Sinh 12 Ở một loài thực vật, phép lai P thuan chủng được đời con 100% thân cao, hoa đỏ. ..

Trúc Phạm hv

Học sinh
Thành viên
20 Tháng hai 2018
170
94
46
22
Bình Thuận
THPT Hùng Vương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai P thuan chủng được đời con 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời sau thu được 2762 hân cao, hoa đỏ; 2124 thân thấp, hoa đỏ;914 thân cao, hoa trắng và 707 thân thấp, hoa trắng. Các phân tích di truyền cho thấy màu sắc hoa do một locus đơn gen 2 alen, trội lặn hoàn toàn chi phối. trong số các nhận định dưới đây về các phép lai
(1)Có thể có 4 phép lai ở P cho kết quả như trên
(2)Có hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn trong quá trình di truyền hai tính trạng từ F1 sang F2
(3) Có tối đa 27 kiểu gen và 4 kiểu hình liên quan đến hai tính trạng
(4) Trong số những cây thân thấp, hoa trắng ở đời F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 42.86%
Số nhận định không chính xác là: A.2...............B.3................C.4.....................D.1
 

Đặng Thành Nhân

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2015
151
248
86
24
Bình Dương
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Xét tính trạng màu sắc hoa, gọi gen chi phối tính trạng này là gen A, có alen A trội hoàn toàn so với alen a.
Ở F1, tỉ lệ hoa đỏ 100%.
Ở F2, tỉ lệ hoa đỏ : hoa trắng là 3:1.
=> F1: Aa x Aa.
=> P: AA x aa.
Xét tính trạng chiều cao thân.
Ở F1, tỉ lệ thân cao 100%.
Ở F2, tỉ lệ thân cao : thân thấp là 9:7. => Tương tác bổ sung.
Quy ước:
- (B_;D_): thân cao.
- (B_;dd), (bb;D_), (bb;dd): thân thấp.
=> F1: (Bb;Dd) x (Bb;Dd).
Vì P thuần chủng nên P: (BB;DD) x (bb;dd).
Vậy, P có thể là:
AABBDD x aabbdd
AAbbdd x aaBBDD
[tex]AA\frac{BB}{DD}[/tex] x [tex]aa\frac{bb}{dd}[/tex]
[tex]AA\frac{bb}{dd}[/tex] x [tex]aa\frac{BB}{DD}[/tex]

Từ kết quả này, bạn làm tiếp các câu tiếp theo nhé!
Chú ý, với kiểu gen liên kết dị hợp 2 cặp gen nhưng chưa chắc phân biệt được [tex]\frac{BD}{bd}[/tex] hay [tex]\frac{Bd}{bD}[/tex] thì bạn chỉ nên ghi là (Bb;Dd) khi trình bày để tránh nhầm lẫn nhé!
 

tranhi1011@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tám 2018
2
1
6
Mình có câu này cần mn giúp đỡ a~
Tế bào soma của người chứa khoảng 6,6 tỷ cặp nucleotit, thuộc 46 phân tử ADN khác nhau với tổng chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nucleotit có kích thước 3,4 Å). Bằng cách nào các phân tử ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2 - 5 mm mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng.
a. Số lượng nuclêôtit trong ADN của tế bào nhân thực rất lớn nhưng số nuclêôtit trực tiếp tham gia mã hoá là rất nhỏ (1,5%). Theo em những đoạn nuclêôtit không mã hoá đó có phải là những đoạn “ADN rác” không? Vì sao?
b. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự lắp ráp nhầm các nuclêôtit có thể dẫn đến đột biến gen. Trong quá trình phiên mã cũng vậy, sự lắp ráp nhầm các nuclêôtit có thể tạo ra các mARN đột biến nhưng những sai sót trong quá trình phiên mã như vậy lại ít gây hại cho cơ thể sinh vật. Tại sao?
 
  • Like
Reactions: Vũ Linh Chii
Top Bottom