[nhóm hóa 99]: Kiến thức cơ bản + bài tập hóa 10

H

honghiaduong

Câu 1:
Gọi $ Z_1, N_1 ,Z_2 ,N_2 $ lần lượt là số p và số n của M và X.
Theo đề ra ta có hệ phương trình:
$ Z_1 + N_1 = ( Z_1 + N_1 + n(Z_2 + N_2)).7/15 $
$ Z_1 = N_1 - 4 $
$ Z_2 = N_2 $
$ Z_1 + yZ_2 =58 $
Giải hệ pt ta có $ Z_1 = 26; N_1 = 30; yZ_2 = 32; N_2 = Z_2. $
Vì X ở chu kì 3 --> $ Z_2 $ thuộc { 14;15;16;17 }
mà y thuộc { 1;2;3} --> Z2 = 16 và y = 2
Vậy ta có :
M là $ Fe $, thuộc ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIB
X là $ S $ , thuộc ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
Công thức $ MX_n $ là $ FeS_2 $
 
T

thupham22011998

BÀI TẬP MỞ: (tiếp)

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 46g hỗn hợp Ba và 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp thu được 11,2l H2 (đktc). Nếu cho 0,18 mol Na2SO4 vào d/d trên thì chưa kết tủa hết $Ba^{2+}$, nếu cho 0,21 mol Na2SO4 thì còn dư Na2SO4. Tìm 2 kim loại kiềm

Bài 2: Hỗn hợp X gồm 1 kim loại hóa trị 2 và muối cacbonat của nó. X có khối lượng là m (g).
-Cho X tác dụng với d/d HCl dư thu được 1,12l hỗn hợp khí Y( đktc) và một d/d Z. Cô cạn Z được 4,75g muối khan
-Cho biết $d_{Y/Cl_2}=0,1464$
a, Xác định kim loại M
b, Tìm m
 
Last edited by a moderator:
B

boy_100

có vẻ Thu ra bài ác quá thì phải :
Bài 1 : Đặt số mol của Ba : x ( mol )
Kim loại kiềm A : y ( mol)
Kim loại kiềm B : Z ( mol )
Ta có : 137x + Ay + Bz = 46 (*)
PTHH
$Ba + 2H_2O --> Ba(OH)_2 + H_2$
$2A + 2H_2O -->2 AOH + H_2$
$2B + 2H_2O --> 2BOH + H_2$
==> $nH_2 = x + \frac{y+z}{2 } = 0,5 ( Mol)$
==>$ y+z = 1-2x$
Pt : $Ba(OH)_2 + Na_2SO_4 --> BaSO_4 + 2NaOH$
Theo giả thiết Nếu dùng 0,18 mol $Na_2SO_4$ thì $Ba(OH)_2$ còn dư \Rightarrow x > 0,18
Còn nếu dùng Nếu dùng 0,21 mol $Na_2SO_4$ thì $Na_2SO_4$ còn dư \Rightarrow x < 0,21
+ $Nếu x = 0,18 \begin{cases} Ay+Bz =21,34 \\ y+z = 0,64\end{cases}$
$M_{AB} = 33,34$ ( M trung binh)
+ Neeus $x = 0,21 \begin{cases} Ay+Bz =17,23 \\ y+z = 0,58\end{cases}$
$M_{AB} = 29,7$
\Rightarrow $29,7 < M < 33,3$
\Rightarrow Vậy 2 kim loại đó là : Na ; K .

P/s : Thu giải bài 2 đi Hình như khó quá rồi thì phải .
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Bài 2:

Y gồm $H_2,CO_2$

Ta có: $M_Y=10,3944$

Theo quy tắc đường chéo, ta có: $n H_2/n CO_2=4$

-->$n H_2=0,04 mol; n CO_2=0,01 mol$

Theo pthh ta có: $n MCl_2=n H_2+n CO_2=0,05 mol$

Lại có: Cô cạn Z được 4,75g muối khan

-->$M+71=4,75:0,05$

-->$M=24 (Mg)$

b, $m X=m Mg+m MgCO_3=24.0,04+84.0,01=1,8g$

P/s: Vinh post lí thuyết bài tiếp đi!
 
B

boy_100

Chương III
A. Tóm tắt lý thuyết:
I - Liên kết ion:
- Các khái niệm :
+ Cation : là ion mang điện tích dương.
+ Anion : là ion mang điện tích âm.
Cation hay anion có thể là một nhóm nguyên tử, có nghĩa là có nhiều nguyên tử mang điện tích dương hay âm, còn được gọi là ion đa nguyên tử.
+ Liên kết ion là liên kết được tạo thành giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- Bản chất liên kết ion là lực tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

II - liên kết cộng hóa trị:

- Nguyên nhân của sự hình thành liên kết cộng hoá trị là do sự xen phủ của các obitan nguyên tử. Nếu sự xen phủ giữa các obitan càng lớn, liên kết hình thành càng bền.
- Để đơn giản trong việc biểu diễn công thức cấu tạo của phân tử, người ta thường thay hai obitan xen phủ tạo liên kết bằng một cặp electron dùng chung (biểu thị bằng hai dấu chấm giữa hai nguyên tử liên kết).
- Đôi electron dùng chung có thể nằm ở giữa hai nguyên tử liên kết, hoặc lệch về nguyên tử của một nguyên tố.
III- Liên kết xichma và liên kết pi :
a) Liên kết xichma : là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng phương pháp xen phủ đồng trục các obitan nguyên tử, vùng xen phủ nằm trên trục liên kết.
b) Liên kết pi : Là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng phương pháp xen phủ song song trục các obitan nguyên tử, vùng xen phủ nằm ở hai phía so với trục liên kết.
IV - sự lai hóa các obitan: Phần này mình nghĩ nó dài dòng quá.

 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1:Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hợp chất ion ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. CCl4.
B. H2O.
C. NH3.
D. CsF.

Câu 2: Mệnh đề nào dưới đây sai:
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn.
B. Trong tinh thể nguyên tử, ở các điểm nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
D. Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian, tạo thành một mạng tinh thể.

Câu 3: Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hoá của nguyên tố clo
Chọn câu trả lời đúng:
A. HCl, HClO3, HClO, HClO4
B. HClO2, HCl, HClO3, HClO.
C. HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
D. HClO4, HClO3, HClO2, HClO.

Câu 4:Xếp theo chiều tăng dần (từ trái sang phải) số oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các phân tử và ion sau :
Chọn câu trả lời đúng:
A. NH3, N2, NO, N2O5
B. NO2, N2O5, NH3, N2
C. N2O5, NO2, NO, N2O
D. N2, NO, N2O, N2O5

Câu 5: Cho độ âm điện của các nguyên tố: Na(0,93), Mg(1,31), Al(1,61), Si(1,9), P(2,19), S(2,58), Cl(3,16), O(3,44). Oxit nào có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
Chọn câu trả lời đúng:
A. P2O5 và SiO2
B. SO3
C. Na2O và MgO
D. Cl2O7


Câu 6:Liên kết hóa học trong trong tinh thể natri clorua NaCl thuộc loại
Chọn câu trả lời đúng:
A. liên kết cộng hóa trị không cực.
B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết ion.
D. liên kết phối trí.

Câu 7: Liên kết hóa học trong phân tử các chất H2, HCl, Cl2 thuộc loại:
Chọn câu trả lời đúng:
A. liên kết ba.
B. liên kết bội.
C. liên kết đơn.
D. liên kết đôi.

Câu 8: Số oxi hóa của nitơ trong NO2-, NO3-, NH3 lần lượt là ?
Chọn câu trả lời đúng:
A. -3, +3, +5.
B. +3, -3, -5.
C. +4, +6, +3.
D. +3, +5, -3.


Câu 9;X, A, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Liên kết có thể có giữa 2 nguyên tử của nguyên tố nào là liên kết cộng hóa trị?
Chọn câu trả lời đúng:
A. X và A
B. A và Z
C. X và Z
D. Không có trường hợp này xảy ra

Câu 10:Ion F- được hình thành do quá trình nào sau đây?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nguyên tử flo nhận thêm 2e.
B. Nguyên tử flo nhận thêm 1e.
C. Nguyên tử flo nhường đi 1e.
D. Phân tử flo nhận thêm 1e.

Câu 11:Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không chứa ion đa nguyên tử?
Chọn câu trả lời đúng:
A. NH4Cl
B. H2S
C. Ca(OH)2
D. H3PO4

Câu 12:Hãy cho biết trong dãy nào hiđro có số oxi hóa +1 trong mọi hợp chất?
Chọn câu trả lời đúng:
A. C2H2, KH, H2S, PH3
B. HCl, CaH2, H2O, CH4
C. CsH, MgH2, NaH, LiH
D. HF, H2O2, C2H2, NH3
 
H

honghiaduong

Câu 1 : D
Câu 2 : B
Câu 3 : D
Câu 4 : A
Câu 5 : D
Câu 6 : C
Câu 7 : C
Câu 8 : D
Câu 9 : D
Câu 10 : B
Câu 11 : B
Câu 12 : C
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Câu 1: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi là
A. hợp chất phức tạp.
B. hợp chất cộng hóa trị.
C. hợp chất không điện li .
D. hợp chất trung hoà điện.
Câu 2: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do
A. các đám mây electron.
B. các electron hoá trị.
C. các cặp electron dùng chung.
D. lực hút tĩnh điện.
Câu 3: Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử mà liên kết được gọi là
A. liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi.
D. liên kết xich ma, liên kết pi, liên kết đen ta.
Câu 4: Liên kết cộng hoá trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và một orbitan tự do(trống) của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là
A. liên kết cộng hóa trị không cực.
B. liên kết cho – nhận.
C. liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết hiđro.
Câu 5: Góc tạo thành giữa các liên kết cộng hóa trị được gọi là
A. góc cộng hóa trị .
B. góc cấu trúc.
C. góc không gian.
D. góc hóa trị.
Câu 6: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là
A. liên kết anion – cation.
B. liên kết ion hóa.
C. liên kết tĩnh điện.
D. liên kết ion.
Câu 7: Liên kết ion khác liên kết cộng hóa trị do đặc tính
A. không định hướng và không bão hoà.
B. bão hoà và không định hướng.
C. định hướng và không bão hoà.
D. định hướng và bão hoà.
Câu 8: Liên kết kim loại được đặc trưng bởi
A. sự tồn tại mạng lưới tinh thể kim loại.
B. tính dẫn điện.
C. các electron chuyển động tự do.
D. ánh kim.
Câu 9: Sự tương tác giữa nguyên tử hiđro của một phân tử với một nguyên tố âm điện của phân tử khác dẫn đến tạo thành
A. liên kết hiđro giữa các phân tử.
B. liên kết cho – nhận.
C. liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. liên kết ion.
Câu 10: Tính chất bất thường của nước được giải thích do sự tồn tại
A. ion hiđroxoni (H3O+).
B. liên kết hiđro.
C. phân tử phân li.
D. các đơn phân tử nước.
Câu 11: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn các chất khác có công thức H2X (X là phi kim) là do A. trong nước tồn tại ion H3O+.
B. phân tử nước có liên kết cộng hóa trị.
C. oxi có độ âm điện lớn hơn X.
D. trong nước có liên kết hiđro.
Câu 12: Chất có mạng lưới tinh thể nguyên tử có đặc tính
A. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.
B. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.
D. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 13: Chất có mạng lưới tinh thể phân tử có đặc tính
A. độ tan trong rượu lớn.
B. nhiệt độ nóng chảy cao.
C. dễ bay hơi và hóa rắn.
D. nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 14: Chất có mạng lưới tinh thể ion có đặc tính
A. nhiệt độ nóng chảy cao.
B. hoạt tính hóa học cao.
C. tan tốt.
D. dễ bay hơi.
Câu 15: Liên kết hóa học trong phân tử Hiđrosunfua là liên kết
A. ion . B. cộng hoá trị. C. hiđro. D. cho – nhận.
Câu 16: Dãy nào trong số các dãy sau đây chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2 ; CdCl2 ; LiF.
B. H2O ; SiO2 ; CH3COOH.
C. NaCl ; CuSO4 ; Fe(OH)3.
D. N2 ; HNO3 ; NaNO3.
Câu 17: Dãy nào trong số các dãy hợp chất sau đây chứa các chất có độ phân cực của liên kết tăng dần?
A. NaBr; NaCl; KBr; LiF.
B. CO2 ; SiO2; ZnO; CaO.
C. CaCl2; ZnSO4; CuCl2; Na2O.
D. FeCl2; CoCl2; NiCl2; MnCl2.
Câu 18: Sự phân bố không đều mật độ electron trong phân tử dẫn đến phân tử bị A. kéo dãn. B. phân cực. C. rút ngắn. D. mang điện.
Câu 19: Điện tích quy ước của các nguyên tử trong phân tử, nếu coi phân tử có liên kết ion được gọi là
A. điện tích nguyên tử.
B. số oxi hóa.
C. điện tích ion.
D. cation hay anion..
Câu 20: Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:
A. cộng hóa trị không có cực.
B. ion yếu.
C. ion mạnh.
D. cộng hóa trị phân cực.
Câu 21: Hóa trị của nitơ trong các chất: N2, NH3, N2H4, NH4Cl, NaNO3 tương ứng làA. 0, -3, -2, -3, +5.
B. 0, 3, 2, 3, 5.
C. 2, 3, 0, 4, 5.
D. 3, 3, 3, 4, 4.
Câu 22: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực.
B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận.
D. ion.
Câu 23: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực.
B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận.
D. ion. ”
 
T

thupham22011998

Bài tập tự luận:

Câu 1:
a, Viết phương trình biểu diễn sự tạo thành các phân tử sau: $K_2O, AlBr_3, Na_3N, BaCl_2$ từ các đơn chất tương ứng.
b, Viết pt biểu diễn sự tạo thành ion, nguyên tử, phân tử:
$Ca-->?+2e$
$Fe^{+8/3}-->Fe^{3+}+?e$
$N^{+5}+?e-->N_2$
$N^{+4}+2e-->?$
$Mn^{+7}+?e-->Mn^{+5}$

Câu 2: Viết công thức cấu tạo của các chất sau: $KClO_4, KHSO_4, KNO_2, CaCO_3, Al_4C_3, K_2Cr_2O_7,Na_2HPO_4$


P/s: Làm khá nhiều bài tập rồi đó. Xong bài này, Vinh post lí thuyết tiếp đi!!
 
B

buivanbao123

Câu 1: Hợp chất có liên kết cộng hoá trị được gọi là
A. hợp chất phức tạp.
B. hợp chất cộng hóa trị.
C. hợp chất không điện li .
D. hợp chất trung hoà điện.
Câu 2: Liên kết cộng hóa trị tồn tại do
A. các đám mây electron.
B. các electron hoá trị.
C. các cặp electron dùng chung.​
D. lực hút tĩnh điện.
Câu 3: Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử mà liên kết được gọi là
A. liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi.​
D. liên kết xich ma, liên kết pi, liên kết đen ta.
Câu 4: Liên kết cộng hoá trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và một orbitan tự do(trống) của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là
A. liên kết cộng hóa trị không cực.
B. liên kết cho – nhận.​
C. liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết hiđro.
Câu 5: Góc tạo thành giữa các liên kết cộng hóa trị được gọi là
A. góc cộng hóa trị .
B. góc cấu trúc.​
C. góc không gian.
D. góc hóa trị.
Câu 6: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là
A. liên kết anion – cation.
B. liên kết ion hóa.
C. liên kết tĩnh điện.
D. liên kết ion.​
Câu 7: Liên kết ion khác liên kết cộng hóa trị do đặc tính
A. không định hướng và không bão hoà.
B. bão hoà và không định hướng.
C. định hướng và không bão hoà.​
D. định hướng và bão hoà.
Câu 8: Liên kết kim loại được đặc trưng bởi
A. sự tồn tại mạng lưới tinh thể kim loại.
B. tính dẫn điện.
C. các electron chuyển động tự do.​
D. ánh kim.
Câu 9: Sự tương tác giữa nguyên tử hiđro của một phân tử với một nguyên tố âm điện của phân tử khác dẫn đến tạo thành
A. liên kết hiđro giữa các phân tử.
B. liên kết cho – nhận.​
C. liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. liên kết ion.
Câu 10: Tính chất bất thường của nước được giải thích do sự tồn tại
A. ion hiđroxoni (H3O+).
B. liên kết hiđro.
C. phân tử phân li.
D. các đơn phân tử nước.​
Câu 11: Nước có nhiệt độ sôi cao hơn các chất khác có công thức H2X (X là phi kim) là do A. trong nước tồn tại ion H3O+.
B. phân tử nước có liên kết cộng hóa trị.
C. oxi có độ âm điện lớn hơn X.​
D. trong nước có liên kết hiđro.
Câu 12: Chất có mạng lưới tinh thể nguyên tử có đặc tính
A. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.
B. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. độ rắn lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.​
D. độ rắn không lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 13: Chất có mạng lưới tinh thể phân tử có đặc tính
A. độ tan trong rượu lớn.
B. nhiệt độ nóng chảy cao.
C. dễ bay hơi và hóa rắn.​
D. nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 14: Chất có mạng lưới tinh thể ion có đặc tính
A. nhiệt độ nóng chảy cao.
B. hoạt tính hóa học cao.​
C. tan tốt.
D. dễ bay hơi.
Câu 15: Liên kết hóa học trong phân tử Hiđrosunfua là liên kết
A. ion .
B. cộng hoá trị​
. C. hiđro. D. cho – nhận.
Câu 16: Dãy nào trong số các dãy sau đây chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2 ; CdCl2 ; LiF.
B. H2O ; SiO2 ; CH3COOH.
C. NaCl ; CuSO4 ; Fe(OH)3.
D. N2 ; HNO3 ; NaNO3.​
Câu 17: Dãy nào trong số các dãy hợp chất sau đây chứa các chất có độ phân cực của liên kết tăng dần?
A. NaBr; NaCl; KBr; LiF.
B. CO2 ; SiO2; ZnO; CaO.
C. CaCl2; ZnSO4; CuCl2; Na2O.​
D. FeCl2; CoCl2; NiCl2; MnCl2.
 
P

phuthuytocnau_00

Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí [TEX]CO_2[/TEX] có 27,3% C và 72,7% O theo klg. biết NTK của C là 12, 001. NTK của O là?
Cái này giải hẳn ra nha. LÀm tròn đến số thập phân thứ 3
 
P

phuthuytocnau_00

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 155
trong đó tổng số hạt mang điện chiếm 60,64% tổng số hạt
Xác định nguyên tử nguyên tố X?
 

bich xuan

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng năm 2017
5
0
1
22
Câu 3: Nhận biết các dung dịch mất nhãn:

  1. H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3.
  2. K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3.
  3. NaI, NaCl, Na2SO4, Na2S, NaNO3.
  4. H2S, H2SO4, HNO3, HCl.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Câu 3: Nhận biết các dung dịch mất nhãn:

  1. H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3.
  2. K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3.
  3. NaI, NaCl, Na2SO4, Na2S, NaNO3.
  4. H2S, H2SO4, HNO3, HCl.
Toppic đã quá cũ nên bạn có thể đăng bài khác hoặc nhắn nhờ giúp bởi các Mod nhé.
 

bich xuan

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng năm 2017
5
0
1
22
Câu 3: Nhận biết các dung dịch mất nhãn:

  1. H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3.
  2. K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3.
  3. NaI, NaCl, Na2SO4, Na2S, NaNO3.
  4. H2S, H2SO4, HNO3, HCl.
 
Top Bottom