Sinh 9 Ôn tập học kì II (5 chương cuối)

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC BẠN CHẮC SẮP THI HỌC KÌ II RỒI NHỈ ? CÙNG ÔN TẬP NÀO !
HÔM NAY BẮT ĐẦU TỪ CHƯƠNG VI- ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC .
(vì phần này không có bài tập nên chỉ có ví dụ, hóng các bài tập phần tiếp theo nha)
[tex]I-[/tex] Lí thuyết
1. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen .
2. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một cụm gen từ tế bào của loài cho (tế bào cho) sang tế bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền
+ Kĩ thuật gen gồm 3 khâu :
- Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut
-Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp ( còn được gọi là “ADN lai”). ADN của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối.
-Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

3. Công nghệ sinh học là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các qui trình sinh học để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho con người
+ 7 lĩnh vực của công nghệ sinh học
-Công nghệ lên men
-Công nghệ tế bào
-Công nghệ chuyển nhân và phôi.
-Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
-Công nghệ enzim
-Công nghệ gen
-Công nghệ sinh học y- dược

4. Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm.
5. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
6.Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn cả hai bố mẹ.
VD: Cà chua hồng Việt Nam * Cà chua Ba Lan Gà Đông Tảo hay * Gà Ri Vịt * Ngan
7. Lai kinh tế là giao phối cặp nuôi bố mẹ giữa hai dòng khác nhau rồi dùng con F1 làm sản phẩm.
VD : Lai giữa lợn Ỉ * Đại bạch tạo ra con lai F1 mới sinh nặng từ 0.7-0.8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạt cao hơn.
 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
(phần sinh vật và môi trường)
Tiếp theo là
CHƯƠNG I và II .

(Nếu ôn tập các bạn nên chú ý và học kĩ phần này)
1.Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật ,bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triến sinh sản của động vật.
2.Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
3.Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống

+ Động vật : giúp động vật di chuyển,định hướng và hoạt động,sinh sản sinh trưởng
*Động vật ưa sáng : Trâu,bò,chim,….
*Động vật ưa bóng : rắn,chuột,…
+Thực vật : giúp cho các quá trình sinh trưởng và trap đổi
*Thực vật ưa sáng : cây bàng,cây hoa giấy,cây mai…
*Thực vật ưa bóng : cây kim tiền,cây lan,…

4.Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
5. Quan hệ cùng loài là các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau hình thành nên một nhóm cá thể

- * Hỗ trợ : Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
VD : Trâu sống thành đàn
-Cạnh tranh : giúp ngăn ngừa tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
VD : Dê và bò cùng ăn có trên cánh đồn.

6.Các bạn học bảng 44 trang 132 sách giáo khoa về quan hệ khác loài (nhất định sẽ có 1 câu trong bài thi đó)
7. Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể : Cùng loài ,cùng sinh sống trong một không gian nhất định,ở một thời điểm nhất định,có khả năng giao phối với nhau, nhờ đó quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.

VD: quần thể trâu,quần thể voi
8. Sự giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật
*Giống : Giới tính, lứa tuổi, mật độ Sinh sản, tử vong
*Khác : Pháp luật, kinh tế Hôn nhân Giáo dục, văn hóa

9.Sự khác nhau giữa quần thể và quần xã (câu này mình thi học kì chỗ mình có nè)

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.
+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài
+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.
+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ
trợ và đối địch.
+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn
định hơn quần thể.
+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.
[TBODY] [/TBODY]
10. Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.




 

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,409
409
Phú Yên
trung học
Không biết các bạn thi chưa.Mình tiếp tục đăng hai chương cuối nhé
Chương III và chương IV - phần sinh vật và môi trường
1.Xã hội nông nghiệp: Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất ở, canh tác và chăn thả gia súc, đã làm thay đổi đất và nước tầng mặt. Những hoạt động đó đã tích luỹ được nhiều giống vật nuôi, cây trồng và hình thành cac hệ sinh thái trồng trọt
2. Xã hội công nghiệp: Con người đã sản xuất bằng máy móc, tác động mạnh mẽ vào môi trường sống: tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, phá đi nhiều diện tích rừng trên Trái đất. Đô thị hóa ngày càng tăng lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và cây trồng trọt làm tăng nguy có môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh.
3.Những hoạt động của con người tác động tới môi trường tự nhiên Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đó là: gây xói mòn đất, lũ lụt, làm giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, khí hậu thay đổi, giảm đa dạng sinh thái.
4.Những biện pháp bảo vệ môi trường của địa phương là: trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn nước, cải tạo đất bạc màu, không săn bắn chim.
5.Các biện pháp bảo vệ môi trường
-Không vứt rác bừa bãi
- tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
- thôn xã phải có trách nhiệm thuê xe đổ rác và sử lí rác đúng nơi quy định
- tuyên truyền mọi người không được xã rác bừa bãi
- thành lập nhiều thùng rác ở nơi công cộng
- mọi người phải có ý thức tự giác , chỉ ra những cá nhân không có ý thức giữ gìn ệ sinh chung
- nhà nước phải đưa ra nhiều điều luật phạt nặng những người vô ý thức

Sau đây là đề để ôn học kì II (phần đề thi mình không soạn,được sưu tầm )
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1: Để góp phần bảo vệ môi trường tự hiên, cần xóa bỏ hành vi nào sau đây?
[A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng B.Xử lí rác thải và không ném rác bữa bãi ra môi trường
C. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên D.Du canh, du cư
2: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu là:
A. Khai thác khoáng sản B.Săn bắt động vật hoang dã
C.Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt D.Chăn nuôi gia súc
3: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong nông nghiệp có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
A. Bón phân hữu cơ
B.Dùng thiên địch
C.Dùng thuốc bảo vệ thực vật vừa phải
D.Bón phân vi sinh
4: Nguồn gốc tạo ra các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường sống là do:
A. Khí thải do đốt cháy nhiên liệu
B.Các chất thải từ sinh vật như: phân, xác chết động vật … bị phân hủy
C.Các vụ thử vũ khí hạt nhân
D.Các chất thải rắn: bao bì nhựa, cao su …
5: Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Làm ô nhiễm môi trường sống
B.Làm suy thoái môi trường
C.Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
D.Làm cho con cái mai sau không có nơi sống
II- PHẦN TỰ LUẬN:
1: a. Hãy phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ?
b. Vì sao phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên?
2: Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Dê, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật, thỏ, cỏ, mèo rừng, sâu hại thực vật.
a. Xây dựng 4 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
[/B]
b. Nếu các loại sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên và xác định mắc xích chung ( trừ cỏ và vi sinh vật).
3: a. Tại sao nói nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú?b.
Cần phải làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?"[/COLOR]
Mình đã thi học kì sinh từ tuần trước trước rồi,thấy đề này cấu trúc khá giống nên lấy đăng
Chúc các bạn thi tốt nhé !




[/FONT]
 
Last edited:
Top Bottom