Sử 10 Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Phần vẽ sơ đồ thì em tự vẽ dựa theo SGK, vẽ theo cách của mình và dễ hiểu nhất để học. Ở lớp 7 thì không có mô hình sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê - Trịnh, Nguyễn; đến lớp 10 mới có - nhưng nó hơi rắc rối chút (nếu khó quá thì đến bài đó mà GV dạy tới, họ sẽ hướng dẫn em cách vẽ)

So sánh:

+ Điểm giống:
- Cả hai chính quyền chúa Trịnh và Nguyễn mặc dù tên gọi của nó như thế, nhưng nó chỉ phục vụ cho Hoàng đế nhà Hậu Lê là vua chung của cả nước
- Cả hai chúa Trịnh và Nguyễn đều xưng Vương; thậm chí có lúc họ vượt quyền của vua Lê mà có ý định thành lập một giang sơn riêng (ở mảng này chúa Nguyễn biểu hiện rõ nhất)
- Quyền lực đều tập trung vào tay Chúa, cả chúa Nguyễn và chúa Trịnh đều như thế.

+ Điểm khác:
- Ở Đàng Ngoài là hệ thống lưỡng quyền Lê - Trịnh, Đàng Trong là riêng chúa Nguyễn thôi
- Kinh đô thì riêng Đàng Ngoài cố định là Thăng Long, riêng Đàng Trong đã phải dời đô tới 4 lần - đến năm 1691 thì định đô ở Phú Xuân (Huế)
- Ở Đàng Ngoài, chính quyền Lê - Trịnh thì chỉ có chúa Trịnh nắm toàn quyền và vua Lê mất thực quyền trên thực tế; phủ Chúa Trịnh giống như một triều đình riêng biệt (gọi là "bán triều đình", chúa Trịnh muốn lật đổ luôn cả vua Lê để chiếm trọn quyền, nhưng sợ gặp phản ứng của nhân dân). Còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn tách thành một triều đình riêng, độc lập với chúa Trịnh vào thời Vũ Vương (Phúc Khoát) năm 1738
- Tổ chức chính quyền ở trung ương của chúa Trịnh có vẻ cồng kềnh hơn chúa Nguyễn:
* Phủ chúa Trịnh có quan lại riêng là quan văn, quan võ. Dưới quan lại là các Bộ, nhưng các Bộ sẽ do phiên quản lý chứ không phải phủ chúa quản lý
* Chúa Nguyễn có một số quan chức, đặt ra 6 bộ (thay 3 ti) => bộ máy nhà nước giản lược, chưa hoàn chỉnh
- Tổ chức chính quyền địa phương của Trịnh - Nguyễn đều mô phỏng cách thức tổ chức thời Hậu Lê, chỉ khác có tên gọi:
* Chúa Trịnh chia thành Trấn - phủ - huyện - châu - xã
* Chúa Nguyễn chia thành Dinh - phủ - huyện - tổng - xã
- Tuyển chọn quan lại: chúa Trịnh dùng cách tuyển chọn giống như thời Lê sơ, riêng chúa Nguyễn đa dạng hơn - tới 3 cách chọn quan lại là dòng dõi, đề cử, khoa cử. Khác với thời Lê sơ, quan lại thời Lê - Trịnh không được cấp ruộng như trước
- Quân đội: Thời Lê - Trịnh là quân triều đình (có nhiều ruộng đất, gọi là quân Tam phủ hay "ưu binh"), ngoại binh

Nhận xét chung:
- Bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh được củng cố vững chắc hơn so với thời Lê sơ, mặc dù Hoàng đế mất quyền trên thực tế
- Bộ máy nhà nước thời chúa Nguyễn chưa hoàn chỉnh, nhưng đã góp công lớn mở cõi phương Nam
 
Top Bottom