Ôn tập bài tập nhóm oxi

H

hocmai.hoahoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong topic này, các em cùng hocmai.hoahoc sẽ đưa ra các bài tập hay liên quan đến nhóm oxi nhé.

Bài 1: Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và B.
b. Tính số mol khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B.
Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Bài 2: Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch PB(NỎ)2 (dư) sinh ra 23,9 gam kết tủa màu đen.
a. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu.
 
T

thienlong233

Bài 1: Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và B.
b. Tính số mol khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B.
Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Bài 2: Cho hỗn hợp FeS và Fe tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch PB(NỎ)2 (dư) sinh ra 23,9 gam kết tủa màu đen.
a. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Tính tỉ lệ số mol các khí trong hỗn hợp.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp rắn ban đầu.

b1. dùng đường chéo tính được

trong A: %O2=60%, %O3=40%

trong B: %H2=80%, %CO=20%

b) H2+[O]-->H2O
CO+[O]-->CO2

ta có n[O]=n(H2+CO)=nB

trong A: n[O]=2.0,6+3.0,4=2,4mol

-->số mol A cần để đốt 1 mol B là [TEX]\frac{1}{2,4}=0,4167[/TEX]

2. a hỗn hợp thu gồm 2 khí H2S và H2

nPbS=0,1mol-->nH2S=0,1mol

-->VH2S=2,24l-->VH2=2,464-2,24=0,224l

-->tỉ lệ số mol=tỉ lệ thể tích =10:1

b.
nFe=nH2=0,01mol--->mFe=0,56g

nFeS=nH2S=0,1mol--->mFeS=8,8g

-->%Fe=[TEX]\frac{0,56.100}{9,36}=5,98[/TEX]

-->%mFeS=94,02%
 
C

cobemongmo95

Giúp mình bài tập khóa hóa 10 thầy Sơn

Bài 1. Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm, 0,24 g bột magie và bột S dư. Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 có nồng độ 0,1M.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ;
2. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với chất khí được dẫn vào.
Bài 2. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất của phản ứng là 100%).
1. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A ;
2. Biết rằng cần phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M để trung hoà HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Bài 3. Để kiểm tra hàm lượng hiđro sunfua có trong mẫu không khí, người ta cho bơm sục không khí đó vào dung dịch chì nitrat dư tốc độ 2,00 lít/phút trong 8,00 giờ. Lọc tách kết tủa thu được 4,78mg chất rắn màu đen. Hãy xác định hàm lượng hiđro sunfua có trong mẫu khí đó (theo đơn vị mg/m3). Mẫu không khí đó có bị ô nhiễm không ? Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam, hàm lượng hiđro sunfua không được vượt quá 0,30mg/m3.
Bài 4. Để xác định lượng hiđro sunfua trong không khí ở một nhà máy hoá chất, người ta làm như sau : Sục từ từ 2,0 lít không khí lấy từ nhà máy qua 100,0ml dung dịch iot nồng độ 1.10-5M có mặt kali iotua (KI để tạo cho I2 dễ tan hơn trong nước) thì thấy màu đỏ nâu của dung dịch iot hoàn toàn biến mất.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính hàm lượng của hiđro sunfua trong không khí theo mg/l.
c) Không khí trong nhà máy có bị ô nhiễm không ?
Biết rằng theo tiêu chuẩn Việt Nam lượng hiđro sunfua trong khu vực nhà máy không được vượt quá 10,0mg/m3.
 
S

sieuquay2012

Bài 2:
Chất sau phản ứng gồm có 0,05 mol FeS và 0,05 mol Fe dư tác dụng với dung dịch HCl (dư) sinh ra hỗn hợp A gồm có 0,05 mol H2 và 0,05 mol H2S. Hỗn hợp A có thành phần : 50% H2 và 50% H2S (theo thể tích)
Số mol HCl dư bằng số mol NaOH tham gia phản ứng là 0,0125 mol. Tổng số mol HCl có trong dung dịch là :
0,1 + 0,1 + 0,0125 = 0,2125 mol
Nồng độ mol của dung dịch HCl là 0,425 mol/l.
 
S

sieuquay2012

Bài 4
a) Phản ứng xảy ra :
H2S + I2 => S + 2HI
b) Hàm lượng H2S : (34*0,1*10^-5)*10^3/2 = 0,017(mg/l).
c) Hàm lượng H2S trong 1m3 : 17,0mg/m3 > 10mg/m3, vậy không khí bị ô nhiễm.
 
C

cobemongmo95

Các bạn giúp mình tiếp nhé

Bài 1: Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí không màu sau : hiđro clorua, cacbon đioxit, oxi, ozon.
Bài 2: Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với hiđro bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
Bài 3. Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp khí A và B.
b) Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?
 
S

sieuquay2012

Bài 1:
Có thể phân biệt các khí này bằng trình tự những thí nghiệm :
 Dùng dung dịch Ca(OH)2 để nhận biết khí cacbonic.
 Dùng dung dịch chứa hỗn hợp KI và hồ tinh bột để nhận biết khí ozon.
 Dùng giấy quỳ tím tẩm nước để phân biệt khí hiđro clorua.
 Khí còn lại là oxi được nhận biết bằng than hồng.
 
S

sieuquay2012

Bài 2:
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí :
M trung bình= 18.2 = 36 (g)
Đặt x và y là số mol O3 và O2 có trong 1 mol hỗn hợp khí, ta có phương trình đại số :
(48x+32y)/(x+y) = 36
Giải phương trình, ta có y = 3x. Biết rằng tỉ lệ phần trăm về số mol khí cũng là tỉ lệ về thể tích : Thể tích khí oxi gấp 3 lần thể tích khí ozon. Thành phần của hỗn hợp khí là 25% ozon và 75% oxi.
 
S

sieuquay2012

Bài 3:
a) Đáp số : Hỗn hợp khí A : 60% O2 và 40% O3.
Hỗn hợp khí B : 80% H2 và 20% CO.
b) PTHH của các phản ứng :
2CO + O2 => 2CO2 (1)
3CO + O3 => 3CO2 (2)
Trong 1 mol hỗn hợp khí A có 0,6 mol O2 và 0,4 mol O3.
Theo (1) : 0,6 mol O2 đốt cháy được 1,2 mol CO.
Theo (2) : 0,4 mol O3 đốt cháy được 1,2 mol CO.
Kết luận : 1 mol hỗn hợp khí A đốt cháy được 2,4 mol khí CO.
 
D

duagangbmt

Bài 2:
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí :
M trung bình= 18.2 = 36 (g)
Đặt x và y là số mol O3 và O2 có trong 1 mol hỗn hợp khí, ta có phương trình đại số :
(48x+32y)/(x+y) = 36
Giải phương trình, ta có y = 3x. Biết rằng tỉ lệ phần trăm về số mol khí cũng là tỉ lệ về thể tích : Thể tích khí oxi gấp 3 lần thể tích khí ozon. Thành phần của hỗn hợp khí là 25% ozon và 75% oxi.

Trong topic này, các em cùng hocmai.hoahoc sẽ đưa ra các bài tập hay liên quan đến nhóm oxi nhé.

Bài 1: Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và B.
b. Tính số mol khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B.
Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
lam ky bai 1 jum mjh cai
 
T

tuanh00

a,Nhận biết CL2, SO2, CO2, H2S
b,Nhận biết O2, CL2, HCL, N2, H2
c,Nhận biết O2, O3, CL2, H2, N2
 
U

uzumakiduong

a, dùng nước nhận biết Cl2 hiện tượng: dung dịch màu vàng xh. sau đó sục 3 khí còn lại vào dd Ca(OH)2 không có hiện tượng:H2S. đốt H2S trong 2 bình chứa 2 chất còn lại xh cr là SO2
 
U

uzumakiduong

b, dùng quỳ tím ẩm để nhận biết Cl2 và HCl.
dùng que đóm còn tàn đỏ để nhận biết O2
đốt 2 khí N2 và H2 trong 2 bình kín chứa O2 sau đó làm lạnh để nhận biết H2
cho Cl2 và HCl vào nước để nhận biết Cl2
 
U

uzumakiduong

c, dùng Ag để nhận biết O3
dùng quỳ tím ẩm để nhận biết Cl2
dùng que đóm còn tàn đỏ để nhận biết O2
đốt 2 khí N2 và H2 trong 2 bình kín chứa O2 sau đó làm lạnh để nhận biết H2
 
Top Bottom