- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hi sinh và đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, chấn hưng đất nước từ đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh không chỉ được tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, mà còn được biết đến là người Ngoại giao kiệt xuất của Việt nam trong thế kỷ XX, Người đặt nền móng cho Ngoại giao VN hiện đại.
Trong suốt 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người chỉ đạo đường lối chiến lược, sách lược đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, lại vừa trực tiếp tham gia các hoạt động Ngoại giao, nhằm từng bước kiến tạo và mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường “ thế và lực” của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, đưa ngành Ngoại giao của nước ta lên một tầm cao mới.. Ngoài di sản tư tưởng ngoại giao vô cùng sâu sắc, quý giá, khoa học, hiện đại và nhân văn, ở Hồ Chí Minh còn toát lên một nghệ thuật ngoại giao khéo léo, linh hoạt, một phong cách ứng xử tinh tế, lịch thiệp, hấp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ với bất cứ ai từng đối thoại với Người.
Trong ngành Ngoại giao còn lưu truyền nhiều câu chuyện lý thú về bản lĩnh, tài năng và nghệ thuật Ngoại giao bậc thầy của chủ tịch HCM. Sau đây là 1 số mẩu chuyện tiêu biểu về hoạt động ngoại giao của chủ tịch HCM với chính phủ Pháp trong giai đoạn 1945. 1946.
1.Chuyện mượn nồi và chiếc bình ngọc
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, mấy trục vạn quân Tưởng kéo vào tìm cách khiêu khích để lấy cớ tiêu diệt cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã triệu tập các vị lãnh đạo cấp cao để xử lý một vấn đề “hệ trọng” Người nói:
- Tướng T.V. của quân đội Trung Hoa Dân quốc có gửi cho tôi một bức công văn, nội dung như sau:
“Kính thưa cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Yêu cầu cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”.
Không cần phải nói ,ai nấy đều có thể hình dung không khí ức giận bao trùm cuộc họp. Có những ý kiến đòi đánh.
Với phong thái bình tĩnh, ung dung , Người nói: “Nền Độc lập ta vừa mới dành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn trong sự việc đem ra bàn, họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy”.
2. Ăn mặc giản dị nhưng cũng phải hợp hoàn cảnh
Những bức ảnh của Bác Hồ chúng ta biết được đến ngày nay, thường không ai thấy Bác mặc comle, thắt cravát. Tuy vậy, lần sang thăm một nước bạn, một cán bộ Ngoại giao xin phép Bác ra phố, Bác yêu cầu cán bộ mặc quần áo, thắt cravát nghiêm chỉnh rồi mới cho phép đi.
Bác nói:
- Đời sống thì ăn mặc cũng khá lên. Nhưng phải tùy vào cảnh, tùy thời.
Vào khoảng cuối tháng 4/1946, do thực dân Pháp không chịu từ bỏ ý đồ xâm lược trở lại Việt nam, để tạo điều kiện, chuẩn bị kháng chiến, Bác và phái đoàn do Thủ tướng Phạm văn Đồng làm trưởng đoàn, sang thăm Pháp, điều đình với Chính phủ Pháp.
Trước ngày đi, vẫn thấy Bác làm việc theo thời gian biểu đã định, chẳng thấy Bác “sắm sửa gì”. Trong khi đó môt số cán bộ trong đoàn lo tìm hiểu “ mốt” Paris, lo may mặc những bộ comle, sơ mi, cravát , đóng giầy mới, có người còn lo cả khoản nước hoa.
Việc làm ấy của các cán bộ cũng là tốt, nhưng có điều là đi hơi xa hay có thể hơi “ ồn ào”. Có vẻ như một cuộc “ thi đua” may sắm. Chuyện đến tai Bác. Thương yêu, bình đẳng, nhưng không thể không nhắc nhở, Bác nói:
- Các chú muốn thi đua với Tổng thống, Thủ tướng nước ngoài về ăn mặc thì thua họ thôi. Bác cháu ta thi đua với họ về long yêu nước, thương dân thì ta mới thắng.
Bác Hồ trong chuyến thăm Pháp năm 1946
3. Bức tranh và cái khung
Sau khi ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về nước trên tàu Dumont d’Urville, một thông tín hạm của Hải quân Pháp. Bác rời cảng Toulon ngày 19/9 và cập bến Hải Phòng ngày 20/10/1946.
Khi tàu đến hải phận nước ta, Bác nhận được một bức thư điện từ Sài Gòn của Tướng d’Argenlieu, Cao ủy Pháp, yêu cầu được gặp Bác. Người nhận lời và tàu ghé vào vịnh Cam Ranh. Đó là ngày 18/10/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ năm 1958
Vịnh Cam Ranh hôm đó trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Trên các chiến hạm Pháp, cờ được kéo lên, súng giương cao nòng chào khách quý. Đô đốc d’Argenlieu cùng đoàn tùy tùng mặc lễ phục ra đón Bác. Trong bộ quần áo quen thuộc, tay cầm can và mũ cát màu vàng, Bác ung dung, đĩnh đạc. Không dễ mấy ai có được phong thái tự chủ đó nếu biết rằng, cuộc thương lượng Việt - Pháp tại Paris chỉ đưa đến những kết quả nửa vời.
Trong bữa tiệc hôm đó, Bác ngồi giữa hai vị tướng Pháp, một là chỉ huy lục quân, một là chỉ huy hải quân. Đô đốc d’Argenlieu vừa cười vừa nói:
- Vous voilà bien encadré par LArmée et la Marine, Monsieur le Président ( Thưa Chủ tịch, Ngài đang đóng khung giữa một hải quân và lục quân đó).
Tất cả các sỹ quan trên chiến hạm đều cười tán thưởng vì có thể hiểu : “ đang được đóng khung” hay “ bị bao vây” cũng thế. Đây là một kiểu chơi chữ trong tiếng Pháp. Bác thản nhiên mỉm cười và trả lời:
-Mais vous savez, Monsieur LAdmiral, cest le tableau qui fait la valeur du cadre ( Nhưng mà, Đô đốc biết đó, chính bức họa mới đem lại giá trị cho chiếc khung).
Trong ngôn ngữ Pháp, còn có câu cửa miệng: “ce nest pas le cadre qui fair la valeur du tableau” ( Chiếc khung thì có làm gì cho giá trị của bức họ đâu). Vì vậy , khi nhắc đến câu chuyện này, Giáo sư Phạm Huy Thông xếp nó vào hàng “ giai thoại văn hóa dân gian thông thái”. Ông cho rằng, câu chuyện cực kỳ độc đáo, giữ vị trí riêng trong dòng giai thoại đấu trí, thi tài, nói lên cái thông minh, uyên bác, cái hóm hỉnh và cả cái khí phách của một con người, một dân tộc.
“ Ngoại giao ở Hội nghị Geneva thắng lợi là vì Điện Biên Phủ đánh thắng lớn. Bây giờ cũng thế, đánh thắng lợi thì Ngoại giao thắng nhiều. Không cứ gì ở ta mà ở nước nào cũng vậy. Cố nhiên Ngoại giao là rất quan trọng, nhưng cái vốn chính là mình phải đánh thắng và mình phải có sức mạnh thì Ngoại giao sẽ thắng”.
“ Bây giờ nội trong nước ta cứ đánh cho thắng, thì ngoại giao dễ làm ăn. Ngoại giao của ta là cốt tranh thủ nhiều người ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của ta. Phải giải thích kỹ, vì sao ta cương quyết thắng, và mỹ nhất định phải thua”.
(Trích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ ngoại giao, tháng 3/1966)
“Lúc đó Pháp muốn nhảy vào ta, Quốc dân Đảng thì muốn ở lại ta. Nếu để cả hai ở lại thì càng xấu, vì chúng xấu một chín một mười cả. Ta phải chọn lấy một. Khi ta ký Hiệp định sơ bộ 6/3, Bọn Quốc dân Đảng phải chuồn. Mình đã lợi dụng được mấy tháng này để chuẩn bị lực lượng của mình và tháng 5/1946, Bác đi paris ”.
“ Việc ta với Pháp ký Tạm ước ngày 14/9 tuy biết là không chắc chắn gì đâu nhưng được gì hay nấy đã. Về hai lần ký kết này, cán bộ ở ngoài Bắc có số người không hiểu cho đó là một thất sách, nhưng cán bộ miền Nam đã biết lợi dụng thời cơ này mà xoay ngay”.
( Trích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ ngoại giao, tháng 3/1966)
Trong suốt 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người chỉ đạo đường lối chiến lược, sách lược đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, lại vừa trực tiếp tham gia các hoạt động Ngoại giao, nhằm từng bước kiến tạo và mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường “ thế và lực” của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, đưa ngành Ngoại giao của nước ta lên một tầm cao mới.. Ngoài di sản tư tưởng ngoại giao vô cùng sâu sắc, quý giá, khoa học, hiện đại và nhân văn, ở Hồ Chí Minh còn toát lên một nghệ thuật ngoại giao khéo léo, linh hoạt, một phong cách ứng xử tinh tế, lịch thiệp, hấp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ với bất cứ ai từng đối thoại với Người.
Trong ngành Ngoại giao còn lưu truyền nhiều câu chuyện lý thú về bản lĩnh, tài năng và nghệ thuật Ngoại giao bậc thầy của chủ tịch HCM. Sau đây là 1 số mẩu chuyện tiêu biểu về hoạt động ngoại giao của chủ tịch HCM với chính phủ Pháp trong giai đoạn 1945. 1946.
1.Chuyện mượn nồi và chiếc bình ngọc
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, mấy trục vạn quân Tưởng kéo vào tìm cách khiêu khích để lấy cớ tiêu diệt cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã triệu tập các vị lãnh đạo cấp cao để xử lý một vấn đề “hệ trọng” Người nói:
- Tướng T.V. của quân đội Trung Hoa Dân quốc có gửi cho tôi một bức công văn, nội dung như sau:
“Kính thưa cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Yêu cầu cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”.
Không cần phải nói ,ai nấy đều có thể hình dung không khí ức giận bao trùm cuộc họp. Có những ý kiến đòi đánh.
Với phong thái bình tĩnh, ung dung , Người nói: “Nền Độc lập ta vừa mới dành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn trong sự việc đem ra bàn, họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy”.
2. Ăn mặc giản dị nhưng cũng phải hợp hoàn cảnh
Những bức ảnh của Bác Hồ chúng ta biết được đến ngày nay, thường không ai thấy Bác mặc comle, thắt cravát. Tuy vậy, lần sang thăm một nước bạn, một cán bộ Ngoại giao xin phép Bác ra phố, Bác yêu cầu cán bộ mặc quần áo, thắt cravát nghiêm chỉnh rồi mới cho phép đi.
Bác nói:
- Đời sống thì ăn mặc cũng khá lên. Nhưng phải tùy vào cảnh, tùy thời.
Vào khoảng cuối tháng 4/1946, do thực dân Pháp không chịu từ bỏ ý đồ xâm lược trở lại Việt nam, để tạo điều kiện, chuẩn bị kháng chiến, Bác và phái đoàn do Thủ tướng Phạm văn Đồng làm trưởng đoàn, sang thăm Pháp, điều đình với Chính phủ Pháp.
Trước ngày đi, vẫn thấy Bác làm việc theo thời gian biểu đã định, chẳng thấy Bác “sắm sửa gì”. Trong khi đó môt số cán bộ trong đoàn lo tìm hiểu “ mốt” Paris, lo may mặc những bộ comle, sơ mi, cravát , đóng giầy mới, có người còn lo cả khoản nước hoa.
Việc làm ấy của các cán bộ cũng là tốt, nhưng có điều là đi hơi xa hay có thể hơi “ ồn ào”. Có vẻ như một cuộc “ thi đua” may sắm. Chuyện đến tai Bác. Thương yêu, bình đẳng, nhưng không thể không nhắc nhở, Bác nói:
- Các chú muốn thi đua với Tổng thống, Thủ tướng nước ngoài về ăn mặc thì thua họ thôi. Bác cháu ta thi đua với họ về long yêu nước, thương dân thì ta mới thắng.
Bác Hồ trong chuyến thăm Pháp năm 1946
3. Bức tranh và cái khung
Sau khi ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về nước trên tàu Dumont d’Urville, một thông tín hạm của Hải quân Pháp. Bác rời cảng Toulon ngày 19/9 và cập bến Hải Phòng ngày 20/10/1946.
Khi tàu đến hải phận nước ta, Bác nhận được một bức thư điện từ Sài Gòn của Tướng d’Argenlieu, Cao ủy Pháp, yêu cầu được gặp Bác. Người nhận lời và tàu ghé vào vịnh Cam Ranh. Đó là ngày 18/10/1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ năm 1958
Vịnh Cam Ranh hôm đó trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Trên các chiến hạm Pháp, cờ được kéo lên, súng giương cao nòng chào khách quý. Đô đốc d’Argenlieu cùng đoàn tùy tùng mặc lễ phục ra đón Bác. Trong bộ quần áo quen thuộc, tay cầm can và mũ cát màu vàng, Bác ung dung, đĩnh đạc. Không dễ mấy ai có được phong thái tự chủ đó nếu biết rằng, cuộc thương lượng Việt - Pháp tại Paris chỉ đưa đến những kết quả nửa vời.
Trong bữa tiệc hôm đó, Bác ngồi giữa hai vị tướng Pháp, một là chỉ huy lục quân, một là chỉ huy hải quân. Đô đốc d’Argenlieu vừa cười vừa nói:
- Vous voilà bien encadré par LArmée et la Marine, Monsieur le Président ( Thưa Chủ tịch, Ngài đang đóng khung giữa một hải quân và lục quân đó).
Tất cả các sỹ quan trên chiến hạm đều cười tán thưởng vì có thể hiểu : “ đang được đóng khung” hay “ bị bao vây” cũng thế. Đây là một kiểu chơi chữ trong tiếng Pháp. Bác thản nhiên mỉm cười và trả lời:
-Mais vous savez, Monsieur LAdmiral, cest le tableau qui fait la valeur du cadre ( Nhưng mà, Đô đốc biết đó, chính bức họa mới đem lại giá trị cho chiếc khung).
Trong ngôn ngữ Pháp, còn có câu cửa miệng: “ce nest pas le cadre qui fair la valeur du tableau” ( Chiếc khung thì có làm gì cho giá trị của bức họ đâu). Vì vậy , khi nhắc đến câu chuyện này, Giáo sư Phạm Huy Thông xếp nó vào hàng “ giai thoại văn hóa dân gian thông thái”. Ông cho rằng, câu chuyện cực kỳ độc đáo, giữ vị trí riêng trong dòng giai thoại đấu trí, thi tài, nói lên cái thông minh, uyên bác, cái hóm hỉnh và cả cái khí phách của một con người, một dân tộc.
“ Ngoại giao ở Hội nghị Geneva thắng lợi là vì Điện Biên Phủ đánh thắng lớn. Bây giờ cũng thế, đánh thắng lợi thì Ngoại giao thắng nhiều. Không cứ gì ở ta mà ở nước nào cũng vậy. Cố nhiên Ngoại giao là rất quan trọng, nhưng cái vốn chính là mình phải đánh thắng và mình phải có sức mạnh thì Ngoại giao sẽ thắng”.
“ Bây giờ nội trong nước ta cứ đánh cho thắng, thì ngoại giao dễ làm ăn. Ngoại giao của ta là cốt tranh thủ nhiều người ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của ta. Phải giải thích kỹ, vì sao ta cương quyết thắng, và mỹ nhất định phải thua”.
(Trích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ ngoại giao, tháng 3/1966)
“Lúc đó Pháp muốn nhảy vào ta, Quốc dân Đảng thì muốn ở lại ta. Nếu để cả hai ở lại thì càng xấu, vì chúng xấu một chín một mười cả. Ta phải chọn lấy một. Khi ta ký Hiệp định sơ bộ 6/3, Bọn Quốc dân Đảng phải chuồn. Mình đã lợi dụng được mấy tháng này để chuẩn bị lực lượng của mình và tháng 5/1946, Bác đi paris ”.
“ Việc ta với Pháp ký Tạm ước ngày 14/9 tuy biết là không chắc chắn gì đâu nhưng được gì hay nấy đã. Về hai lần ký kết này, cán bộ ở ngoài Bắc có số người không hiểu cho đó là một thất sách, nhưng cán bộ miền Nam đã biết lợi dụng thời cơ này mà xoay ngay”.
( Trích Bác Hồ nói chuyện với cán bộ ngoại giao, tháng 3/1966)