nhiễm săc thể ở Kì giữa của giảm phân trong ĐK nguyên phân và giảm phân bình thường.
b) Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiếm sắc thể khác nhau trong các giao tử. Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy?
Câu 6.
Một cá thể dị hợp về 2 cặp gen ( Aa, Bb) . Gen nằm trên NST thường, 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn
a) Cá thể này có KG như thế nào?
b) quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng do các gen trên quy định?
c) Cho cá thể này lai với cá thể có KG như thế nào để thế hệ lai:
- Nhận được KG nhiều nhất
- Nhận được ít KG và KH nhất
Câu 7.
a) Ở một loài động vật có vú, cho 1 con đực mắt bình thường giao phối với 1 con cái mắt dị dạng, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau:
98 con cái mắt bình thường
101 con đực mắt bình thường
102 con cái mắt dị dạng
99 con đực mắt dị dạng
Kết quả của phép lai trên phù hợp với các quy luật di truyền nào? Viết sơ đồ lai minh họa. Biết rằng hình dạng mắt do 1 cặp alen chi phối.
b) Cho phép lai
P: Aa( BD/ bd) Hh.................x.....................Aa( BD/ bd) hh
trong đó mỗi gen qui định 1 tính trạng, hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử cái với tần số 20%
Tính theo lý thuyết thì các KG sau ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
a) AA( BD/ bd) Hh
b) Aa( Bd/ bd) hh
c) aa( BD/ BD) Hh
.....................................................the end^^..........................................................
Chúc các bạn thi học kì tốt nha
 
T

traimuopdang_268

Maruco có bài thi này các bạn vào làm cùng cho vui nha
ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH
Câu 1.
Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình tái bản( tự sao chép) của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn e.coli

Tên:
Enzim tháo xoắn. --> Giúp tháo xoắn
Enzim ARN polimeraza --> Tổng hợp đoạn mồi
Enzim ADN polimeraza --> xúc tác vào việc hình thành LK bổ sung
Enzim ligara --> Nối các đoạn Okazaki

Câu 2.
a) Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa

Dựa trên chức năng sản phẩm của gen.

b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?

Câu này có làm trắc nghiệm một lần rồi. mà giờ không nhớ nổi. Sinh tớ k chú tâm nhiều. nhớ được bài toàn theo các bài trắc nghiệm , giờ làm tự luận thì thôi rồi:D
Giờ lụi:
--> Đột biến đa bội


Đột biến
Câu 3.
Câu này chắc dùng kt NST Bài 5 sgk thì phải
Phân tử ADN quấn quanh khối protein tạo nên nucleoxom. MỖi nucleoxom có lõi là 8 ptu histon và 1 đoạn ADN chưa 146 cặp Nu, quấn quanh

[TEX]1\frac{3}{4}[/TEX]
[/TEX] vòng. Cái này nhớ lắm. ấn tượng:D
NST cuộn xoắn, cuộn bậc một, bậc 2.
Lần xoắn cuối cùng của sơi 300nm thành cromatit có chiều ngang 700nm
Chiều dài NST được rút ngắn.

K dở sách t cũng chẳng nhớ. Chắc nghiệm thì ngon rồi:D

Chúc các bạn thi học kì tốt nha

Ủng hộ maruco Muớp chém tùm lum.
Cái câu sơ đồ lai mình chịu thôi. Chương II mình k học , mù tịt:(
Ai giúp m' được chương này k ta:x

 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

Tớ chém nhá! =))

Câu 4. Ở 1 loài cây giao phấn, khi đem lai các cây có KG Aa( bộ nhiễm sắc thể 2n) với cây có KG aa( bộ nhiễm săc thu được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Aaa. Hãy giải thích cơ chế hình thành cơ thể có KG trên.
có thể xảy ra 2 cơ chế:
* cơ chế 1:
+Aa bị rối loạn giảm phân 1 ( giảm phân 1 tạo ra AAaa; giảm phân 2 chia đều tạo ra Aa)
+aa giảm phân bình thường
P: Aa..................... x................... aa

G: Aa; a;A..................................a

F1:Aaa;aa;Aa


* Cơ chế 2:
+Aa giảm phân bình thường
+aa bị rối loạn giảm phân ( 1hoặc 2 đều được)
P: aa...........................x.........................Aa
G: aa.......................................................A;a
F1: Aaa;aaa


Câu 7.

a) Ở một loài động vật có vú, cho 1 con đực mắt bình thường giao phối với 1 con cái mắt dị dạng, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau:

98 con cái mắt bình thường

101 con đực mắt bình thường

102 con cái mắt dị dạng

99 con đực mắt dị dạng

Kết quả của phép lai trên phù hợp với các quy luật di truyền nào? Viết sơ đồ lai minh họa. Biết rằng hình dạng mắt do 1 cặp alen chi phối.
TH1: Quy luật phân li độc lập

Mắt bình thường: A

Mắt dị tật: a

P: Aa........................x................................aa

F1: ....................1Aa:1aa.............................

TH2: Di truyền liên kết với giới tính

P:XY......................... x....................[TEX]..XX^A[/TEX]

F1:XX; XY; [TEX]XX^A; X^AY[/TEX]

b) Cho phép lai

P: Aa( BD/ bd) Hh.................x.....................Aa( BD/ bd) hh

trong đó mỗi gen qui định 1 tính trạng, hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử cái với tần số 20%

Tính theo lý thuyết thì các KG sau ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?

a) AA( BD/ bd) Hh

b) Aa( Bd/ bd) hh

c) aa( BD/ BD) Hh

Giao tử đực:[TEX]BD=bd=50%[/TEX]

Giao tử cái:[TEX]BD=bd=40%;Bd=bD=10%[/TEX]

a,[TEX]25%.(50%.40%+40%.40%).50%=5%[/TEX]

b,[TEX]50%.10%.50%.50%=1,25%[/TEX]

c,[TEX]25%.50%.40%.50%=2,5%[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

benhoxinhyeu

tạm thời câu 2b trước nhé! đột biến thay thế 1 cặp nu là phổ biến nhất vì ngay cả khi ko có cơ chế để xảy ra ĐB thì cái này vẫn xảy ra! do các nu tồn tại ở trạng thái thường hoặc hỗ biến) thứ 2 trong tất cả cá TH thỳ đột biến này là ĐB trung tính vì chỉ ảh đến 1 nu duy nhất trên gien ! hơn nữa trong thực tế người ta phát hiện ra cái đb này là phổ biến hơn cả ở hầu hết tất cả các loài!
 
B

benhoxinhyeu

câu 5! hình như có sự kiện này thỳ phải! ^^
tớ đoán nhé! nhớ hem nhầm thỳ có hiện tượng trao đổi tréo( trao đổi đoạn giữa 2 NST tương đồng) sẽ tâpoj ra những tổ hợp gien khác nhau_ đây cũng là nguyên nhân làm tăng biến dị tổ hợp!
 
A

anhvodoi94

Maruco có bài thi này các bạn vào làm cùng cho vui nha
ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH
Câu 2.
a) Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại các gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa
b) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
Câu 5.
a) nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiếm sắc thể ở Kì giữa nguyên phân với nhiễm săc thể ở Kì giữa của giảm phân trong ĐK nguyên phân và giảm phân bình thường.
b) Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiếm sắc thể khác nhau trong các giao tử. Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy?
Câu 6.
Một cá thể dị hợp về 2 cặp gen ( Aa, Bb) . Gen nằm trên NST thường, 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn
a) Cá thể này có KG như thế nào?
b) quy luật di truyền nào chi phối các tính trạng do các gen trên quy định?
c) Cho cá thể này lai với cá thể có KG như thế nào để thế hệ lai:
- Nhận được KG nhiều nhất
- Nhận được ít KG và KH nhất

.....................................................the end^^..........................................................
Chúc các bạn thi học kì tốt nha

Câu 2:a) Dựa trên cơ sở về chức năng của các gen.

Câu 5:
a) Điểm giống : Đều co ngắn đóng xoắn cực đại tồn tại ở trạng thái kép. (ở kì giữa của GPII giống hệt nguyên phân).
+) Khác nhau : Ở nguyên phân : NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Ở GP I : NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
b) 3 sự kiện trong GP :
-Sự trao đổi chéo của các cromatit trong cặp tương đồng ở kì đầu GP I dẫn đến hình thành các NST có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.
-Ở kì sau của GP I,sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp NST tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do của các NST kép có nguồn gốc từ mẹ và bố.
-Ở kì sau của GP II sự phân li của các nhiễm sắc tử chị em khác nhau do có sự trao đổi chéo và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các NST đơn khác nhau ở 2 cực tế bào.

Câu 6 :
a) kiểu gen của cá thể này :
- Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau: AaBb
- Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường : AB/ab hoặc Ab/aB
b) Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau: AaBb . Quy luật di truyền chi phối là:
- Quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Quy luật bổ trợ , át chế , cộng gộp.
*) Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường : AB/ab hoặc Ab/aB. Quy luật di truyền chi phối là Liên kết gen hoặc Hoán vị gen .
c) Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau: AaBb .Lai với cá thể có kg :
+) Nhận được kiểu gen nhiều nhất : cá thể đó phải có kg dị hợp : AaBb.
+) Nhận được ít kiểu gen nhất : cá thể đó phải có kg đồng hợp : AABB hoặc aabb.

*) Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường : AB/ab (hoặc Ab/aB). Quy luật di truyền chi phối là Liên kết gen .
-cá thể đem lai để thu đc nhiều kg là : AB/ab (hoặc Ab/aB)
-cá thể đem lai thu đc ít kg nhất là : AB/AB ; ab/ab .

*) Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST thường : AB/ab hoặc Ab/aB. Quy luật di truyền chi phối là Hoán vị gen .
-cá thể đem lai thu đc nhiều kg nhất là : AB/ab (hoặc Ab/aB)
-cá thể đem lai thu đc ít kg nhất là : AB/AB ; ab/ab


xin í kiến của mod của mem. b-(b-(b-(b-(
 
M

marucohamhoc

Câu 4) Acsimet làm thừa trường hợp rồi( chỗ cơ chế 1 ấy. ^^)
cái trường hơp cá thể Aa rối loạn giảm phân 2 là ko xảy ra vì nó sẽ tạo giao tử AA, aa, O kết hợp với bên kia là a thì sẽ ko thể tạo ra hợp tử có KG Aaa được( bạn vẽ sơ đồ ra sẽ thấy)
câu 7 a có 3 trường hợp, có cả liên kết giới tính nữa, trường hợp 1 của acsimet đúng, các bạn xử tiếp mấy cái kia nha
7b acsimet đúng rồi
Câu 2b của benhoxinhyeu đúng nhưng bạn giải thích chưa kĩ lắm
mình xin nói rõ là đột biến thay thế thường xảy ra vì nó ko làm thay đổi nhiều đến số lượng các nucleotit nên ko làm mất cân bằng hệ gen như các ĐB khác, 1 lí do nữa là do tính thoái hóa của bộ mã di truyền nên nếu thay thế nu thứ 2 hoặc 3 trong bộ ba thì vẫn ko làm thay đổi nhiều tới sảm phẩm là axitamin( đại khái là thế)
Câu 5 có 3 sự kiện mà bạn, bạn chỉ ra thêm 2 cái nữa nhé
Cảm ơn vì các bạn đã làm bài, mong các bạn đóng góp ý kiến tiếp nha
chúc các bạn ôn thi hiệu quả^^
 
M

marucohamhoc

Câu hỏi ôn tập sinh 12 chương 1, 2

Câu 1. tại sao trong lai xa con lai thường bất thụ. Để khắc phục nhược điểm này người ta thường làm gì? tại sao sử dụng biện pháp đó lại làm con lai hữu thụ?
Câu 2.
1 tế bào có 2 cặp NST Aa và Bb, Hãy viết kiểu nhân của tế bào qua các kì giảm phân trong trường hợp:
a) tế bào giảm phân bt
b) tế bào giảm phân ko bình thường, cặp Aa ko phân li trong gỉảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, cặp Bb phân li bình thường
c) tế bào giảm phân ko bình thường, cặp Aa ko phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, cặp Bb phân li bình thường
d) cả 2 cặp NST ko phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường
các bạn vào thảo luận cho vui nha
 
M

marucohamhoc

Câu 7 b theo như " mật báo" là có 3 trường hợp
TH1 và TH2 như acsimet đã nói, mình vẫn hơi thắc mắc cái chỗ gen LK trên X đó, bạn nói rõ giùm mình nha( thông cảm, tại mình cũng ko giỏi môn này lắm nên hơi "lơ mơ")
TH3:
XaYa.................x......................XAXa( sry vì ko viết được cái KG liên kết nên tớ viết kiểu thường vậy), tức là có cả alen trên X và Y
 
M

marucohamhoc

Các bạn giúp Maruco mấy câu trắc nghiệm luôn nha
đề nè:
Phần : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1. Các liên kết nào sau đây ko có trong phân tử ADN:
A. Liên kết hidro
B. Liên kết photphodieste
C. Liên kết vandecvan
Câu 2. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa Nito( 15) phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn e. coli này sang môi trường chỉ có Nito( 14) thì mỗi tế bào vi khuẩn e. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ cho ra bao nhiêu phân tử ADN mà ở vùng nhân hoàn toàn chứa Nito( 14):
A. 30
B. 16
C. 8
D. 32
Câu 3. Mạch mã gốc của gen có trình tự là 3'ATTAGXAXGX...5'. Trình tự các nucleotit được tổng hợp trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen này sẽ là:
A. 3'ATTAGXAXGX...5'
B. 5'ATTAGXAXGX...3'
C. 5'UAAUXGUGXG..3'
D. 5'UAAXGUGXGA...3'
Câu 4.
Bộ ba XUA trên mARN mã hóa cho axitamin Loxin. Bộ ba đối mã tương ứng trên tARN sẽ là
A. 3' XUA 5'
B. 5' XUA 3'
C. 3' GAU 5'
D. 5' GAU 3'
Câu 5. Nguyên tố nào sau đây ko tham gia cấu tạo axit nucleic
A. P
B. S
C. C, H, O
D. N
Câu 6. ADN được tái bản theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc khuôn mẫu
B. Nguyên tắc bán bảo toàn
C. Nguyên tắc nửa gián đoạn
D. Nguyên tắc bổ sung
E. tất cả các nguyên tắc trên
Câu 7. Đâu là đặc điểm của mã di truyền:
A. là mã bộ ba được đọc liên tục, ko gối nhau
B. có tính đặc hiệu
C. có tính phổ biến
D. có tính thoái hóa
E. tất cả các câu trên
Câu 8.
Đặc điểm chung của các loại ARN là:
A. có thời gian tồn tại trong tế bào như nhau
B. đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein
C. đều có cấu trúc xoắn đơn
D. đều có khả năng tự nhân đôi
Câu 9. có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10.Đặc điểm nào sau đây có ở ADN mà ko có ở ARN:
A. có cấu trúc mạch xoắn kép
B. Đơn phân là 4 loại Nucleotit
C. Có các liên kết hidro
D. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
...........................the end.................
mở đầu 10 câu đã nha
các bạn vào thảo luận cho vui nha
Chúc các bạn ôn tập tốt cho kì thi học kì sắp đến^^
 
G

giotbuonkhongten

Phần : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu 1. Các liên kết nào sau đây ko có trong phân tử ADN:
A. Liên kết hidro
B. Liên kết photphodieste
C. Liên kết vandecvan
Câu 2. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa Nito( 15) phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn e. coli này sang môi trường chỉ có Nito( 14) thì mỗi tế bào vi khuẩn e. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ cho ra bao nhiêu phân tử ADN mà ở vùng nhân hoàn toàn chứa Nito( 14):
A. 30
B. 16
C. 8
D. 32
Câu 3. Mạch mã gốc của gen có trình tự là 3'ATTAGXAXGX...5'. Trình tự các nucleotit được tổng hợp trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen này sẽ là:
A. 3'ATTAGXAXGX...5'
B. 5'ATTAGXAXGX...3'
C. 5'UAAUXGUGXG..3'
D. 5'UAAXGUGXGA...3'
Câu 4.
Bộ ba XUA trên mARN mã hóa cho axitamin Loxin. Bộ ba đối mã tương ứng trên tARN sẽ là
A. 3' XUA 5'
B. 5' XUA 3'
C. 3' GAU 5'
D. 5' GAU 3'
Câu 5. Nguyên tố nào sau đây ko tham gia cấu tạo axit nucleic
A. P
B. S
C. C, H, O
D. N
Câu 6. ADN được tái bản theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc khuôn mẫu
B. Nguyên tắc bán bảo toàn
C. Nguyên tắc nửa gián đoạn
D. Nguyên tắc bổ sung
E. tất cả các nguyên tắc trên
Câu 7. Đâu là đặc điểm của mã di truyền:
A. là mã bộ ba được đọc liên tục, ko gối nhau
B. có tính đặc hiệu
C. có tính phổ biến
D. có tính thoái hóa
E. tất cả các câu trên
Câu 8.
Đặc điểm chung của các loại ARN là:
A. có thời gian tồn tại trong tế bào như nhau
B. đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein
C. đều có cấu trúc xoắn đơn
D. đều có khả năng tự nhân đôi
Câu 9. có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10.Đặc điểm nào sau đây có ở ADN mà ko có ở ARN:
A. có cấu trúc mạch xoắn kép
B. Đơn phân là 4 loại Nucleotit
C. Có các liên kết hidro
D. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
 
T

traimuopdang_268

Phần : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 2. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa Nito( 15) phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn e. coli này sang môi trường chỉ có Nito( 14) thì mỗi tế bào vi khuẩn e. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ cho ra bao nhiêu phân tử ADN mà ở vùng nhân hoàn toàn chứa Nito( 14):
A. 30
B. 16
C. 8
D. 32

Câu 9. có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đề nghị làm ghi rõ cách làm:p Mất mấy giây thui mà. Maruco nhỉ:D
Giải thick cho t câu 2. Chẳng hiểu nổi bản chất cái đó.
Dc vô chém nhank thế. =((=((. Chậm chân rùi:((
 
M

marucohamhoc

giotbuon đúng 8/ 10 câu. bạn sai 2 câu đó là câu 2, 8,
Mình đọc đáp án đúng nha:
1C, 2A, 3C, 4C, 5B, 7B, 6E, 8B, 9B, 10A
Maruco làm cụ thể 2 câu 2 và 9 luôn nha:
Câu 2.
1 phân tử ADN mang Nito( 15) sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra 2^5= 32 phân tử ADN trong đó luôn có 2 phân tử ADN chứa Nito( 15) trong phân tử( 2 phân tử có chứa 2 mạch gốc ban đầu)
= > số phân tử ADN chứa hoàn toàn Nito( 15) là :32-2=30 mạch
= > A
Câu 9. gọi số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN là x( x nguyên dương)
1 phân tử ADN tự nhân đôi x lần cho ra 2^x phân tử ADN hay 2.2^x mạch polinucleotit trong đó luôn có 2 mạch là 2 mạch gốc ban đầu
vậy 8 phân tử ADN sau 8 lần nhân đôi sẽ cho ra số mạch polinucleotit hoàn toàn mới là
8. ( 2. 2^x-2) = 112
= > 2^ x= 8
= > x= 3
Các bạn khảo xem có j sai sót thì nói để mình sửa nha
Các bạn vô bàn luận mấy câu lý thuyết trên kia luôn nha
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Câu 2. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa Nito( 15) phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn e. coli này sang môi trường chỉ có Nito( 14) thì mỗi tế bào vi khuẩn e. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ cho ra bao nhiêu phân tử ADN mà ở vùng nhân hoàn toàn chứa Nito( 14):
A. 30
B. 16
C. 8
D. 32

Câu 2.
1 phân tử ADN mang Nito( 15) sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra 2^5= 32 phân tử ADN trong đó luôn có 2 phân tử ADN chứa Nito( 15) trong phân tử( 2 phân tử có chứa 2 mạch gốc ban đầu)
= > số phân tử ADN chứa hoàn toàn Nito( 15) là :32-2=30 mạch
= > A
Vậy thế này là không liên quan gì đến việc chuyển môi trường phóng xa N(15) sang N(14) ak?
M k hiểu cái chỗ mt phóng xa đó. hic.?
 
T

traimuopdang_268

Câu 2.
1 tế bào có 2 cặp NST Aa và Bb, Hãy viết kiểu nhân của tế bào qua các kì giảm phân trong trường hợp:
a) tế bào giảm phân bt

............Aa....x.......Bb............
.........A, a.................B. b.......
.............AB, Ab. aB. ab..........

b) tế bào giảm phân ko bình thường, cặp Aa ko phân li trong gỉảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, cặp Bb phân li bình thường

.............Aa.....x......Bb...........
...........Aa...............B, b........
..................AaB, Aab............
...........AaB...x... Aab............
...II.........A, a, B......A, a, b...
...............Ab, ab, aB, AB ? Hình như sai:|
Làm 2 câu thôi. nó tương tự nhau, Làm nhiều sainhieu:(

các bạn vào thảo luận cho vui nha
Xem cho tớ. phần chương II :((
Không thấy ai làm. Muop lại làm:D, chắc là sai:|
 
M

marucohamhoc

Mình nghĩ nó cho cái phóng xạ đó là ý nói đánh dấu Nito ( 15) và khi cho sang môi trường khác để nó lẫn với mí cái kia rồi tính số lượng ADN j đó( dọa học sinh tí thui mừ) , chỉ cần nhớ số mạch chứa Nito ( 15) phóng xạ đúng bằng số mạch đơn ban đầu là được
Các bạn vô giúp mình mấy câu tự luận phía trên nha
 
M

marucohamhoc

Mướp ơi, cái chỗ này thừa thì phải
" ...........AaB...x... Aab............
...II.........A, a, B......A, a, b...
...............Ab, ab, aB, AB ? Hình như sai"
chỉ cần từ đó lên trên là đúng rồi bạn à
các bạn vô thaỏ luận tiếp phần còn lại nhé
Cảm ơn nhiều
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom