Sử 12 Những điều bạn chưa biết về hiệp định Pari 1973

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhân kỷ niệm ngày ký hiệp định Pari 27/1/1973 - 27/1/2019.
1. Hội nghị ngoại giao kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Hội nghị kéo dài gần 5 năm (13/5/1968 đến 27/1/1973) với 501 cuộc họp công khai và hơn 40 cuộc tiếp xúc bí mật, hơn 500 cuộc họp báo và 1000 cuộc phỏng vấn.
2. Việt Nam, Mỹ và vài nước khác đưa ra 8 địa điểm để đàm phán, nhưng bên này đồng ý thì bên kia phản đối. Cuối cùng Việt Nam đề nghị Hội nghị họp ở Paris và Mỹ chấp nhận.
3. Đoàn 37 là tên của Đoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH. Họ xuất phát từ Hà Nội đầu tháng 5/1968 để sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam. Tổng số người trong đoàn là 37. Trưởng đoàn là ông Xuân Thủy. Ông không phải Bộ trưởng nhưng lại mang tư cách Bộ trưởng.
4. Ông Lê Đức Thọ được Bác Hồ cử làm cố vấn đặc biệt cho Đoàn đàm phán. Khi đó, ông Thọ đang là Uỷ viên Bộ Chính trị - Trung ương Đảng. Ông Trần Bửu Kiếm dẫn đầu phái đoàn của MTDTGPMNVN, còn bà Nguyễn Thị Bình làm Phó trưởng đoàn. Từ tháng 6/1969, khi Chính phủ CMLTCHMNVN ra đời, bà Nguyễn Thị Bình đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Ngoại giao và trở thành Trưởng đoàn Chính phủ CMLT.
5. Trong suốt thời gian Hội nghị diễn ra, đoàn Mỹ lủng củng và không ổn định, phải thay Trưởng đoàn đến 4 lần. Còn phía hai đoàn Việt Nam và đoàn Chính phủ CMLT thì đoàn kết với nhau.
6. Trong thời gian ở Paris, đoàn được bố trí ở khách sạn Lutetia, số 45 Đại lộ Raspail, quận 16 Paris. Sau đó chỉ vài ngày, vì hết tiền, đoàn đã chuyển đến ở tại Trường Đảng Choisy Le Roi. Trường đã hoãn khai giảng, sau đó chuyển địa điểm học tập suốt hơn 4 năm để đoàn ta có chỗ ở, sau đó họ miễn phí mọi chi phí sinh hoạt cho đoàn Việt Nam.
7. Khi Mỹ lật lọng không ký hiệp định và ném bom miền Bắc. Kissinger và phái đoàn Mỹ vừa ngồi vào bàn hội nghị thì cố vấn Lê Đức Thọ nói thẳng: "Các ông đã kiếm cớ thương lượng bị gián đoạn để dùng B52 đánh vào Hà Nội, đúng hôm tôi vừa trở về. Hành động của các ông lúc đó thật trắng trợn và rất thô bạo. Chính các ông không phải ai khác đã bôi nhọ danh dự nước Mỹ".
Kissinger lúc đó rất lúng túng và phân bua: "Đó không phải là trách nhiệm của tôi. Việc ném bom B52 xuống Hà Nội không phải là lỗi của tôi". Nhưng cố vấn Lê Đức Thọ tức giận, đập tay xuống bàn và nói: "Hơn 10 năm Mỹ đã dùng bạo lực để khuất phục Việt Nam, nhưng các ông không rút ra được bài học nào từ thất bại đó (...)".
8. Lê Đức Thọ lớn hơn Kissinger gần một giáp, Có ngày làm việc đến 13 tiếng đồng hồ, lấn sang cả đêm. Kissinger rất mánh lới, vào đầu các cuộc họp riêng thì cứ đưa chuyện nọ - chuyện kia dài lê thê, và cứ nhè vào lúc chiều hay gần tối mới đưa việc chính ra tranh cãi.. Đó là lúc ông ta nghĩ rằng ông già kia (Lê Đức Thọ) mệt mỏi rồi, chắc dễ ừ, dễ gật". nhưng trước mỗi cuộc họp ông đều dùng Sâm mà Triều Tiên tặng nên không hề đuối sức trước Kissinger.
9. Đồng chí Lê Duẩn đã dặn đồng chí Lê Đức Thọ: Anh sang bây giờ, anh sẽ là Tư lệnh ở mặt trận ngoại giao, làm thế nào thì làm, nhưng anh phải đạt được là "Mỹ rút, quân ta ở lại".
10. Có một lần họp riêng, Kissinger đưa cho Cố vấn Lê Đức Thọ khoảng 30 cái ảnh màu cỡ bằng cái khay, chụp từ vệ tinh rất rõ, toàn ảnh quân đội ta không đội mũ tai bèo mà đội mũ cối, vai đeo lon, rõ cả sao trên mũ. Kissinger nói: "Đã thoả thuận là từ tháng 3 các ông thôi không đưa thêm quân vào nữa. Đây, ông vào đây này". Ông Thọ cười, tiếng cười lạ lắm, cười khoẻ, kiểu vừa khinh lại vừa ở thế thắng. Ông bảo Kissinger: "Mấy cái ảnh này các ông chụp ở đâu chẳng được, ông ra Bắc, rừng chỗ nào chả giống nhau. Tình báo các ông tồi lắm, lúc chúng tôi không đưa quân thì các ông lại bảo chúng tôi đưa quân, nhưng lúc chúng tôi đưa xe tăng và đại pháo vào sát Sài Gòn thì các ông chả biết tí gì cả. Cho nên các ông thua là phải". Kissinger ngồi không nói được câu nào!


Nguồn: Hồ Như Hiển (sưu tầm)

hiep-dinh%20Pari%201973.jpg
 
Top Bottom