Chào bạn nha, về câu hỏi này, mình xin phép gửi bạn dàn ý chung còn bài chi tiết thì bạn dựa trên dàn ý để tự triển khai giúp mình nha!
Trước hết, về phép lập luận tổng-phân-hợp, bạn chú ý để viết đoạn văn theo phép lập luận này thì câu mở đoạn và câu kết đoạn đều phải được coi là câu chủ đề. Tức là câu mở đoạn sẽ giới thiệu trực tiếp vào vấn đề nghị luận luôn và câu kết đoạn sẽ khẳng định trực tiếp lại vấn đề đó nhé!
Về thành phần biệt lập phụ chú, đây là thành phần biệt lập, không tham gia vào thành phần của câu và có tác dụng giải thích thêm, bổ sung, làm rõ nội dung được nói đến trong câu. Các thành phần này thường nằm trong dấu ngoặc tròn, dấu gạch ngang, dấu phẩy, ... Để dễ nhất thì bạn có thể dùng nó trong trường hợp để kèm tên tác giả với tên tác phẩm nhé. Ví dụ: Đoạn thơ thứ nhất của "Nói với con" (Y Phương) là những lời người cha dặn con về cội nguồn sinh dưỡng của chính mình.
Về phép thế, đây là cách thay thế một số từ ngữ nhất định thành các từ có ý nghĩa tương đương, cái này bạn có thể linh hoạt vận dụng trong bài nhé!
Dưới đây là dàn ý khái quát về phân tích đoạn thơ thứ nhất. Đây là đoạn thơ người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của chính mình.
- Cội nguồn gia đình (4 câu thơ đầu)
- Cội nguồn quê hương (đoạn còn lại)
Bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết về các kiến thức mình nói tại đây:
Phép thế và Thành phần biệt lập phụ chú
Nếu vẫn còn gì thắc mắc, bạn có thể nhắn lại để mình giải đáp thêm nhé! Chúc bạn học tốt nha!