[nhóm hóa 99]: Kiến thức cơ bản + bài tập hóa 10

T

thupham22011998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HÓA 10:

Sau khi hoàn thành xong kì thi chuyển cấp, việc chuẩn bị kiến thức để bước vào năm học lớp 10 là rất quan trọng. Vì vậy, mình lập topic này để cho các mem, mod 99 làm quen với chương trình hóa 10 cũng như dành cho các bạn 98, 97... ôn tập kiến thức cách dễ dàng.

Mình sơ lược chương trình HÓA 10 theo các chuyên đề rồi post bài tập.

HOÁ 10 GỒM 7 CHƯƠNG:

  1. Nguyên tử
  2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
  3. Liên kết hóa học
  4. Phản ứng hóa học
  5. Nhóm halogen
  6. Nhóm oxi
  7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Ngày mai sẽ post lí thuyết+ bài tập nhé!
 
Last edited by a moderator:
B

boy_100

1. Nguyên tử
I.Cấu tạo
Nguyên tử gồm:
- Hạt nhân:
+proton :điện tích 1+ ;năng 1 u​
+nơtron :điện tích 0 ;nặng 1 u​
-Vỏ nguyên tử:
+electron:điện tích 1- ;năng ko đáng kể​
($5,5 .10^{-4}$u )
Ghi chú: 1u = $\frac{1}{12}$ khối lượng 1 nguyên tử cacbon -12
II.Cấu trúc vỏ nguyên tử
-Obitan (AO):
+Vùng không gian​
+Xác suất tìm thấy e =90%​
-Lớp electron:
+Các e có năng lượng ~ nhau
+thứ tự : 1 2 3 4 5 6 7
+tên:.......K L M N O P Q
+số AO: n.n​
-Phân lớp e:
+Các e có năng lượng = nhau
+Kí hiệu: s p d f
+số AO tương ứng 1 3 5 7​
-Sự phân bố e:
+ Nguyên lý Pau-li---------Trong 1 AO tối đa 2 e
--------- 2 e có chiều tự quay
khác nhau quanh trục riêng
+Nguyên lý vững bền-----Các e sắp xếp theo chiều
tăng dần mức năng lượng
1s2s2p3s3p3d4s3d……….
+Quy tắc hund---------trong 1 phân lớp,tổng số e dộc
thân phải lớn nhất có thể​
+Trật tự các mức năng lượng:​
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s
(Thần chú vui nhé : sang sông phố xá phải sang đò phải sang đò phải sang phố đò phải sang)​
-Cấu hình e nguyên tử
Cách viết:
Đầu tiên viết trật tự các mức năng lượng
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s
Điều các e vào các phân lớp ;
Lưu ý: phân lớp s tối đa là 2 e, phân lớp p tối đa là 6 e ;phân lớp d tối đa là 10 e và f tối đa là 14.
Viết lại theo thứ tự các lớp
1s2s2p3s3p3d4s4p…​
-Đặc điểm e lớp ngoài cùng:
+Có 1>3 e:kim loại (trừ H;He;B)
+Có 5>7 e:phi kim
+Có 8 e:Khí hiếm
+Có 4 e: Nếu thuộc chu kì 1,2,3 thì là phi kim
Nếu thuộc chu kì 4 trở đi thì là kim loại​
IV.Khác: ( Các mem 99 chú ý phần này nhé chủ yếu dùng phần này để làm bt đó)
Số điện tích hạt nhân=số p=số e=Z
Số khối A=Z+N
Nguyên tử khối trung bình= (aB+bB)/(a+b)
(a;b có thể là số mol ;thể tích(với chất khí ở cùng đk)tỉ lệ phần trăm số nguyên tử)
- Với Z \leq18 thì 1 \leq $\frac{N}{P}$ \leq 1,25
-Với Z \leq 83 thì 1\leq $\frac{N}{P}$ \leq 1.524​
(N;P là số Nơtron và proton)

p/s :Mình xé tem trước rồi nhé Thu.
 
T

thupham22011998

Bài tập:

Bài 1: Viết cấu hình e của các nguyên tử có Z lần lượt bằng: 7,10,15,20,26,28

Bài 2: Hai đồng vị có nguyên tử lượng trung bình là 40,08. Hai đồng vị này hơn kém nhau 2 notron. Đồng vị có số khối nhỏ chiếm 96%, đồng vị có số khối lớn chiếm 4%. Tìm số khối của mỗi đồng vị.

Bài 3: Tổng số các hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 20. Tìm số hạt p, n, e và A

Bài 4: Tổng số các hạt trong nguyên tử M là 10. Tính số p,n,e của nguyên tử M


P/s: Vinh:bạn post lí thuyết, mình post bài tập được ko??
 
N

ngoisaocam99

mình làm thế này bạn coi đúng ko nhé
Bài 2:
(A.96+B.4)/100=40,08
<=>96.A+4.B=40,08
<=>96.(n+p)+(n+2+p).4=4008
<=>100n+100p=4000
=>n+p=40
Suy ra A=40,B=42
 
H

hiensau99

Bài 1: Viết cấu hình e của các nguyên tử có Z lần lượt bằng: 7,10,15,20,26,28

Bài 2: Hai đồng vị có nguyên tử lượng trung bình là 40,08. Hai đồng vị này hơn kém nhau 2 notron. Đồng vị có số khối nhỏ chiếm 96%, đồng vị có số khối lớn chiếm 4%. Tìm số khối của mỗi đồng vị.

Bài 3: Tổng số các hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 20. Tìm số hạt p, n, e và A

Bài 4: Tổng số các hạt trong nguyên tử M là 10. Tính số p,n,e của nguyên tử M

P/s: Vinh:bạn post lí thuyết, mình post bài tập được ko??

Anh chị xem giúp em câu 4 e làm sai chỗ nào hay hướng làm sai mà nó ko ra =.=
E cũng có góp ý cho pic 1 chút là phần kiến thức thì chưa đc rõ nghĩa lắm và phần bt em nghĩ là nên chia ra 2 mảng là BT cơ bản và BT nâng cao :D

Bài 1:
- X=7 : $1s^22s^22p^3$
- X=10 : $1s^22s^22p^6$
- X=15 : $1s^22s^22p^63s^23p^3$
- X=20: $1s^22s^22p^63s^23p^64s^2$
- X=26: $1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^6$
- X=28: $1s^22s^22p^63s^23p^64s^23d^8$

Bài 2: Gọi số khối của đồng vị có số khối nhỏ hơn là a
ta có: $\dfrac{a. 96 + (a+2).4}{100}= 40,08$
\Rightarrow $a=40$
số khối của đồng vị có số khối lớn hơn là 42

Bài 3: p= e= 24
n= 28
A= 52

Bài 4: Tổng số các hạt trong nguyên tử M là 10 nên z
\leq 18 thì 1\leq $\dfrac{n}{p}$ \leq $1,25$ \Rightarrow $p$ \leq$ n$ \leq $1,25p$

\Rightarrow $e+p+n$ \leq $3n$ và $ 3.25n $ \leq $2,5p+1.25n$
\Rightarrow $10$ \leq $3n$ và $ 3.25n $ \leq $12.5$
\Rightarrow $\dfrac{10}{3}$ \leq $n$ \leq $\dfrac{12.5}{3.25}$
\Rightarrow n=?


 
T

thupham22011998

Bài 4: hiensau99 làm sai!

$p+n+e=10$

$p$ \leq $n$ \leq $1,25p$

\Rightarrow $3,52p$\leq $10$ \leq $3p$

\Rightarrow $p=3 (Li)$
 
T

thupham22011998

Bài tập mở:

Bài 1:Có 3 đồng vị của nguyên tố X, mà tổng số hạt trong 3 nguyên tử đồng vị là 75. Trong đồng vị 1, số p bằng số n, đồng vị 2 có số n kém thua đồng vị 3 là 1.
Xác định số khối của mỗi đồng vị?

Bài 2:
-A,B,C,D,E,F là các hợp chất chứa oxi của nguyên tố X và khi cho các hợp chất đó tác dụng với $NaOH$ đề thu được hợp chất Z và $H_2O$
-X có số p và n nhỏ hơn 35
-X có tổng số của: số oxi hóa dương cực đại=+2, số oxi hóa âm=-1
-A,B,C đều làm quỳ tím hóa đỏ
-E,F phản ứng với axit mạnh và bazo mạnh.

Lập luận tìm các chất A,B,C,D,E,F
 
H

hiensau99

Bài 1:Có 3 đồng vị của nguyên tố X, mà tổng số hạt trong 3 nguyên tử đồng vị là 75. Trong đồng vị 1, số p bằng số n, đồng vị 2 có số n kém thua đồng vị 3 là 1.
Xác định số khối của mỗi đồng vị?

Bài 2:
-A,B,C,D,E,F là các hợp chất chứa oxi của nguyên tố X và khi cho các hợp chất đó tác dụng với $NaOH$ đề thu được hợp chất Z và $H_2O$
-X có số p và n nhỏ hơn 35
-X có tổng số của: số oxi hóa dương cực đại=+2, số oxi hóa âm=-1
-A,B,C đều làm quỳ tím hóa đỏ
-E,F phản ứng với axit mạnh và bazo mạnh.

Lập luận tìm các chất A,B,C,D,E,F


số oxi hóa dương cực đại và ôxi hóa âm là như thế nào ạ ? =,= Cái này hình như e chưa học :D

Bài 1: Gọi số n tương ứng của các đồng vị 1.2.3 là $n_1; n_2; n_3$
Ta có $p=n_1$ nên tổng số hạt trong đồng vị 1 là 3p

$n_2= n_3-1$ \Rightarrow $3p + 2p+n_2+2p+n_3=75 = 7p+2n_3-1$
\Rightarrow $7p+2n_3=76$ \Rightarrow $z$ \leq $83$ \Rightarrow $1$ \leq $\frac{n _3}{p}$ \leq $1.524$ \Rightarrow $p$ \leq $n_3$ \leq $1.524p $
\Rightarrow $2p $\leq$ 2n_3$ \leq $3.048p $
\Rightarrow 9p \leq 76 \leq $10.048p $
\Rightarrow 7.6 \leq p \leq 8.4
\Rightarrow $p=8= n_1 $
\Rightarrow $n_3=10 $
\Rightarrow $n_2=9 $
\Rightarrow $A_1=16$
\Rightarrow $A_2=17$
\Rightarrow $A_2=18$

 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Bài 1: lời giải

Nguyên tố X có số oxi hóa dương cực đại là x

--> số oxi hóa âm của X là x-8

--> $x+2(x-8)=-1 -->x=5$

Tổng số p và n của X nhỏ hơn 35 --> X ở chu kì nhỏ

X thuộc phân nhóm chính nhóm V và ở chu kì nhỏ -->X có thể là N hoặc P

- Các dung dịch A,B,C làm quỳ tím hóa đỏ--> đó là axit, vì tác dụng với NaOH nên Z là muối $Na^+$

Vậy A,B,C co thể là: $H_3PO_4; H_4P_2O_7;HPO_3$

-Các chất E,F phản ứng được axit mạnh, bazo mạnh nên là muối axit

-->E,F có thể là $NaH_2PO_4; Na_2HPO_4$

-D tác dụng với NaOH cho Z nên D là oxit

-->D là $P_2O_5$
 
W

whitetigerbaekho

Bài 2 phương trình cho rõ :))
A:H3PO4+3NaOH→Na3PO4+3H2O
B:H4P2O7+6NaOH→2Na3PO4+5H2O
C:HPO3+3NaOH→Na3PO4+2H2O
D:p2O5+6NaOH→2Na3PO4+3H2O
E:NaH2PO4+2NaOH→Na3PO4+2H2O
F:Na2HPO4+NaOH→Na3PO4+H2O
 
T

thupham22011998

CHƯƠNG II:

I.Bảng hệ thống tuần hoàn

1.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
-Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Z. Các nguyên tố trong 1 chu kì được sắp xếp thành 1 hay nhiều hàng ngang, đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là khí hiếm
-Các nguyên tố có cấu trúc các phân lớp ngoài giống nhau được xếp thành 1 nhóm. Số thứ tự nhóm bằng số oxi hóa cao nhất của cac nguyên tố trong bảng (trừ một số ngoại lệ)
2. Các dạng bảng
-Dạng bảng ngắn
-Dạng bảng dài


II. Sự biến thiên tuần hoàn tính chất của nguyên tố

1. Tính kim loại, phi kim
-Trong cùng 1 chu kì: di từ trái sang phải thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
-Trong phân nhóm chính: đi từ trên xuống dưới thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
2. Độ âm điện
-Trong cùng 1 chu kì: đi từ trái sang phải độ âm điện của các nguyên tố tăng dần
-Trong phân nhóm chính:đi từ trâen xuống dưới độ âm điện của các nguyên tố giảm dần
3. Bán kính nguyên tử
-Trong cùng 1 chu kì: đi từ trái sang phải, bán kính giảm dần
-Trong phân nhóm chính: đi từ trên xuống dưới bán kính tăng dần
4.Tính axit và hidroxit của các nguyên tố
-Trong cùng chu kì: đi từ trái sang phải tính bazo giảm dần, tính axit tăng dần
-Trong phân nhóm chính: đi từ trên xuống dưới tính bazo tăng dần, tính axit giảm dần


III. Sự liên quan giữa cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố

-STT chu kì= số lớp e
-STT nhóm = số e lớp ngoài cùng
-Số oxi hóa dương cao nhất = STT nhóm
-Số oxi hóa âm = |8-STT nhóm|

IV. Định luật tuần hoàn

- Tính chất, thành phần của các nguyên tố và hợp chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 
T

thupham22011998

Bài tập cơ bản:

Bài 1: Nguyên tố X có cấu hình e: $1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^1$
Hãy xác định:
a, Vị trí của X trong bảng tuần hoàn
b, Nêu tính chất cơ bản của X

Bài 2: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố là $RO_3$, trong hợp chất với hidro có 5,88% hidro về khối lượng. Xác định nguyên tố đó.

Bài 3: Cho 8,8g hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIIA tác dụng với d.d HCl dư thì thu được 6,72l khí $H_2(dktc)$. Tìm 2 kim loại đó.
 
T

toiyeu9a3

Bài 2: Oxit cao nhất là $RO_3$ \Rightarrow hợp chất với hiđro là $H_2R$
ta có $\dfrac{2}{2 + R}$ = 5,88 % \Rightarrow R = 32 (lưu huỳnh)
 
B

buivanbao123

Bài 1:a)X nằm ở ô số 24 trong BTHH đó là Mg
b)Nó là kim loại nên dễ nhường e
 
T

toiyeu9a3

bài 3: gọi CT chung của 2 kL là M
M thuộc nhóm IIIA nên ta có M -->$\dfrac{3}{2} H_2$
\Rightarrow $n_M = 0,2$ \Rightarrow M =44
vậy 2 KL đó là Al và Ga
 
W

whitetigerbaekho

Câu 3
2X + 6HCl...2XCl3 + 3H2
0,2---------------------0,3
MX=29,3
2 kim loại là Al và Gali
 
T

thupham22011998

Bài tập mở:

Bài 1:Hợp chất A có công thức $MX_n$ trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng.
-M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3.
-Trong hạt nhân của M có: $n-p=4$
-Trong hạt nhân của X có: $n'=p'$
-Tổng số p của $MX_n$ là 58

Xác định số Z, số A của M và X, vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn, tên hợp chất $MX_n$

Bài 2: Cho 2 kim loại A,B thuộc chu kì liên tiếp, nhóm liên tiếp có tổng số proton 31.Tìm 2 kim loại đó

Bài 3:Hòa tan 60,9g hỗn hợp 2 muối bari của 2 halogen vào nước rồi cho tác dụng vừa đủ với d.d $K_2SO_4$. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 58,25g kết tủa và d.d muối. Cô cạn d.d thu được hỗn hợp 2 muối khan.
a, Tính m muối khan
b,Biết rằng 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp. Xác định 2 halogen và tính %m mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
 
W

whitetigerbaekho

Câu 3
Đặt CTC: BaX2
nBaSO4 = 58,25 / 233 = 0,25 mol
BaX2 + K2SO4 = BaSO4 + 2KX
0,25_____0,25_____0,25__________(mol)
dung dịch muối là KX
a) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mBaX2 + mK2SO4 = mBaSO4 + mKX
=> mKX = mBaX2 + mK2SO4 - mBaSO4 = 60,9 + (0,25 x 174) - 58,25 = 46,15 gam
b) M (BaX2) = 60,9 / 0,25 = 243,6 gam
=> X = (243,6 - 137)/2 = 53,3 gam
=> 2 halogen là Cl và Br
 
T

thupham22011998

còn bài 1+ bài 2 nữa, làm đi mọi người!!
.....................................................................
 
H

honghiaduong

Câu 2 :
Gọi số hiệu nguyên tử của A, B lần lượt là Z1, Z2 ( Z2 > Z1 )
Ta có Z1 + Z2 = 31
--> A, B thuộc chu kì 3, 4
Do A, B thuộc 2 nhóm liên tiếp nên ta có Z2 - Z1 = 9 hoặc Z2 - Z1 = 7
Giải các hệ ta có :
Hệ 1 : Z1 = 11, Z2 = 20 --> A là Na, B là Ca
Hệ 2 : Z1 = 12, Z2 = 19 --> A là Mg, B là K
 
Top Bottom