Những điểm tiến bộ của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX
Nguyễn Nga @@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
- Về mục tiêu của phong trào: Nếu như phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX nêu cao nhiệm vụ mục tiêu đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, trên cơ sở đó khôi phục lại chế độ phong kiến thì phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX thể hiện rõ, nội dung yêu nước mang tính cách mạng muốn xóa bỏ các cũ để thay thế bằng cái mới. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều muốn thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ sự bảo thủ lạc hậu của chế độ phong kiến, xây dựng một chế độ xã hội mới theo kiểu Phương Tây.
- Về quan niệm phạm trù yêu nước có nhiều tiến bộ hơn trước: Nếu cuối thế kỷ XIX, quan niệm yêu nước phải gắn liền với vua - phò vua cứu nước thể hiện lòng yêu nước là Trung Quân - Ái Quốc, thì đầu thế kỷ XX, quan niệm yêu nước gắn với nhân dân, xây dựng xã hội tiến bộ cứu nước và cứu dân. Lần đầu tiên người ta được biết đến khái niệm dân quyền, dân chủ, tự do bình đẳng. Đây là một điểm tiến bộ mà phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX không có.
- Về hình thức, phương pháp đấu tranh: Nếu cuối thế kỷ XIX, phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang thì đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước tiến bộ nhận thấy được kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào sâu rộng trong đông đảo quần chúng như phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Duy Tân.
- Về tập hợp lực lượng: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã chú ý đến việc tập lực lượng đoàn kết, các giai cấp tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và tay sai bán nước. Điều này thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Hải Ngoại huyết thư, Phan Bội Châu đã nhắc đến 10 tầng lớp đồng bào có thể tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở. Đây là Quan niệm mới mẻ tiến bộ của Phan Bội Châu. Mặt khác, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cũng có ý thức liên kết với phong trào đấu tranh với các thủ lĩnh khác trong nước như Hoàng Hoa Thám hay là nước ngoài với ( Nhật Bản, Trung Quốc ) .Đây là một điểm tiến bộ so với cuối thế kỷ XIX
- Về quy mô đấu tranh: phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã mở rộng hơn giai đoạn trước. Nếu cuối thế kỷ XIX chủ yếu diễn ra ở các vùng rừng núi thì đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp cả nước ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và lôi kéo được nhiều tầng lớp, không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo...
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^