Văn Tổng hợp kiến thức tiếng Việt

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

upload_2021-10-18_19-17-18-png.190032

1. Cấu tạo từ
a) Từ đơn: từ đơn là từ có một tiếng và có nghĩa
Ví dụ: chim, quạt, đèn, tóc, miệng,...
b) Từ ghép:
- Từ ghép chính phụ: có 2 tiếng trở lên bao gồm tiếng chính và tiếng phụ
Ví dụ: Chó đốm, chó là tiếng chính, đốm là tiếng phụ, chữ đốm bổ nghĩa cho "chó"

- Từ ghép đẳng lập: có 2 tiếng bình đẳng với nhau về nghĩa
Ví dụ: Nam nữ, quần áo,...
c) Từ láy:
- Từ láy là từ gồm 2 tiếng trở lên, giống nhau ở vần, âm đầu hoặc cả hai
Ví dụ: Lảnh lót - láy âm đầu "l", cứng cáp - láy "c", lao xao - láy vần "ao", đo đỏ - láy cả âm đầu và vần (láy toàn bộ)

2. Nguồn gốc từ:
a) Từ thuần Việt: từ mang nghĩa thuần gốc Việt, đọc lên là hiểu ngay ý nghĩa
Ví dụ: bàn ghế, tủ lạnh, máy tính, quạt điện,...
b) Từ mượn gốc Hán, từ Hán Việt: từ có gốc Trung Quốc
Ví dụ: Tàu thủy, lệ, hảo hán, vô tư,...
c) Từ mượn nước ngoài: từ mượn các nước Á- Âu
Ví dụ: Ti-vi, Vô-lăng, la-tinh, ra-đi-ô,...

3. Thành phần câu
a) Chủ ngữ: muốn tìm chủ ngữ ta đặt câu hỏi Ai, Cái gì,...
b) Vị ngữ: muốn tìm vị ngữ ta đặt câu hỏi thế nào? Làm sao?
c) Trạng ngữ: thành phần bổ nghĩa, không bắt buộc có mặt trong câu.

Ví dụ: Vào mùa xuân, hoa mai nở rất nhiều
Vào mùa xuân là TN
Hoa mai là CN
Nở rất nhiều là VN

4. Từ loại:
Có ba từ loại chính: Danh - Động - Tính
a) Danh từ: là từ gọi tên sự vật, sự việc, khái niệm, đơn vị,... Danh từ riêng là tên gọi riêng của một người, vật, sự vật,... được viết hoa
b) Động từ: là từ mô tả hoạt động của người hoặc vật
c) Tính từ: là từ mô tả tính chất của người hoặc vật

Ví dụ: Tom đi trên đường, thấy cửa hàng quần áo, Tom liền chạy vào muốn mua một chiếc áo mới
Danh từ: Tom, cửa hàng, quần áo
Động từ: đi, thấy, chạy, muốn, mua
Tính từ: mới

...
 

Attachments

  • upload_2021-10-18_19-17-18.png
    upload_2021-10-18_19-17-18.png
    264.5 KB · Đọc: 203
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
5. Các từ loại phụ
- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật trong không gian hoặc thời gian.
- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.
- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu người nói hoặc dùng để gọi, đáp.
- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
- Số từ: là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật
- Phó từ: là những từ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

6. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác

- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Cô ấy đẹp như hoa, Lan có mái tóc tựa như của B
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
Ví dụ: Lúa non chào người nông dân
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: "Hoa ghen thua thắm/ Liễu hờn kém xanh"
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.
Ví dụ: "Đầu súng trăng treo"
- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
Ví dụ: Hát nghe như sấm
- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Ông nội tội hôm qua đã mất
- Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
Ví dụ: "Hạt mưa, tấc cỏ, ba xuân"
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh.
Ví dụ: Mưa rơi. Mưa đi qua để lại bao nỗi nhớ
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ: Già như trái cà, đói như con sói
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
9. Câu chia theo mục đích nói
a) Câu nghi vấn:
- Chức năng: Hỏi
- Dấu hiệu: Tại sao, bao giờ, khi nào, ai, hả, chưa,...
- Ví dụ: em ăn cơm chưa?em ngủ chưa? khi nào em đi chơi? Bao giờ em về? ...

b) Câu cầu khiến
- Chức năng: đề nghị, ra lệnh, khuyên bảo
- Dấu hiệu: hãy, ngay, đừng, chớ, thôi, nào,...
- Ví dụ: Em lấy giùm em cái kéo, Đừng ngồi như vậy, Đi học đi!,...

c) Câu cảm thán:
- Chức năng: bộc lộ cảm xúc
- Dấu hiệu: biết bao, hỡi, ôi, trời ơi, làm sao, quá,... cuối câu là chấm than
- Ví dụ: Trời ơi ta nói vui gì mà vui dữ! Mày ăn lắm thế! Chán ghê! ...

d) Câu trần thuật:
- Chức năng: kể, tả, thông báo, nhận định,...
- Dấu hiệu: Không bao gồm đặc điểm của 3 câu trên
- Ví dụ: Mai đi chơi, Mai vâng lời cha mẹ, Mai có cái mái ngố,...

e) Câu phủ định:
- Chức năng: bác bỏ ý kiến, thông báo về sự không tồn tại của sự vật, sự việc
- Dấu hiệu: không, không phải, chưa, chưa phải, chẳng phải, đâu phải,...
- Ví dụ: Tôi không phải người xấu, Cô ấy chưa từng làm vậy, Cô ấy không có người yêu,...

10. Hành động nói:
CâuNghi vấnCầu khiếnTrần thuậtCảm thán
Hành động nóiHỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc, đe doạĐiều khiểnTrình bày, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúcBộc lộ cảm xúc
[TBODY] [/TBODY]
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
13. Các phương thức biểu đạt:
- Tự sự: là phương thức kể một chuỗi sự việc về các nhân vật, khắc hoạ tâm lí nhân vật, nêu lên giá trị bài học, giá trị nhận thức từ câu chuyện.
- Miêu tả: là phương thức mô tả hoá hình dáng cụ thể của sự vật, sự việc, mở ra thế giới nội tâm của nhân vật qua hình thức miêu tả.
- Nghị luận: là phương thức nêu lên quan điểm, bàn về một vấn đề nào đó mang tính lí lẽ đúng sai, tốt xấu, nên hay không nên, thuyết phục ngưởi đọc theo những lí lẽ, dẫn chứng nêu ra.
- Biểu cảm: biểu là biểu lộ, bộc lộ, cảm là tình cảm, xúc. Văn biểu cảm thoả mãn nhu cầu người đọc về việc bộc bạch những cảm xúc của con người đến với con người, mọi người xung quanh
- Thuyết minh: thuyết giảng, thuyết trình, cung cấp những tri thức khoa học đến người đọc.
- Hành chính – công vụ: là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa các khu vực.

14. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương.
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.

Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.

Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...
- Đặc điểm:
+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ

Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu
+ Văn bản khoa học giáo khoa
+ Văn bản khoa học phổ cập
- Đặc điểm:
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể.

Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Phân loại:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hội nghị
+ Văn bản thủ tục hành chính
- Đặc điểm:
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính minh xác
+ Tính công vụ
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
11. Các phép liên kết câu chính:
- Phép lặp: lặp lại từ, cụm từ, cấu trúc câu ở
câu trước
Ví dụ: Con gà chạy lon ton trong sân nhà. Con gà ấy có bộ lông màu vàng.

- Phép nối: dùng quan hệ từ như vì, nhưng, vậy, thế, và,...
Ví dụ: Lan rất ngoan ở trường. Nhưng ở nhà thì không.

- Phép thế: thay thế bằng từ, cụm từ đồng nghĩa
Ví dụ: Tom thông minh. Cậu ấy chế tạo ra rất nhiều thứ hay ho

Bài tập: Tìm phép liên kết câu
"Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói xấu ấy khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Đố tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình".

"Trong một khu rừng nọ, có một con nai đang uống nước suối và ngắm nhìn bộ gạc trên đầu. Sau đó, con nai bắt đầu nghĩ về bộ móng guốc và nó ước rằng móng guốc của mình có thể lớn và đồ sộ như nhánh gạc"

12. Hoạt động giao tiếp:
- Hoạt động giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, bày tỏ cảm xúc giữa 2 người trở lên
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp nêu trên chi phối nội dung giao tiếp:
+ Nhân vật giao tiếp : là những người tham gia giao tiếp (người nói, người nghe).
+ Nội dung giao tiếp : thông tin, thông điệp, ngôn bản ...
+ Mục đích giao tiếp : chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
+ Hoàn cảnh giao tiếp : thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.
- Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản:
+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
- Ngôn ngữ nói dùng trong văn nói sinh hoạt hàng ngày, dấu hiệu như mang giọng địa phương, khẩu ngữ, dùng tỉnh lược chủ ngữ,...
- Ngôn ngữ viết dùng trong văn viết, giấy tờ cần cẩn thận con chữ, chính xác, phong phú và không mang đặc điểm ngôn ngữ nói.
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
15. Phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng: đề cập đến sự thiếu, thừa về số lượng từ ngữ trong một câu nói
Ví dụ:
- Vượn cổ là tổ tiên của loài người vì chúng phát triển thành con người
- Lắm miệng lắm mồm
- Phương châm về chất: đề cập đến tính đúng sai, phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật
Ví dụ:
- Ăn đơm nói đặt
- Ba que khoác lác
- Phương châm quan hệ: đề cập đến mối quan hệ của hội thoại, tránh nói lạc đề
Ví dụ:
- Lan đang đánh trống
- Ông nói gà, bà nói vịt
- Phương châm cách thức: đề cập đến sự logic trong hội thoại, nói ngắn gọn, mạch lạc
Ví dụ:
- Cô ấy nói chuyện cứ ấp a ấp úng
- Bạn nói dài dòng quá!
- Phương châm lịch sự: đề cập đến sự ý nhị, lịch sự, trang trọng trong hội thoại
Ví dụ:
- Cô ấy nói chuyện như muối xát vào tim tôi
- Mày hát nghe như đấm vào tai

16. Chức năng của một số dấu trong tiếng Việt:
- Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dâu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
Ví dụ: Theo Cuộc đời của tôi (Nguyễn Văn A)
- Dấu hai chấm:Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
Ví dụ: Bút bao gồm các bộ phận: nắp, đầu, mũi,... bút
- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn.
Ví dụ: Trông mày "xinh" nhỉ?, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
17. Từ tượng hình, tượng thanh:
- Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
- Ví dụ: lom khom, mảnh mai, thon thả, gồ ghề, gập ghềnh,...
- Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
- Ví dụ: róc rách, rì rào, râm ran, lộp bộp, tí tách, ộp ộp, ò ó o, gâu gâu, meo meo,...

18. Từ đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa, nhiều nghĩa,...
- Từ đồng âm: là các từ phát âm giống nhau nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
Ví dụ:
+ An đang đá banh trên sân cỏ cùng các bạn vào giờ ra chơi.
+ Viên đá nhỏ có thể gọi là viên sỏi, viên đá lớn hơn gọi là tảng đá
+ Cục đá tôi lấy từ tủ lạnh ra đang tan dần.
Từ trái nghĩa: là các từ có ý nghĩa đối lập, đối nghịch, trái ngược hẳn nhau về tính chất (thường là tính từ)
Ví dụ: lạnh - nóng, dịu dàng - hung dữ, dễ tính - khó tính, nhẹ - nặng, cao - thấp,...
Chú ý: Tránh nhầm lẫn giữa các danh từ hay đi chung với nhau và nghĩ nó là các từ trái nghĩa.
Ví dụ: cha - mẹ, ông - bà, lửa - nước, bàn - ghế,... các từ như thế này không có cặp từ trái nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa: là một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau, mang sắc thái do hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Ví dụ:
- Lá phổi xanh của Trái Đất, lá trên cành cây (Nghĩa gốc: lá cây, nghĩa chuyển: lá phổi)
- Ăn cơm, ăn cưới, ăn giỗ, ăn ảnh, da ăn nắng,... (Nghĩa gốc: ăn là hoạt động bổ sung thức ăn, nạp đủ chất dinh dưỡng vào nuôi sống cơ thể, nghĩa chuyển là các từ còn lại)
- Từ đồng nghĩa: là các từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, các tiếng vùng miền khác nhau
Ví dụ: đa dạng - phong phú - giàu có - hưng thịnh, cái tô - cái bát, cái muỗng - cái thìa,...
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
19. Các thể loại văn học dân gian tiêu biểu:
- Thần thoại
+ Hình thức văn xuôi tự sự
+ Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên; thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.
+ Ví dụ: Thần trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần mặt trời, …
- Sử thi
+ Hình thức văn xuôi tự sự (có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, kiểu văn xuôi, văn vần hoặc kết hợp cả hai).
+ Xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với cộng đồng.
+ Ví dụ: Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê – đê, …
- Truyền thuyết
+ Hình thức văn xuôi tự sự
+ Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa; qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng vừa đề cao, vừa phê phán các nhân vật lịch sử.
+ Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày....
- Cổ tích
+ Hình thức văn xuôi tự sự
+ Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ đích, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan cảu nhân dân lao động.
+ Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...
- Truyện cười
+ Hình thức văn xuôi tự sự (dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ)
+ Kể về những sự việc, hiện tượng xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.
+ Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, …
- Truyện ngụ ngôn
+ Hình thức văn xuôi tự sự (rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ)
+ Truyện thông qua các ẩn dụ để kể
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
20. Từ ngữ địa phương:
  • Từ ngữ địa phương là từ, các từ được sử dụng và chỉ được sử dụng ở một số địa phương, khu vực nhất định. Từ ngữ địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, những ''ngôn ngữ'' đặc biệt, rất riêng
  • Từ ngữ địa phương được sử dụng trong thơ ca nhằm làm nổi bật lên nét đẹp địa phương, tạo ra sự đa dạng tiếng nói, truyền đạt những ý tứ giản dị, bình dị, chân thành mà sâu sắc của mỗi nhà văn, nhà thơ
  • Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương khi nói chuyện với người nước ngoài, người ngoại tỉnh, người đang trong quá trình học tiếng Viêt, nên sử dụng từ tòa dân.
  • Từ địa phươngTừ toàn dân
    Mần răngLàm sao
    Sao
    TíaBố / Ba
    O
    TrốcĐầu
    [TBODY] [/TBODY]
21. Biệt ngữ xã hội:
  • Biệt ngữ xã hội là các từ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
  • Biệt ngữ xã hộiNghĩa
    Trứng ngỗngĐỉm 0
    Bãocổ vũ, ăn mừng một hoạt động, sự kiện lớn
    GấuNgười yêu
    Bánh bèoỏng ẹo, tiểu thư yếu đuối
    Anh hùng bàn phímNhững người chuyên đi bình luận, soi mói, đả kích bằng ngôn ngữ thù ghét qua mạng online
    [TBODY] [/TBODY]
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
22. Khởi ngữ:

  • Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,…
  • Khởi ngữ là thành phần phụ, thành phần bổ sung không nhất thiết có mặt trong câu
    Câu có khởi ngữCâu không có khởi ngữ
    Ông ấy rất vui vì được tặng quà sinh nhậtVề ông ấy thì ông ấy rất vui vì được tặng quà sinh nhật
    [TBODY] [/TBODY]
  • Khởi ngữ không làm thay đổi nghĩa của câu
23. Thành phần biệt lập:
  • Thành phần tình thái: diễn tả sự phỏng đoán, tình thái
  • Thành phần cảm thán: Bày tỏ cảm xúc
  • Thành phần gọi - đáp: Gọi - đáp sự vật, hiện tượng
  • Thành phần phụ chú: bổ sung, chú thích

STTThành phần biệt lậpVí dụ
1Thành phần tình tháiChắc chắn, có lẽ, ắt hẳn,…
2Thành phần cảm thánChao ôi, hỡi ơi, U là trời
3Thành phần gọi- đápNày, ơi, Thưa ông, thưa bà, …
4Thành phần phụ chúChí Phèo (Nam Cao) là tác phẩm kinh điển về bối cảnh lịch sử nghèo khổ, cùng cực, để lại những ám ảnh hằn mãi trong tâm trí người đọc
[TBODY] [/TBODY]
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
24. Nghĩa tường minh
  • Nghĩa tường minh còn có tên gọi khác là hiển ngôn. Nó nằm trong câu là phần dùng để diễn đạt bằng từ ngữ trong câu. Nghĩa tường minh rất dễ nhận ra bởi được thể hiện qua câu nói, ai cũng có thể hiểu mà không cần phải suy diễn về nội dung và ý nghĩa.
  • Nghĩa tường minh còn gọi là nghĩa đen
  • Ví dụ: Nước tới chân mới chảy -> Nghĩa tường minh: Nước chạm tới chân, chân nhảy, tránh ướt


25. Hàm ý
  • Hàm ý còn có tên gọi khác là hàm ẩn, hàm ngôn. Nó là phần thông báo trong câu nhưng không được diễn đạt, biểu thị bằng từ ngữ. Người nghe, người nói có thể hiểu nghĩa thông qua việc suy diễn từ nghĩa của các từ ngữ cấu thành nên câu.
  • Hàm ý còn được gọi là nghĩa bóng, ẩn ý.
Tùy vào hoàn cảnh, mà hàm ý được sử dụng với các mục đích như:
  • Đề nghị / Từ chối
  • Khen / Chê
  • Cảm thán,...
  • Ví dụ: Nước tới chân mới nhảy -> Hàm ý: chê trách, phê phán người thiếu mục tiêu, thiếu kỉ luật
 
  • Like
Reactions: anbinhf
Top Bottom