Câu 1:
Khi chụp một vật cao 40 cm và vật cách máy ảnh là 1 m thì ảnh của vật cao 4 cm. Hỏi khoảng cách từ vật kính đến màn hứng ảnh là bao nhiêu?
Câu 2:
Một người cận phải đeo kính phân kì có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu?
Câu 3:
Ảnh của vật in trên màng lưới của mắt là:......
Câu 4:
Một người đứng cách một cột điện 10m, cột điện cao 8m. Coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm.
Mọi người phân tích giúp mình đề này với ạ...
Câu 1 :
Áp dụng CT thấu kính nhé!
h/h' = d/d'
Câu 2:
* Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 50cm
=> f = - 50 (cm)
*Ở người bình thường thì giới hạn nhìn rõ thường là Đ = 25 cm → ∞
*Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt là: d' = d.f / (d - f) = Đ.f / (Đ - f) = 25 × (-50) / [ 25 - (-50) ] = -16,67 (cm)
*Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật xa cách mắt khoảng là
:
d' = f ( do d = ∞ )
*Giới hạn nhìn rõ của người cận thị này là :
từ 16,67 (cm) đến 50 (cm)
Câu 3:
Ảnh của vật trên màng lưới của mắt là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. ( màng mắt như thấu kính hội tụ )
Câu 4:
Áp dụng CT thấu kính
Đứng cách cột điện 10m nên d = 10 m ( khoảng cách từ vật đến thể thủy tinh)
Độ cao của cột điện chính là độ cao của vật
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt chính là d' = 2 cm ( vì ảnh hứng trên màng lưới)
câu 3 chưa thể nói được là ảnh nhỏ hơn vật
Tại sao lại chưa kết luận được như vậy?