Sinh 10 Nước

mingyu1004

Học sinh
Thành viên
6 Tháng tư 2017
127
16
46
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp mình làm câu sau với :
Dựa vào cấu trúc và đặc tính của nước , hãy giải thích các hiện tượng sau :
- Người ta thường bảo quản thực phẩm ở ngăn lạnh chứ không bảo quản ở ngăn đá.
- Phía ngoài cốc nước đá hình thành các giọt nước.
- Người ta tưới nước để bảo vệ cây trước khi dự báo thời tiết nhiệt độ thấp có thể xuất hiện băng giá.
 

Thùy TThi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng chín 2018
1,302
1,229
176
Thái Nguyên
THPT Phổ Yên
Người ta thường bảo quản thực phẩm ở ngăn lạnh chứ không bảo quản ở ngăn đá.
Vì hầu hết thành phần của thực vật là nước, khi để thực phẩm ở ngăn đá thì nước bị chuyển từ dạng lỏng thành rắn, khi ta bỏ thực phẩm ra ngoài, nước trong tế bào tan ra. => Hiện tượng "chín lạnh" làm thực phẩm bị hỏng và mất chất.
Phía ngoài cốc nước đá hình thành các giọt nước.
Trong không khí có chứa hơi nước, ở thành cốc nước lạnh, nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ở gần thành cốc bị lạnh nên chuyển từ dạng khí -> lỏng và bám vào thành cốc
 

hà bee

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng mười hai 2018
28
8
6
15
Hà Tĩnh
thpt trần phú
- vì sao người ta thường bảo quản thực phẩm ở ngăn lạnh chứ không bảo quản ở ngăn đá.
vì nước là chất rất đặc biệt, ở thể rắn, nước có thể tích lớn hơn ở thể lỏng. ví dụ như tế bào thực vật (rau, quả) có màng tế bào bằng chất Xen-lu-lo rất khó co giãn, cho nên khi nước trong tế bào thực vật đông cứng, giãn nở làm vỡ thành tế bào; gây ra sự bầm dập. nên người ta thường bảo quản ở ngăn lạnh tránh để rau quả bị dập đi

-vì sao phía ngoài cốc nước đá hình thành các giọt nước.
vì nhiệt độ của cốc nước đá thấp hơn nhiệt độ của môi trường. trong môi trường có rất nhiều ptu hơi nước chuyển động..khi phân tử hơi nước chuyển động khuếch tán và va vào phía ngoài của cốc, do cốc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của môi trường nên giữ nước lại và ngưng đọng thành giọt nước bám ngoài cốc....;):):)
 
Last edited by a moderator:

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
2 câu đầu em kết hợp ý của cả 2 bạn trên là được nha. Riêng câu thứ 2 a nói thêm là "do nhiệt độ không khí ở thành cốc đạt tới điểm sương, nên hơi nước trong không khí ngưng đọng thành giọt nước bám trên thành ly". Cái này giống vật lý hơn là Sinh :))

Còn câu 3 "Người ta tưới nước để bảo vệ cây trước khi dự báo thời tiết nhiệt độ thấp có thể xuất hiện băng giá". THời tiết có băng giá thì có 2 điều ảnh hưởng tới cây. Thứ nhất là không khí khô, và gió sẽ làm mất hơi nước qua bề mặt lá nhanh hơn bình thường, nên cần cung cấp nước đủ cho cây. Thứ 2 là nước trong đất (có thể) bị đóng băng, nên ta phải tưới nước trước để cung cấp nước cho TB (rễ) và làm cho đất ẩm, lý do là tế bào mà chứa nhiều nước sẽ chống lạnh tốt hơn, và đất ẩm sẽ giữ nhiệt tốt hơn so với đất khô.
 
Top Bottom