Sử Nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Tây Ban Nha đã có vua, còn trên núi đã có tôi" - một tên cướp nổi tiếng ở Sevilla vào thế kỷ 17 từng nói như thế. Ngoài ra, thỉnh thoảng các bạn có nghe những phát ngôn kiểu như: Tôi là một người Basque nhưng không phải là người TBN. Hay gần đây nhất là xứ Cataluyna hoặc Catalonia đòi độc lập khỏi TBN (chỉ có 2 cách gọi trên là chính xác, còn cái xứ "Catalan" mà bọn VTV hay gọi thì tôi đếch biết cái xứ đó là xứ nào, chắc là xứ riêng của các bình loạn viên VTV). Tất cả những điều đó nói lên rằng: Tây Ban Nha là một quốc gia nhưng không phải là một thực thể thống nhất. Và điều đó đã dẫn tới cuộc nội chiến TBN 1936 - 1939.
I.TÂY BAN NHA TRƯỚC NỘI CHIẾN
Tây Ban Nha không còn là một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh như nó đã từng khi bước sang thế kỷ 18. Đầu thế kỷ 19, dưới triều đại của Napoleon, Tây Ban Nha bị Pháp xâm lược và dựng lên chính phủ thân Pháp. Sau thời kỳ Napoleon, Tây Ban Nha loay hoay trong việc chọn theo chế độ quân chủ hay cộng hòa, các chính phủ được lập ra rồi xóa bỏ liên tục trong khi những lề thói cũ, tàn tích của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại trong xã hội: Nhà thờ và giáo hội chi phối về thần quyền đối với đại đa số nông dân, tầng lớp quý tộc chủ đất chi phối kinh tế, quân đội và sở hữu hầu hết của cải quốc gia, sự chia rẽ mạnh mẽ giữa các địa phương càng làm Tây Ban Nha rối lên như nồi canh hẹ.
Đến quãng thập niên 1930, với sự hoạt động mạnh mẽ của Quốc tế 3 (Quốc tế vô sản), tầng lớp bình dân ở Tây Ban Nha bắt đầu có tiếng nói. Nền đệ nhị cộng hòa TBN thành lập năm 1931 và được lãnh đạo bởi 1 liên minh cánh tả và cánh trung đã ban hành luật ruộng đất, hạn chế quyền lực của giáo hội và trục xuất người Hồi Giáo. Năm 1933, đảng của giai cấp quý tộc và bảo thủ lại giành thắng lợi, họ tìm cách phủ nhận sạch trơn những thành quả của chế độ trước, gây ra các cuộc đình công ở Valencia và Zaragoza, bạo động xô xát ở Barcelona và Madrid. Tới năm 1936, mặt trận bình dân lại thắng cử, họ quyết định đánh gục không cho phe bảo thủ cơ hội lật mình: Họ đặt cánh hữu ra ngoài vòng pháp luật và biến Tây Ban Nha thành một "cộng hòa nhân dân" như viễn cảnh của Liên Xô, với cánh tả nắm toàn quyền lãnh đạo, một mục tiêu được lặp đi lặp lại nhiều lần không những trong chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, mà trong cả các tuyên bố chính thức của PCE (Đảng Cộng sản Tây Ban Nha).
Dĩ nhiên phe bảo thủ không thể để yên như thế, phe cánh tả ngày càng hoạt động ráo riết buộc những người bảo hoàng, công giáo và địa chủ liên minh lại với nhau ta tạm gọi là cánh hữu. Ngày 12 tháng 7 năm 1936, một viên chỉ huy lực lượng cảnh sát đặc biệt tên là Costillo, người của cánh tả bị cánh hữu xin tiết ngoài đường phố Madrid. Ngày hôm sau, Jose Sotelo người đứng đầu phái bảo hoàng thuộc cánh hữu bị đệ tử của Costillo bắn chết để trả thù, sinh thời Sotelo là một người chống cộng cuồng nhiệt, tới mức ông tuyên bố trước Quốc Hội TBN rằng: Nếu phát xít là tổ chức duy nhất có thể chận bước tiến của cộng sản ở TBN thì tôi tình nguyện là một người phát xít. Và cái chết của Sotelo được xem như việc châm ngòi cho nội chiến Tây Ban Nha.
II. CHIẾN TRANH BÙNG NỔ
Ngày 17 tháng 7 năm 1936, với lời nhắn được lập đi lập lại trên đài phát thanh: Trời quang đãng trên toàn Tây Ban Nha, quân đội do các tướng lĩnh bảo hoàng chỉ huy tiến hành binh biến lật đổ chính phủ. Trước đó để phòng hờ, thủ tướng Casares Quigora đã phát vãng hai viên tướng có tiếng nói nhất trong quân đội là Manuel Llopid và Francesco Franco ra hải đảo. Tuy nhiên hai ông này nhanh chóng chuồn khỏi nơi lgiam lỏng và vẫn chỉ huy quân đội tiến hành binh biến.
Francesco Franco vốn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, gia nhập quân đội từ năm 1910, có phong thái đĩnh đạc và điềm đạm nhưng bên trong lại là một con người hết sức mưu lược và ranh mãnh (từ ranh mãnh ko nên hiểu theo nghĩa xấu). Khi binh biến xảy ra Franco đang làm Tổng tham mưu trưởng quân đội TBN, từ nơi bị giam lỏng, Franco móc nối với một điệp viên MI-6 đem máy bay tới chở ông ta sang Maroc. Maroc vốn là thuộc địa của TBN, cách TBN chỉ qua mỗi biển Địa Trung Hải, và Franco trước đây vốn là chỉ huy quân đội TBN tại Maroc, ông chiếm chính quyền ở Maroc nhanh chóng và biến nơi này thành căn cứ từ đó đánh về đất mẹ TBN.
Phe cánh tả đang nắm chính quyền cũng không dễ dàng buông xuôi: Dù rằng quân đội TBN đứng về phe cánh hữu nhưng cánh tả vẫn giữ được những thành phố lớn và những vùng quan trọng. Quân đội chỉ làm chủ được miền bắc và cự nam, phần trung tâm vẫn thuộc về chính phủ. Tuy nhiên, để cầm cự lâu dài và đánh bại cánh hữu, chính phủ cần xây dựng một quân đội mới, và phần hay ho bắt đầu.
III. CAN THIỆP NƯỚC NGOÀI
Quốc tế 3 phát đi lời kêu gọi: Cộng Hòa TBN đang lâm nguy và kêu gọi các Đảng cộng sản ở châu âu giúp đỡ. Lập tức Liên Xô và Mexico là hai nước đầu tiên ủng hộ, LX thì không cần nói, còn Mexico vốn là thuộc địa cũ của TBN và rất nhiều người TBN có cơ sở làm ăn ở Mexico muốn góp sức cho đất nước. Ngoài lực lượng chính quy của LX và Mễ, những chiến sĩ cộng sản, những người yêu tự do, vô chính phủ và cả những người có máu phiêu lưu từ khắp nơi trên thế giới đổ về TBN để chiến đấu cho cái họ gọi là tự do - chính nghĩa. Quân tình nguyện từ Ba Lan, Mỹ, Pháp... tập hợp về và gọi chung bằng cái tên Lũ Đoàn Quốc Tế.
Dĩ nhiên, cánh tả đã xài ngoại binh thì cánh hữu cũng không chịu kém: Bồ Đào Nha, nước láng giềng, tương đồng với TBN về văn hóa, chính trị, tôn giáo lên tiếng ủng hộ phe quân đội và đảm nhận cung cấp hậu cần. Vốn là một người thiên chúa giáo nhiệt thành, thủ tướng nước Italia khi đó Benito Mussolini gửi một quân đoàn tình nguyện sang giúp ông bạn Franco, lữ đoàn này gọi là Corpo Truppe Volontaire - CTV. Chưa hết, Mussolini còn sang Đức gặp ông bạn quý của mình là Adolf Hitler để vận động hành lang cho Franco. Kết quả là Lữ Đoàn Kền Kền - Condor Legion được cử sang TBN tham chiến "tự nguyện". Thời kỳ cao điểm nhất trong những năm 37 - 38 lực lượng Italia có đến 50.000 - 75.000 binh sĩ tại TBN, quân Đức cũng lên tới 15.000. Chính tại Tây Ban Nha không quân Đức Luftwaffe đã có màn diễn tập, thử nghiệm hoành tráng để càng ngày càng hoàn thiện hơn rồi 3 năm sau đó sẽ quẩy nát các bầu trời Châu Âu. Chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, cơ giới hóa của bộ binh Đức cũng được hoàn thiện trên chính chiến trường TBN.
IV. TỘI ÁC CHIẾN TRANH
Tây Ban Nha - như đã nói ở phần đầu luôn chất chứa trong nó những mâu thuẫn nội tại. Cuộc nội chiến xảy ra là cơ hội cho các phần tử " giải quyết " những mâu thuẫn oán thù chất chứa từ thời cố hỷ để lại. Dù bất cứ phe nào, Cộng Hòa hay Quốc Gia cũng đều dính phốt thảm sát dân thường trong cuộc nội chiến. Người ta ghi nhận có những cuộc thanh trừng, diệt trừ lẫn nhau xảy ra thậm chí trong phạm vi chỉ ... 1 làng. Ngoài ra vì nguồn gốc quân đội hai bên đều có yếu tố nước ngoài thế nên họ bắn giết không hề run tay, cướp bóc không hề thương xót, khi giành lại hoặc khi kiểm soát được một địa phương của "phe bên kia", thường là họ sẽ tiến hành khủng bố dân chúng để họ ... không dám phản bội lại lần nữa.
Tuy nhiên càng về sau thì phe Cộng Hòa - phe tả càng yếu thế, mở đầu bằng nghị quyết của hội Quốc Liên năm 1938 cấm các nước không được gửi thêm "quân tình nguyện" để tham chiến tại Tây Ban Nha, tuy nhiên nước Đức đã rút khỏi Quốc Liên từ năm 1936 cho nên lệnh này với Hitller đếch khác gì tờ giấy lộn. Sang cuối năm 1938, Hitler đạt được thỏa thuận với Anh - Pháp về việc cắt vùng Suydez ra khỏi Tiệp Khắc và nhập vào Đức không khác gì một gáo nước lạnh tạt vô tinh thần chiến đấu của anh em cánh tả. Anh - Pháp không chỉ bán đứng đồng minh Tiệp Khắc mà còn là gián tiếp thỏa hiệp với phát xít phía sau những người đang chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha. Sang năm 1939, một loạt những thành phố quan trọng như Sevilla, Zaragoza, Barcelona mất về phe Quốc Gia. Thành phố cuối cùng còn cầm cự là Madrid bị quân nội ứng làm phản từ bên trong và hạ súng đầu hàng vào ngày 28 tháng 3 năm 1939, ngày hôm sau Valencia căn cứ còn lại cũng đầu hàng, ngày 1 tháng 4 quân Quốc Gia tuyên bố thắng lợi. Francisco Franco lên làm quốc trưởng kiêm luôn tổng tư lệnh quân đội được gọi là Lãnh đạo tối cao - Caudilo và trở thành nhà độc tài nổi tiếng trong lịch sử.
Là một nhà độc tài, Franco đã thành lập một quốc gia dựa trên những thế lực của quân đội, Giáo hội và địa chủ. Sau khi lên nắm quyền, Franco bắt bớ ruồng bố những người cộng sản và vô chính phủ đến mức tàn nhẫn, người ta ước rính có 1 triệu - 1,5 triệu người đã bị đưa đi mò tôm trong và sau nội chiến TBN. Rất nhiều chiến sĩ tình nguyện quốc tế, nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ ở TBN trong thời kỳ này không thể quên được ký ức về quãng thời gian đen tối ấy, nó ảm ảnh trong các tác phẩm của Hemingway, George Orwell hay trong tranh của Picasso, thơ của Garcia... nói tóm lại là những ai từng cầm súng chiến đấu trong nội chiến TBN đều tởn đến già, hehe.
Sau cuộc chiến, TBN kiệt quệ, nhưng cũng vừa hay chính nhờ kiệt quệ như thế nên Franco được phép giữ cho TBN ở thế trung lập, không bị kéo vào guồng xoáy của thế chiến thứ hai tránh bị tàn phá nặng nề hơn. Thời kỳ của Franco là thời kỳ TBN đóng cửa với thế giới, biệt lập với Châu Âu, chỉ chơi với ... hehe Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khi thăm TBN hồi năm 1970 vừa nhai lát bánh mì nướng vừa bắt tay với Franco. Sau khi Franco qua đời, Nixon nói: "Tướng Franco là người bạn và đồng minh trung thành của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ." Cuối thập niên 50, Tây Ban Nha bỏ hết các thuộc địa ở bên ngoài Châu Âu, thằng nào muốn độc lập chỉ cần ới lên, Franco trả luôn độc lập đếch nghĩ ngợi. Trong thập niên 1960, sau 20 năm ổn định và khắc phục hậu quả chiến tranh, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Sang đến thập kỷ 70, các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế, du lịch bắt đầu được áp dụng, với một bề dày truyền thống và lịch sử, TBN đạt chỉ số phát triển con người cực cao trong hàng ngũ các nước Châu Âu. Espagna 1982 tổ chức tại Tây Ban Nha, mười năm sau đó là Thế Vận Hội Barcelona là câu trả lời của Tây Ban Nha với thế giới bên ngoài sau hàng thập kỷ bị cho là độc tài và đóng cửa. Năm 1975 Francisco Franco qua đời, trước đó ông này đã chọn Juan Carlos làm người tiếp nối, chính là vua Tây Ban Nha sau này.
 

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,231
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
"Tây Ban Nha đã có vua, còn trên núi đã có tôi" - một tên cướp nổi tiếng ở Sevilla vào thế kỷ 17 từng nói như thế. Ngoài ra, thỉnh thoảng các bạn có nghe những phát ngôn kiểu như: Tôi là một người Basque nhưng không phải là người TBN. Hay gần đây nhất là xứ Cataluyna hoặc Catalonia đòi độc lập khỏi TBN (chỉ có 2 cách gọi trên là chính xác, còn cái xứ "Catalan" mà bọn VTV hay gọi thì tôi đếch biết cái xứ đó là xứ nào, chắc là xứ riêng của các bình loạn viên VTV). Tất cả những điều đó nói lên rằng: Tây Ban Nha là một quốc gia nhưng không phải là một thực thể thống nhất. Và điều đó đã dẫn tới cuộc nội chiến TBN 1936 - 1939.
I.TÂY BAN NHA TRƯỚC NỘI CHIẾN
Tây Ban Nha không còn là một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh như nó đã từng khi bước sang thế kỷ 18. Đầu thế kỷ 19, dưới triều đại của Napoleon, Tây Ban Nha bị Pháp xâm lược và dựng lên chính phủ thân Pháp. Sau thời kỳ Napoleon, Tây Ban Nha loay hoay trong việc chọn theo chế độ quân chủ hay cộng hòa, các chính phủ được lập ra rồi xóa bỏ liên tục trong khi những lề thói cũ, tàn tích của chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại trong xã hội: Nhà thờ và giáo hội chi phối về thần quyền đối với đại đa số nông dân, tầng lớp quý tộc chủ đất chi phối kinh tế, quân đội và sở hữu hầu hết của cải quốc gia, sự chia rẽ mạnh mẽ giữa các địa phương càng làm Tây Ban Nha rối lên như nồi canh hẹ.
Đến quãng thập niên 1930, với sự hoạt động mạnh mẽ của Quốc tế 3 (Quốc tế vô sản), tầng lớp bình dân ở Tây Ban Nha bắt đầu có tiếng nói. Nền đệ nhị cộng hòa TBN thành lập năm 1931 và được lãnh đạo bởi 1 liên minh cánh tả và cánh trung đã ban hành luật ruộng đất, hạn chế quyền lực của giáo hội và trục xuất người Hồi Giáo. Năm 1933, đảng của giai cấp quý tộc và bảo thủ lại giành thắng lợi, họ tìm cách phủ nhận sạch trơn những thành quả của chế độ trước, gây ra các cuộc đình công ở Valencia và Zaragoza, bạo động xô xát ở Barcelona và Madrid. Tới năm 1936, mặt trận bình dân lại thắng cử, họ quyết định đánh gục không cho phe bảo thủ cơ hội lật mình: Họ đặt cánh hữu ra ngoài vòng pháp luật và biến Tây Ban Nha thành một "cộng hòa nhân dân" như viễn cảnh của Liên Xô, với cánh tả nắm toàn quyền lãnh đạo, một mục tiêu được lặp đi lặp lại nhiều lần không những trong chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, mà trong cả các tuyên bố chính thức của PCE (Đảng Cộng sản Tây Ban Nha).
Dĩ nhiên phe bảo thủ không thể để yên như thế, phe cánh tả ngày càng hoạt động ráo riết buộc những người bảo hoàng, công giáo và địa chủ liên minh lại với nhau ta tạm gọi là cánh hữu. Ngày 12 tháng 7 năm 1936, một viên chỉ huy lực lượng cảnh sát đặc biệt tên là Costillo, người của cánh tả bị cánh hữu xin tiết ngoài đường phố Madrid. Ngày hôm sau, Jose Sotelo người đứng đầu phái bảo hoàng thuộc cánh hữu bị đệ tử của Costillo bắn chết để trả thù, sinh thời Sotelo là một người chống cộng cuồng nhiệt, tới mức ông tuyên bố trước Quốc Hội TBN rằng: Nếu phát xít là tổ chức duy nhất có thể chận bước tiến của cộng sản ở TBN thì tôi tình nguyện là một người phát xít. Và cái chết của Sotelo được xem như việc châm ngòi cho nội chiến Tây Ban Nha.
II. CHIẾN TRANH BÙNG NỔ
Ngày 17 tháng 7 năm 1936, với lời nhắn được lập đi lập lại trên đài phát thanh: Trời quang đãng trên toàn Tây Ban Nha, quân đội do các tướng lĩnh bảo hoàng chỉ huy tiến hành binh biến lật đổ chính phủ. Trước đó để phòng hờ, thủ tướng Casares Quigora đã phát vãng hai viên tướng có tiếng nói nhất trong quân đội là Manuel Llopid và Francesco Franco ra hải đảo. Tuy nhiên hai ông này nhanh chóng chuồn khỏi nơi lgiam lỏng và vẫn chỉ huy quân đội tiến hành binh biến.
Francesco Franco vốn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, gia nhập quân đội từ năm 1910, có phong thái đĩnh đạc và điềm đạm nhưng bên trong lại là một con người hết sức mưu lược và ranh mãnh (từ ranh mãnh ko nên hiểu theo nghĩa xấu). Khi binh biến xảy ra Franco đang làm Tổng tham mưu trưởng quân đội TBN, từ nơi bị giam lỏng, Franco móc nối với một điệp viên MI-6 đem máy bay tới chở ông ta sang Maroc. Maroc vốn là thuộc địa của TBN, cách TBN chỉ qua mỗi biển Địa Trung Hải, và Franco trước đây vốn là chỉ huy quân đội TBN tại Maroc, ông chiếm chính quyền ở Maroc nhanh chóng và biến nơi này thành căn cứ từ đó đánh về đất mẹ TBN.
Phe cánh tả đang nắm chính quyền cũng không dễ dàng buông xuôi: Dù rằng quân đội TBN đứng về phe cánh hữu nhưng cánh tả vẫn giữ được những thành phố lớn và những vùng quan trọng. Quân đội chỉ làm chủ được miền bắc và cự nam, phần trung tâm vẫn thuộc về chính phủ. Tuy nhiên, để cầm cự lâu dài và đánh bại cánh hữu, chính phủ cần xây dựng một quân đội mới, và phần hay ho bắt đầu.
III. CAN THIỆP NƯỚC NGOÀI
Quốc tế 3 phát đi lời kêu gọi: Cộng Hòa TBN đang lâm nguy và kêu gọi các Đảng cộng sản ở châu âu giúp đỡ. Lập tức Liên Xô và Mexico là hai nước đầu tiên ủng hộ, LX thì không cần nói, còn Mexico vốn là thuộc địa cũ của TBN và rất nhiều người TBN có cơ sở làm ăn ở Mexico muốn góp sức cho đất nước. Ngoài lực lượng chính quy của LX và Mễ, những chiến sĩ cộng sản, những người yêu tự do, vô chính phủ và cả những người có máu phiêu lưu từ khắp nơi trên thế giới đổ về TBN để chiến đấu cho cái họ gọi là tự do - chính nghĩa. Quân tình nguyện từ Ba Lan, Mỹ, Pháp... tập hợp về và gọi chung bằng cái tên Lũ Đoàn Quốc Tế.
Dĩ nhiên, cánh tả đã xài ngoại binh thì cánh hữu cũng không chịu kém: Bồ Đào Nha, nước láng giềng, tương đồng với TBN về văn hóa, chính trị, tôn giáo lên tiếng ủng hộ phe quân đội và đảm nhận cung cấp hậu cần. Vốn là một người thiên chúa giáo nhiệt thành, thủ tướng nước Italia khi đó Benito Mussolini gửi một quân đoàn tình nguyện sang giúp ông bạn Franco, lữ đoàn này gọi là Corpo Truppe Volontaire - CTV. Chưa hết, Mussolini còn sang Đức gặp ông bạn quý của mình là Adolf Hitler để vận động hành lang cho Franco. Kết quả là Lữ Đoàn Kền Kền - Condor Legion được cử sang TBN tham chiến "tự nguyện". Thời kỳ cao điểm nhất trong những năm 37 - 38 lực lượng Italia có đến 50.000 - 75.000 binh sĩ tại TBN, quân Đức cũng lên tới 15.000. Chính tại Tây Ban Nha không quân Đức Luftwaffe đã có màn diễn tập, thử nghiệm hoành tráng để càng ngày càng hoàn thiện hơn rồi 3 năm sau đó sẽ quẩy nát các bầu trời Châu Âu. Chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, cơ giới hóa của bộ binh Đức cũng được hoàn thiện trên chính chiến trường TBN.
IV. TỘI ÁC CHIẾN TRANH
Tây Ban Nha - như đã nói ở phần đầu luôn chất chứa trong nó những mâu thuẫn nội tại. Cuộc nội chiến xảy ra là cơ hội cho các phần tử " giải quyết " những mâu thuẫn oán thù chất chứa từ thời cố hỷ để lại. Dù bất cứ phe nào, Cộng Hòa hay Quốc Gia cũng đều dính phốt thảm sát dân thường trong cuộc nội chiến. Người ta ghi nhận có những cuộc thanh trừng, diệt trừ lẫn nhau xảy ra thậm chí trong phạm vi chỉ ... 1 làng. Ngoài ra vì nguồn gốc quân đội hai bên đều có yếu tố nước ngoài thế nên họ bắn giết không hề run tay, cướp bóc không hề thương xót, khi giành lại hoặc khi kiểm soát được một địa phương của "phe bên kia", thường là họ sẽ tiến hành khủng bố dân chúng để họ ... không dám phản bội lại lần nữa.
Tuy nhiên càng về sau thì phe Cộng Hòa - phe tả càng yếu thế, mở đầu bằng nghị quyết của hội Quốc Liên năm 1938 cấm các nước không được gửi thêm "quân tình nguyện" để tham chiến tại Tây Ban Nha, tuy nhiên nước Đức đã rút khỏi Quốc Liên từ năm 1936 cho nên lệnh này với Hitller đếch khác gì tờ giấy lộn. Sang cuối năm 1938, Hitler đạt được thỏa thuận với Anh - Pháp về việc cắt vùng Suydez ra khỏi Tiệp Khắc và nhập vào Đức không khác gì một gáo nước lạnh tạt vô tinh thần chiến đấu của anh em cánh tả. Anh - Pháp không chỉ bán đứng đồng minh Tiệp Khắc mà còn là gián tiếp thỏa hiệp với phát xít phía sau những người đang chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha. Sang năm 1939, một loạt những thành phố quan trọng như Sevilla, Zaragoza, Barcelona mất về phe Quốc Gia. Thành phố cuối cùng còn cầm cự là Madrid bị quân nội ứng làm phản từ bên trong và hạ súng đầu hàng vào ngày 28 tháng 3 năm 1939, ngày hôm sau Valencia căn cứ còn lại cũng đầu hàng, ngày 1 tháng 4 quân Quốc Gia tuyên bố thắng lợi. Francisco Franco lên làm quốc trưởng kiêm luôn tổng tư lệnh quân đội được gọi là Lãnh đạo tối cao - Caudilo và trở thành nhà độc tài nổi tiếng trong lịch sử.
Là một nhà độc tài, Franco đã thành lập một quốc gia dựa trên những thế lực của quân đội, Giáo hội và địa chủ. Sau khi lên nắm quyền, Franco bắt bớ ruồng bố những người cộng sản và vô chính phủ đến mức tàn nhẫn, người ta ước rính có 1 triệu - 1,5 triệu người đã bị đưa đi mò tôm trong và sau nội chiến TBN. Rất nhiều chiến sĩ tình nguyện quốc tế, nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ ở TBN trong thời kỳ này không thể quên được ký ức về quãng thời gian đen tối ấy, nó ảm ảnh trong các tác phẩm của Hemingway, George Orwell hay trong tranh của Picasso, thơ của Garcia... nói tóm lại là những ai từng cầm súng chiến đấu trong nội chiến TBN đều tởn đến già, hehe.
Sau cuộc chiến, TBN kiệt quệ, nhưng cũng vừa hay chính nhờ kiệt quệ như thế nên Franco được phép giữ cho TBN ở thế trung lập, không bị kéo vào guồng xoáy của thế chiến thứ hai tránh bị tàn phá nặng nề hơn. Thời kỳ của Franco là thời kỳ TBN đóng cửa với thế giới, biệt lập với Châu Âu, chỉ chơi với ... hehe Hoa Kỳ, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khi thăm TBN hồi năm 1970 vừa nhai lát bánh mì nướng vừa bắt tay với Franco. Sau khi Franco qua đời, Nixon nói: "Tướng Franco là người bạn và đồng minh trung thành của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ." Cuối thập niên 50, Tây Ban Nha bỏ hết các thuộc địa ở bên ngoài Châu Âu, thằng nào muốn độc lập chỉ cần ới lên, Franco trả luôn độc lập đếch nghĩ ngợi. Trong thập niên 1960, sau 20 năm ổn định và khắc phục hậu quả chiến tranh, Tây Ban Nha đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và được gọi Phép màu Tây Ban Nha, giúp chuyển đổi nước này thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Sang đến thập kỷ 70, các chính sách tự do hóa chính trị và kinh tế, du lịch bắt đầu được áp dụng, với một bề dày truyền thống và lịch sử, TBN đạt chỉ số phát triển con người cực cao trong hàng ngũ các nước Châu Âu. Espagna 1982 tổ chức tại Tây Ban Nha, mười năm sau đó là Thế Vận Hội Barcelona là câu trả lời của Tây Ban Nha với thế giới bên ngoài sau hàng thập kỷ bị cho là độc tài và đóng cửa. Năm 1975 Francisco Franco qua đời, trước đó ông này đã chọn Juan Carlos làm người tiếp nối, chính là vua Tây Ban Nha sau này.
Bạn đăng bài sai box rồi bạn ơi
Cí thể đang vào Box Học tập của CLB hoặc Box Lịch sử nhé
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
sr bạn nha. bạn có thể gỡ bài này ra. mình ko biết tháo bài này như thế nào. Những nội dung bài này là nội dung chung chung, chỉ mở rộng và có lẽ hầu như không được tìm hiểu sâu ở sách giáo khoa. Phần này chỉ học sơ sơ, nên mình không có đăng vào box lịch sử được. Mình chỉ đăng vào box lịch sử những bài viết nào phục vụ đắc lực cho môn học và chương trình thôi. Bài này là tìm hiểu và mở rộng kiến thức. Chào bạn
 
Top Bottom